Thời điểm này, ở miền Tây, trên những cánh đồng mênh mông nước cá ruộng phát triển tốt, lớn nhanh, bán được giá nên các hộ dân hết sức phấn khởi.
Cánh đồng Lung Lớn (xã Kiên Bình, huyện Kiên Lương, Kiên Giang) một thời khét tiếng phèn lợ, cây lúa còi cọc, dân cư thưa thớt. Sống nơi gian khó, nhiều người buộc phải ly hương đi tìm sinh kế. Nhưng bằng đôi tay, người trụ lại trở thành dân cố cựu và dần cải tạo đồng lúa đầy bông, trĩu hạt. Người đóng góp lớn vào phong trào làm giàu từ cây lúa nơi đây là nông dân Nguyễn Thanh Tuấn với biệt danh Tuấn “lúa”. Từng ngậm nước ruộng để thử độ phèn, ngày đêm lặn lội ngoài đồng đến lở loét tay chân, Tuấn “lúa” được mệnh danh là tỷ phú vì sở hữu diện tích trồng lúa lớn nhất Việt Nam, 500 hecta. Cách làm nông nghiệp quy mô lớn và hiện đại đúng như chủ trương Nhà nước đã đưa Tuấn “lúa” trở thành nông dân Việt Nam xuất sắc 2024.
Chưa hết mừng lại phải lo âu… chính là tâm trạng chung của nhiều hộ dân sống quanh chân cầu Vàm Nhon, bắt qua đường tỉnh 922, thuộc ấp Định Hòa A, xã Định Môn, huyện Thới Lai, TP. Cần Thơ. Tại đây có một hố sâu chiều ngang 4m, chiều dài hơn 30m. Cái hố này đã tồn tại 10 mà chưa có giải pháp nào san lấp, tiềm ẩn nguy cơ đuối nước và tai nạn giao thông đối với các phương tiện đi vào ban đêm. Điều đáng nói, trách nhiệm san lấp cái hố này vẫn chưa được phân định cho đơn vị hay cơ quan nào, càng lâu ngày, cái hố như cái bẫy mà bất kỳ người lớn hay trẻ nhỏ đều có thể là nạn nhân.
Ngày nào cũng thế, bắt đầu từ 8 giờ sáng và kéo dài đến khoảng gần 12 giờ trưa, khu vực tuyến quốc lộ 63 đoạn gần cầu Vĩnh Thuận, thuộc huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang lại nhộn nhịp tiếng ngã giá của người bán, người mua cua biển.
Cách đây 200 năm, kênh Vĩnh Tế đã được các bậc tiền nhân khơi đào thủ công trong điều kiện thiên nhiên vô cùng khắc nghiệt. Đây không chỉ là công trình mang ý nghĩa lịch sử mà còn mạch máu giao thông trọng yếu để chấn hưng vùng biên viễn Tây Nam.
Hiện nay, ĐBSCL đang triển khai 9 dự án giao thông quan trọng quốc gia, tổng vốn đầu tư khoảng 106.000 tỷ đồng với quyết tâm đến cuối năm 2025, vùng sẽ có 600km đường cao tốc.
Không chỉ khẳng định thương hiệu tại thị trường trong nước, các sản phẩm từ cá thát lát của HTX Kỳ Như đã và đang vươn tầm, chinh phục những thị trường lớn. Trong đó, chị Nguyễn Kim Thuỳ, giám đốc HTX là một trong những người làm rạng danh cá thát lát Hậu Giang từ các sản phẩm sạch, an toàn.
Nhờ có ngư trường rộng lớn nên sản lượng đánh bắt cá cơm hàng năm của ngư dân trong tỉnh Cà Mau rất nhiều. Cao điểm của mùa đánh bắt là từ đầu từ tháng 7 kéo dài đến tháng 2 âm lịch.
Sự kết hợp của nước từ thượng nguồn sông Mekong đổ về, triều cường dâng cao và mưa lớn đã khiến nhiều tỉnh thành vùng ĐBSCL, đặc biệt là thành phố Cần Thơ những ngày qua bị ngập lụt diện rộng, nhiều nơi nước dâng cao hơn 1m gây xáo trộn đời sống, sinh hoạt và đi lại của người dân.
Từ huyện lỵ Chợ Mới, men theo con đường 942, đi khoảng 20 km sẽ tới Long Điền Chợ Thủ. Chợ Thủ là nơi phát tiết những người thợ thủ công tài hoa bậc nhất của đất An Giang, chuyên sản xuất và phân phối mặt hàng gỗ mộc lớn nhất ĐBSCL.
Ở miền Nam, mỗi địa phương có những đặc sản mắm khác nhau, muôn hình vạn trạng, làm nên bản sắc mắm phương Nam vô cùng phong phú, tạo nên cái hồn, cái cốt của ẩm thực vùng phù sa này.
Thấu hiểu được sự khó khăn của các em học sinh nghèo vùng sâu không đủ đầy hành trang mỗi khi bước vào năm học mới, cô Lê Thị Anh Đào giáo viên trường THCS thị trấn Vĩnh Thuận, huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang đã thành lập “shop 0 đồng” nhằm tạo thêm điều kiện và sự tự tin để đồng hành cùng các em trên hành trình tìm con chữ.
Mùa mưa lũ bắt đầu, cũng là thời điểm QL54 đoạn qua tỉnh Vĩnh Long xuất hiện “ổ gà” dày đặc, tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ tai nạn giao thông. Từ nhiều năm qua, người tham gia giao thông rất bức xúc khi đi qua tuyến đường này vì vừa nhỏ, vừa xấu. Người dân địa phương mong muốn con đường này được sửa chữa, nâng cấp… nhưng mong mỏi này cứ lặp đi lặp lại nhiều năm vì đơn vị quản lý tuyến cho rằng chưa bố trí được vốn để nâng cấp mà chỉ có thể duy tu, sửa chữa vào mùa mưa.
Huyện Tân Phú Đông của tỉnh Tiền Giang từ lâu nổi tiếng với nghề trồng mãng cầu Xiêm và đây được xem là thủ phủ của trái mãng cầu Xiêm. Trước đây, trái mãng cầu Xiêm được tiêu thụ dưới dạng trái tươi nhưng cũng rất gian nan trong việc tìm đầu ra cho loại nông sản này. Xuất thân từ một người nông dân, gắn bó với cây mãng cầu Xiêm từ thời còn con gái, bà Nguyễn Thị Bảy luôn canh cánh bên lòng niềm trăn trở làm sao để nâng chất cho loại trái cây đặc sản của xứ cù lao. Sau nhiều năm tìm tòi học hỏi, bà Bảy đã thành công với sản phẩm trà mãng cầu. Và vinh dự hơn, sản phẩm của bà Bảy đạt trở thành đặc sản OCOP 4 sao của tỉnh Tiền Giang, đưa sản phẩm này xuất khẩu sang các thị trường lớn trên thế giới.
Đường tỉnh 923 là một trong những tuyến giao thông chính nối liền huyện Phong Ðiền với quận Ô Môn (TP. Cần Thơ), đáp ứng nhu cầu giao thông, trao đổi hàng hóa, sinh hoạt của người dân tại 2 địa phương. Tuy nhiên, với lưu lượng phương tiện gia tăng nhanh chóng đã khiến con đường này quá tải, xuống cấp nặng.
Thành phố Gò Công hiện là trung tâm kinh tế – xã hội khu vực phía Đông của tỉnh Tiền Giang. Đây là nơi sinh ra những bậc anh hùng hào kiệt, lương tướng danh thần.
Dù gia cảnh khó khăn, đôi chân tật nguyền lại mang trong mình căn bệnh tim quái ác, thế nhưng, thay vì chọn an nhàn thì hơn 10 năm qua, ông Nguyễn Hồng Dân ngụ TP. Cần Thơ vẫn miệt mài với hành trình “chữa lành” những con đường, bất kể nắng mưa.
Lịch sử kháng chiến chống giặc ngoại xâm của Đảng bộ và Nhân dân xã Hòa Bình, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long gắn liền với một địa danh mang tên Bưng Sẩm.
15 năm qua đội vá đường từ thiện ở phường Thuận An, quận Thốt Nốt, TP. Cần Thơ không đếm hết đã vá lành bao nhiêu đoạn đường, sửa chữa bao nhiêu cây cầu, khoác cho giao thông quê hương diện mạo mới. Theo lời Bà Lê Kiều Hạnh – Chủ tịch MTTQ Việt Nam phường Thuận An thì đội thiện nguyện vá đường của phường có đến 60 thành viên chủ yếu là nam giới từ 18 đến 89 tuổi, xuất thân từ nhiều ngành nghề. Tất cả tham gia vào đội với tinh thần tự nguyện đã góp phần làm đẹp quê hương và là niềm tự hào của quê hương Thốt Nốt.
Thời gian qua, trên nhiều tuyến đường nội ô TP. Cần Thơ đã xảy ra tình trạng các phương tiện ô tô lưu thông vào đường cấm, gây ách tắc giao thông cục bộ vào giờ cao điểm. Để tránh ùn tắc, ngành chức năng TP. Cần Thơ đã cấm ô tô lưu thông trong nhiều khung giờ, thế nhưng, nhiều người vẫn phớt lờ những bảng cấm này, mặc kệ chuyện kẹt xe…