DiscoverAnniethefree
Anniethefree
Claim Ownership

Anniethefree

Author: Quynh An

Subscribed: 1Played: 3
Share

Description

Xin chào, mình là An. Đây là nơi mình tản mạn về cuộc sống qua góc nhìn của sự tích cực.
53 Episodes
Reverse
Cải thiện sự tập trung luôn là một mối quan tâm lớn và không chỉ giới hạn trong một nhóm đối tượng cụ thể. Dù bạn là học sinh, sinh viên, hay một người đi làm, thì nhu cầu tập trung luôn là một nhu cầu cần sự ưu tiên. Nhưng có một sự thật là, chúng ta có thể ngồi xem 1 bộ phim dài 2-3 tiếng mà không mảy may suy nghĩ tới chuyện cầm điện thoại, nhưng tại sao chỉ cần đứng yên 1 chỗ không làm gì trong 10 giây lại khiến bạn bồn chồn. Vậy làm sao để chúng ta có thể thật sự tập trung? Tập podcast hôm nay mình sẽ chia sẻ với bạn 2 quy tắc mình đang áp dụng để cải thiện sự tập trung của chính mình. Hi vọng 2 quy tắc này có thể mang lại một chút giá trị, giúp bạn cũng có thể cải thiện sự tập trung và học tập lẫn làm việc hiệu quả. --------------------------- Những nền tảng chính thức khác: Youtube: https://www.youtube.com/@Anniethefree Apple Podcast: https://podcasts.apple.com/us/podcast/anniethefree/id1697607038 Instagram: https://www.instagram.com/anniethefree/ Tiktok: https://www.tiktok.com/@anniethefree Cám ơn các bạn, và chúc bạn một ngày vui vẻ.
Tới thời điểm này mình đã làm nội dung được 1 năm 3 tháng. Đây là hành trình mới, mang lại rất nhiều trải nghiệm mới cho mình. Vì thế hôm nay, mình muốn gửi lời cám ơn tới các bạn khán thính giả của kênh, cũng như chia sẻ một chút về dự định của mình trong tương lai. Mình cám ơn các bạn rất nhiều. --------------------------- Những nền tảng chính thức khác: Youtube: https://www.youtube.com/@Anniethefree Apple Podcast: https://podcasts.apple.com/us/podcast/anniethefree/id1697607038 Instagram: https://www.instagram.com/anniethefree/ Tiktok: https://www.tiktok.com/@anniethefree Cám ơn các bạn, và chúc bạn một ngày vui vẻ.
Người ta nói con người có thể phân biệt được nhiều triệu màu, vậy màu là gì? Liệu mắt có đang truyền tải thông tin hình ảnh đến não một cách chuẩn xác hay không, liệu não bộ có đang xử lý các mảnh thông tin này đúng với màu sắc thật hay không? Và liệu não bộ có đang lừa dối chúng ta về cách thế giới xung quanh thực sự trông như thế nào hay không? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong podcast hôm nay, với chủ đề Màu Sắc đang đánh lừa Mắt và Não Bộ của chúng ta như thế nào. --------------------------- Những nền tảng chính thức khác: Youtube: https://www.youtube.com/@Anniethefree Apple Podcast: https://podcasts.apple.com/us/podcast/anniethefree/id1697607038 Instagram: https://www.instagram.com/anniethefree/ Tiktok: https://www.tiktok.com/@anniethefree Cám ơn các bạn, và chúc bạn một ngày vui vẻ.
Có 1 nhận định phổ biến mà tới thời điểm này vẫn được sự công nhận từ rất nhiều người, đó là chúng ta chỉ mới sử dụng 10% não bộ mà thôi (10% of the brain myth). Vậy quan điểm 10% này có đúng hay không, liệu con người có thật sự chỉ đang sử dụng 10% không, và nếu đúng như thế thì làm sao để mở khoá 90% còn lại, chúng ta thử cùng nhau tìm hiểu trong podcast ngày hôm nay, để xem liệu chúng ta thực sự đang sử dụng bao nhiêu phần trăm não bộ, và có thêm một chút kiến thức thú vị về não bộ con người. --------------------------- Những nền tảng chính thức khác: Youtube: https://www.youtube.com/@Anniethefree Apple Podcast: https://podcasts.apple.com/us/podcast/anniethefree/id1697607038 Instagram: https://www.instagram.com/anniethefree/ Tiktok: https://www.tiktok.com/@anniethefree Cám ơn các bạn, và chúc bạn một ngày vui vẻ.
Người ta nói rằng việc con người quên một thứ gì đó luôn là một cơ chế bình thường, vì bộ nhớ của chúng ta cũng như một chiếc hộp, chúng ta không thể cứ nhồi nhét thêm những ký ức mới nếu không lược bỏ bớt đi những ký ức không quan trọng. Thế nên mình đã thử tìm hiểu liệu nhận định này có đúng hay không, cơ chế hoạt động của não bộ trong việc ghi nhớ thông tin là gì, và làm sao chúng ta có thể nhớ tốt hơn. Podcast hôm nay mình xin phép chia sẻ cho bạn những kiến thức thú vị về não bộ, về lý do Tại sao chúng ta NHỚ - Tại sao chúng ta QUÊN. --------------------------- Những nền tảng chính thức khác: Youtube: https://www.youtube.com/@Anniethefree Apple Podcast: https://podcasts.apple.com/us/podcast/anniethefree/id1697607038 Instagram: https://www.instagram.com/anniethefree/ Tiktok: https://www.tiktok.com/@anniethefree Cám ơn các bạn, và chúc bạn một ngày vui vẻ.
Chúng ta vẫn thường biết trẻ em là một đối tượng dễ tiếp thu những kiến thức mới hơn là người trưởng thành, nhờ vào tính đàn hồi của não bộ (Neuroplasticity). Vậy nhưng làm sao để chúng ta, những người lớn, có thể duy trì được sự học một cách dễ dàng như trẻ em, và làm sao để không chỉ việc học, mà bất kỳ việc gì đòi hỏi những kỹ năng mới người lớn cũng có thể làm được, và xa hơn, là trở thành bất cứ kiểu người nào mà chúng ta muốn? Podcast hôm nay mình xin phép chia sẻ cho bạn những kiến thức thú vị về não bộ, về tính đàn hồi của não bộ, để cùng tìm hiểu cách não bộ giúp con người làm những điều không tưởng. --------------------------- Những nền tảng chính thức khác: Youtube: https://www.youtube.com/@Anniethefree Apple Podcast: https://podcasts.apple.com/us/podcast/anniethefree/id1697607038 Instagram: https://www.instagram.com/anniethefree/ Tiktok: https://www.tiktok.com/@anniethefree Cám ơn các bạn, và chúc bạn một ngày vui vẻ.
Olympic Paris năm nay, ngay từ khi chưa bắt đầu, đã phải đối mặt với không ít luồng ý kiến tiêu cực. Người ta bàn tán về những lỗ hổng trong khâu tổ chức, những khó khăn về an ninh và cơ sở hạ tầng, thậm chí có người còn cho rằng quốc gia đăng cai đã không thực sự chuẩn bị một cách chỉn chu cho sự kiện này. 
Tuy nhiên, giữa những ồn ào về sự chưa hoàn hảo của khâu tổ chức, chúng ta lại ít khi nghe thấy ai đó nhắc đến những nỗ lực phi thường của các vận động viên - những người đã cống hiến cả cuộc đời mình để có thể góp mặt tại kỳ Olympic này. 
Podcast hôm nay như 1 buổi trò chuyện nho nhỏ cuối tuần về chủ đề Sức mạnh của nỗ lực, và hình ảnh các vận động viên tại Olympic là minh chứng rõ nhất cho điều này. Hi vọng podcast mang lại cho bạn một chút thông điệp tích cực và tiếp thêm động lực trên hành trình chinh phục những mục tiêu của bạn.---------------------------Những nền tảng chính thức khác:Youtube: https://www.youtube.com/@AnniethefreeApple Podcast: https://podcasts.apple.com/us/podcast/anniethefree/id1697607038Instagram: https://www.instagram.com/anniethefree/Tiktok: https://www.tiktok.com/@anniethefreeCám ơn các bạn, và chúc bạn một ngày vui vẻ.
Não bộ – cơ quan phức tạp và bí ẩn nhất trong cơ thể con người – không chỉ là trung tâm của suy nghĩ, cảm xúc, mà còn là nơi điều khiển mọi hành động, quyết định và phản ứng của chúng ta. Từ những hành vi đơn giản như cử động tay chân đến những suy nghĩ sâu xa, tinh vi nhất, tất cả đều được điều khiển bởi mạng lưới phức tạp của hàng tỷ tế bào thần kinh liên kết chặt chẽ với nhau. Nhưng làm thế nào mà một tập hợp các tế bào và chất dẫn truyền thần kinh lại có thể tạo nên ý thức, cảm xúc, và thậm chí là nhân cách độc đáo lẫn riêng biệt của mỗi người? Và sự ra quyết định của chúng ta, có phải luôn dựa trên lý trí, hay còn bị chi phối bởi các yếu tố tiềm ẩn nào khác trong não bộ? Podcast hôm nay mình xin phép chia sẻ cho bạn những kiến thức thú vị về não bộ, để cùng tìm hiểu cách não bộ điều khiển hành vi con người. --------------------------- Những nền tảng chính thức khác: Youtube: https://www.youtube.com/@Anniethefree Apple Podcast: https://podcasts.apple.com/us/podcast/anniethefree/id1697607038 Instagram: https://www.instagram.com/anniethefree/ Tiktok: https://www.tiktok.com/@anniethefree Cám ơn các bạn, và chúc bạn một ngày vui vẻ.
Bộ não là bí ẩn lớn nhất của khoa học ngày nay. Nó chịu trách nhiệm về mọi khía cạnh trong tính cách của chúng ta, mọi điều chúng ta suy nghĩ và mọi điều chúng ta cảm nhận. Tuy nhiên chúng ta dường như thích nghĩ rằng chúng ta đang kiểm soát suy nghĩ và hành động của mình. Ví dụ tôi muốn nâng tay lên thì tôi sẽ nâng được tay lên. Tôi muốn viết, đi, chạy, nhảy, thì tôi đều có thể làm được. Vậy nếu mình nói chúng ta không hoàn toàn có thể kiểm soát được hành vi của mình, thì bạn nghĩ sao? Podcast hôm nay mình xin phép chia sẻ cho bạn những kiến thức thú vị về não bộ, để làm rõ hơn câu hỏi "Ai đang điều khiển não bộ của bạn?". --------------------------- Những nền tảng chính thức khác: Youtube: https://www.youtube.com/@Anniethefree Apple Podcast: https://podcasts.apple.com/us/podcast/anniethefree/id1697607038 Instagram: https://www.instagram.com/anniethefree/ Tiktok: https://www.tiktok.com/@anniethefree Cám ơn các bạn, và chúc bạn một ngày vui vẻ.
Nếu bạn giao tiếp trong gia đình bằng tiếng Việt, đi làm sử dụng một tiếng nước ngoài nào khác và có thể cùng lúc tự mày mò với những ngôn ngữ mới, thì bạn đang thuộc vào cộng đồng những người đa ngữ, người biết hoặc thành thạo từ 2 ngôn ngữ trở lên. Ngoài việc thoải mái hơn khi đi du lịch hay xem phim mà không cần phụ đề, việc biết hai hay nhiều ngôn ngữ đồng nghĩa với việc não của bạn khác cả về cấu trúc hoạt động so với những người chỉ nói 1 thứ tiếng. Vậy sự khác nhau là gì? Podcast hôm nay mình sẽ chia sẻ về chủ đề này, hi vọng bạn có thêm một kiến thức thú vị nhé. --------------------------- Những nền tảng chính thức khác: Youtube: https://www.youtube.com/@Anniethefree Apple Podcast: https://podcasts.apple.com/us/podcast/anniethefree/id1697607038 Instagram: https://www.instagram.com/anniethefree/ Tiktok: https://www.tiktok.com/@anniethefree Cám ơn các bạn, và chúc bạn một ngày vui vẻ.
Chúng ta thường không gặp vấn đề gì khi chơi game hoặc sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội trên điện thoại. Mặc dù bạn biết rằng học tập, tập thể dục, kinh doanh hoặc một cái gì đó khác có hiệu quả tương đương sẽ mang lại cho bạn nhiều lợi ích hơn về lâu dài, bạn vẫn thích xem TV, chơi game và lướt mạng xã hội. Người ta có thể dễ dàng đưa ra lý do vì sao. Đó là vì có một số hoạt động dễ dàng và không đòi hỏi nhiều nỗ lực, trong khi các hoạt động khác thì khó khăn hơn và đòi hỏi bạn phải tự thân vận động nhiều hơn. Thế nhưng một số người dường như không có vấn đề gì với việc học tập, tập thể dục, hoặc làm thêm công việc tay trái một cách thường xuyên. Điều này đặt ra câu hỏi: Tại sao một số người có động lực hơn để giải quyết những điều khó khăn? Và có cách nào để làm mọi thứ trở nên dễ dàng hơn? Trong podcast hôm nay mình sẽ giới thiệu một phương pháp có tên là Cai Nghiện Dopamine (Dopamine Detox), nhằm tập cho não bộ làm những việc khó khăn. Hi vọng bạn có thêm một thông tin hữu ích. --------------------------- Những nền tảng chính thức khác: Youtube: https://www.youtube.com/@Anniethefree Apple Podcast: https://podcasts.apple.com/us/podcast/anniethefree/id1697607038 Instagram: https://www.instagram.com/anniethefree/ Tiktok: https://www.tiktok.com/@anniethefree Cám ơn các bạn, và chúc bạn một ngày vui vẻ.
Tập hôm nay là một tập ngẫu hứng mình muốn tâm sự tới các bạn thính giả. Thi thoảng khi nhớ về khoảng thời gian lúc nhỏ và bây giờ là khi đã tạm gọi là trưởng thành, sự lớn lên của mình đi cùng với những trò chơi từ online lẫn offline, và những trò chơi của tuổi 30s cũng đã khác nhiều về mặt hình thức. Trong lúc chơi những trò chơi này, mình ngẫm ra được rất nhiều điều thú vị, và podcast này là nơi mình chia sẻ với bạn về điều đó. Hi vọng bạn sẽ đón nhận những thông điệp trong podcast một cách tích cực nhất. --------------------------- Những nền tảng chính thức khác: Youtube: https://www.youtube.com/@Anniethefree Apple Podcast: https://podcasts.apple.com/us/podcast/anniethefree/id1697607038 Instagram: https://www.instagram.com/anniethefree/ Tiktok: https://www.tiktok.com/@anniethefree Cám ơn các bạn, và chúc bạn một ngày vui vẻ.
Trong tập podcats trước, mình có phân tích về việc não bộ của chúng ta không thể đa nhiệm, và có nêu ra 2 nhận định của xã hội về việc đa nhiệm, đó là phụ nữ giỏi làm việc đa nhiệm hơn đàn ông, và những người lớn tuổi bị giảm sức cạnh tranh công việc với người trẻ tuổi vì não bộ của họ chậm lại và không thể chuyển qua chuyển lại giữa các đầu việc một cách nhanh chóng và linh động. Vậy nhận định này có đúng hay không? Mình sẽ phân tích cụ thể 2 nhận đó trong podcast hôm nay. --------------------------- Những nền tảng chính thức khác: Youtube: https://www.youtube.com/@Anniethefree Apple Podcast: https://podcasts.apple.com/us/podcast/anniethefree/id1697607038 Instagram: https://www.instagram.com/anniethefree/ Tiktok: https://www.tiktok.com/@anniethefree Cám ơn các bạn, và chúc bạn một ngày vui vẻ.
Nhiều năm trở lại đây, người ta dần coi khả năng làm việc đa nhiệm là một kỹ năng mà ai cũng cần phải có để làm việc hiệu quả hơn và tiết kiệm được nhiều thời gian. Chúng ta đang cố gắng tiết kiệm thời gian bằng cách làm nhiều việc cùng một lúc và có một ảo tưởng chủ quan rằng việc đa nhiệm là một sức mạnh và kỹ năng kỳ diệu. Nhưng sự thật thì não bộ chúng ta không giỏi giải quyết hai nhiệm vụ khác nhau cùng một lúc. Não chúng ta không được thiết kế để làm việc đa nhiệm, và việc cố gắng đa nhiệm chỉ làm tốc độ xử lý công việc của chúng ta chậm lại và kém hiệu quả hơn. Vậy tại sao mình lại nói như vậy? Mời bạn nghe tập podcast mới nhất và cùng thảo luận với mình về chủ đề đa nhiệm nhé. --------------------------- Những nền tảng chính thức khác: Youtube: https://www.youtube.com/@Anniethefree Apple Podcast: https://podcasts.apple.com/us/podcast/anniethefree/id1697607038 Instagram: https://www.instagram.com/anniethefree/ Tiktok: https://www.tiktok.com/@anniethefree Cám ơn các bạn, và chúc bạn một ngày vui vẻ.
Sự cô đơn hoàn toàn là một căn bệnh trong xã hội chúng ta nhưng nó đã gia tăng trong nhiều thập kỷ. Cô đơn là cảm giác rằng chúng ta ít kết nối với người khác hơn mức chúng ta muốn. Đó là một trải nghiệm rất chủ quan và điều đó làm cho nó khác với sự cô lập. Sự cô đơn lan tràn khắp thế giới, trở thành một đại dịch cô đơn, và xuất hiện ở mọi lứa tuổi, trên tất cả các nhóm thu nhập, tất cả nhóm nhân khẩu học. Đại học Harvard đã thực hiện 1 dự án nghiên cứu kéo dài 75 năm trên 724 người đàn ông, nghiên cứu Sự Phát Triển của Người Trưởng Thành và đưa ra được một kết luận đắt giá về chủ đề này. Thế nên trong podcast hôm nay mình xin phép chia sẻ nguyên văn bài nói chuyện của giáo sư Robert Waldinger, để chúng ta sẽ cùng có với nhau một góc nhìn về sự cô đơn và cách nó đang tác động tới cuộc sống lẫn tuổi thọ của chúng ta, và lý do tại sao tựa đề của podcast hôm nay, mình lại nói rằng sự cô đang giết chết chúng ta theo đúng nghĩa đen. --------------------------- Những nền tảng chính thức khác: Youtube: https://www.youtube.com/@Anniethefree Apple Podcast: https://podcasts.apple.com/us/podcast/anniethefree/id1697607038 Instagram: https://www.instagram.com/anniethefree/ Tiktok: https://www.tiktok.com/@anniethefree Cám ơn các bạn, và chúc bạn một ngày vui vẻ.
Trong hành trình trưởng thành của mỗi người, gần như ai cũng đã từng đứng trước những sự lựa chọn quan trọng, và đôi khi nó ảnh hưởng trực tiếp tới cách mà mỗi người phát triển. Trong hàng ngàn lựa chọn mà mỗi người phải đối mặt trong cuộc đời, không phải lúc nào chúng ta cũng đưa ra được quyết định đúng đắn. Những sai lầm và thất bại là một phần không thể tránh khỏi trong hành trình trưởng thành và phát triển. Tuy nhiên, khi đứng trước những lựa chọn quan trọng nhất, việc đưa ra quyết định sáng suốt có thể rút ngắn được rất nhiều khó khăn trên hành trình phát triển của mỗi người. Podcast hôm nay mình xin phép chia sẻ về chủ đề "Người trẻ và 5 lựa chọn quan trọng nhất cuộc đời", hi vọng bạn có thêm một góc nhìn trên hành trình trưởng thành của bản thân. --------------------------- Những nền tảng chính thức khác: Youtube: https://www.youtube.com/@Anniethefree Apple Podcast: https://podcasts.apple.com/us/podcast/anniethefree/id1697607038 Instagram: https://www.instagram.com/anniethefree/ Tiktok: https://www.tiktok.com/@anniethefree Cám ơn các bạn, và chúc bạn một ngày vui vẻ.
Nhiều năm trở lại đây, chúng ta bắt gặp rất nhiều những câu hỏi mang tính trườu tượng và triết lý sâu sắc, như "Tôi là ai?", "Mình là ai?", "Lẽ sống của cuộc đời mình là gì". Sau này khi quan sát lại hành trình trưởng thành của bạn bè của các bạn trẻ hơn, mình mới nhận ra câu hỏi "Tôi là ai?", "Mình là ai?", "Mình đến với thế giới này để làm gì?", "Ý nghĩa cuộc đời mình là gì?" - câu hỏi về việc chúng ta bị hoang mang trên hành trình đi tìm bản thể của mình, hoá ra là câu hỏi thời đại, câu hỏi của rất nhiều người trong nhiều bối cảnh xã hội. Vậy câu hỏi ở đây, đó là "Tìm mình là tìm gì?". Tập podcast hôm nay mình xin phép chia sẻ góc nhìn của thầy Giản Tư Trung về chủ đề này, hi vọng bạn có thêm một quan điểm giải đáp những băn khoăn của mình và có góc nhìn rõ nét hơn trên hành trình khám phá bản thân và đi tìm ý nghĩa cuộc sống. --------------------------- Những nền tảng chính thức khác: Youtube: https://www.youtube.com/@Anniethefree Apple Podcast: https://podcasts.apple.com/us/podcast/anniethefree/id1697607038 Instagram: https://www.instagram.com/anniethefree/ Tiktok: https://www.tiktok.com/@anniethefree Cám ơn các bạn, và chúc bạn một ngày vui vẻ.
Trong văn hoá Á Đông, hơi khác biệt với văn hoá Tây phương, văn hoá của chúng ta đôi khi không trọng lý bằng trọng tình. Các cấp độ nhận thức trong văn hoá Á Đông sẽ không thể rạch ròi thành 6 cấp bậc như cách phân loại của giáo sư Bloom như trong podcast trước mình có đề cập, mà các cấp độ nhận thức này sẽ phát triển theo thời gian cùng với sự trưởng thành của mỗi cá nhân. Tuy nhiên, dù chúng ta thường không tách bạch mọi thứ rạch ròi, nhưng vẫn có những thang đo được xã hội công nhận. Thế nên trong podcast hôm nay, mình xin phép chia sẻ cho bạn những gì mà mình tìm hiểu được, hi vọng bạn sẽ có thêm một kiến thức thú vị. --------------------------- Những nền tảng chính thức khác: Youtube: https://www.youtube.com/@Anniethefree Apple Podcast: https://podcasts.apple.com/us/podcast/anniethefree/id1697607038 Instagram: https://www.instagram.com/anniethefree/ Tiktok: https://www.tiktok.com/@anniethefree Cám ơn các bạn, và chúc bạn một ngày vui vẻ.
Khi mình tìm hiểu về chủ đề các cấp độ nhận thức của con người, không khó để tìm ra rất nhiều định nghĩa trong văn hoá Tây phương, bởi xã hội nổi tiếng với phong cách làm việc có quy định, trình tự và khuôn mẫu, và luôn có định nghĩa cho mọi nhận định, mọi khái niệm, mọi phong cách và trường phái, từ là khoa học, tâm lý học và cả văn học lẫn hội hoạ. Nổi bật trong số đó là thang phân loại của giáo sư Benjamin Bloom về 6 cấp độ nhận thức, và được sử dụng nhiều trong các phương pháp học tập lẫn giảng dạy (Bloom's Taxonomy). Thế nên trong podcast hôm nay, mình xin phép chia sẻ cho bạn những gì mà mình tìm hiểu được về thang phân loại các cấp độ nhận thức này, hi vọng bạn sẽ có thêm một kiến thức thú vị. --------------------------- Những nền tảng chính thức khác: Youtube: https://www.youtube.com/@Anniethefree Apple Podcast: https://podcasts.apple.com/us/podcast/anniethefree/id1697607038 Instagram: https://www.instagram.com/anniethefree/ Tiktok: https://www.tiktok.com/@anniethefree Cám ơn các bạn, và chúc bạn một ngày vui vẻ.
Trong suốt những năm tháng trưởng thành, mình đã từng ngộ nhận và có nhiều nhận định phiến diện, mà nguyên nhân chính là do bản thân mình bị giới hạn trong những góc nhìn một chiều, vẫn chỉ là con ếch ngồi đáy giếng. Khi còn bé, mình vẫn thường thắc mắc tại sao bầu trời lại có màu xanh, và cũng đã giữ một quan điểm sai lầm rất lâu trước khi đủ trưởng thành để hiểu là sự hiểu biết của mình hạn hẹp đến thế nào. Rất may, là mình đã kịp tìm ra câu trả lời. Vào những ngày trời nắng, bầu trời thường rất xanh. Những khi có những điều muộn phiền, việc mình hay làm đó là ngước mắt lên nhìn bầu trời. Vào khoảng khắc đó, mọi nỗi buồn đều hình như bé lại, tâm hồn cũng nhẹ nhàng hơn, mình hít thật sâu rồi lại tiếp tục bước tới gần hơn những mục tiêu của mình. Người ta hay bảo "Giới hạn của chúng ta là bầu trời", mình nghĩ hẳn là phải có lý do. --------------------------- Những nền tảng chính thức khác: Youtube: https://www.youtube.com/@Anniethefree Apple Podcast: https://podcasts.apple.com/us/podcast/anniethefree/id1697607038 Instagram: https://www.instagram.com/anniethefree/ Tiktok: https://www.tiktok.com/@anniethefree Cám ơn các bạn, và chúc bạn một ngày vui vẻ.
loading