DiscoverGiả thuyết kiến trúc
Giả thuyết kiến trúc
Claim Ownership

Giả thuyết kiến trúc

Author: Bùi Thúc Đạt

Subscribed: 0Played: 0
Share

Description

Một kênh podcast tiếng Việt hiếm hoi về chủ đề Kiến Trúc. Những giả thuyết dành cho các bạn yêu thích lĩnh vực kiến trúc và xã hội.

Xem thêm các bài viết trên Fanpage của Giả thuyết kiến trúc: https://bit.ly/3Rg8Z12
33 Episodes
Reverse
Nghệ thuật giống như một đóa hoa vốn dĩ nở ra trong niềm vui sướng của chính nó. Chúng ta có được một khoảnh khắc sung sướng khi ngắm hoa nở. Tất nhiên, người ta có thể đem hoa đi bán lấy tiền và thu lợi cho mình, nhưng việc đó chẳng dính dáng gì đến hoa cả. Đó không phải là một phần bản chất của loài hoa. Việc kiếm chác từ cái đẹp của loài hoa ấy không khiến cái đẹp thuần túy trở nên hữu dụng hơn, mà đó là một sự tình cờ. Đó là một sự lạm dụng. Từ chương là gì? và vì sao Hotel Il Palazzo do Aldo Rossi thiết kế lại xuất hiện trên ảnh bìa của tập này? chúng ta hãy cùng nghe Phạm Hữu Minh Đăng nói rõ hơn về Từ chương trong tập 30 podcast Giả thuyết kiến trúc, đã có trên Spotify và Apple podcast. Ghé thăm Blog của Phạm Hữu Minh Đăng: https://bit.ly/3yxGCnQ Facebook page của Giả thuyết kiến trúc  ⁠https://bit.ly/3Rg8Z12⁠ Kênh youtube của Architecture Hypothesis: ⁠⁠⁠⁠Giả thuyết kiến trúc - Architecture Hypothesis - YouTube Trang thành viên của AH (AH membership site): www.ahpatron.com
Việc đưa màu sắc vào trong công trình kiến trúc không phải là chuyện đơn giản khi mà các thiết kế đơn sắc và vẻ đẹp công nghiệp lạnh lùng vẫn còn có ảnh hưởng lớn đến thị hiếu đương thời. Dù vậy vẫn có cơ sở để kiến trúc đa sắc tìm lại vai trò của mình khi mà nhu cầu tìm kiếm bản sắc ngày càng trở nên thiết thực giữa một thế giới đang dần mở rộng. Kiến trúc bản địa đa dạng và nhiều màu sắc có thể xem là một kho tàng với nhiều bài học giá trị chờ đợi các thế hệ nghệ sĩ và kiến trúc sư trong nước tái khám phá. Các bạn thể xem về chủ đề này với hình ảnh trực quan tại: https://bit.ly/43Nk3GS
Trong tiểu luận Bridge and door (cây cầu và cánh cửa), triết gia người Đức Georg Simmel cho rằng, cửa không chỉ đơn thuần là vật ngăn cách giữa trong và ngoài mà chúng còn gợi về không gian và sự kết nối, ông viết, “những con người đầu tiên dựng lên túp lều đã cho thấy khả năng đặc biệt của loài người trước thiên nhiên, họ chủ động cắt một phần không gian riêng ra khỏi cái không gian chung liên tục và vô tận.[…] một mảnh không gian tách biệt. Cánh cửa hình thành nên sự liên kết giữa không gian của con người và những thứ khách quan còn lại bên ngoài, nó vượt qua sự ngăn cách trong và ngoài”. Nằm giữa phần riêng của cái tôi cá nhân và phần chung của thế giới rộng lớn chính là ngưỡng cửa. Chúng vừa kết nối vừa phân định rạch ròi nơi của riêng tư và nơi của cộng đồng. Đó cũng là một yếu tố định hình nên vùng không gian mà con người trú ngụ, cả trong thế giới tinh thần lẫn vật chất. Và tất nhiên, chúng cũng là một phần mở đầu không thể thiếu trong trải nghiệm kiến trúc. Mọi di chuyển bên trong công trình đều bắt đầu từ việc bước qua ngưỡng cửa. _________ Về cuốn sách "Có ngôi nhà ở trong ta" CÓ NGÔI NHÀ Ở TRONG TA – PHANBOOK.VN Facebook page của Giả thuyết kiến trúc  ⁠⁠https://bit.ly/3Rg8Z12⁠⁠ Kênh youtube của Architecture Hypothesis: ⁠⁠⁠⁠⁠Giả thuyết kiến trúc - Architecture Hypothesis - YouTube⁠ Trang thành viên của AH (AH membership site): ⁠www.ahpatron.com
Một kiến trúc, nơi con người chạm vào cái lạnh của những cơn gió, cái ẩm ướt của những cơn mưa, là nơi con người cảm nhận bề mặt tường thay đổi theo ánh sáng của bầu trời, là nơi họ chạm vào tự nhiên và nhận ra sự hiện hữu một cách chân thực của chính mình. Họ chạm vào thế giới thực và họ tồn tại. Có lẽ, kiến trúc và những vật liệu phong phú của tự nhiên là chút gì đó cuối cùng giữ con người ở lại với thế giới đẹp đẽ ngoài kia. Facebook page của Giả thuyết kiến trúc  ⁠https://bit.ly/3Rg8Z12⁠ Kênh youtube của Architecture Hypothesis: ⁠⁠⁠⁠Giả thuyết kiến trúc - Architecture Hypothesis - YouTube Trang thành viên của AH (AH membership site): www.ahpatron.com
Trong cuốn Yes is More của Bjarke Ingels xuất bản năm 2009, có một lập luận cho rằng: khi sinh thái học và kinh tế học được kết hợp lại, mọi người thường tập trung vào những nguyên tắc mà loại bỏ các giá trị cộng đồng được xây dựng trong kiến trúc. Theo Ingels, đây là thách thức trong việc xây dựng một hệ sinh thái và kinh tế hướng tới cộng đồng theo cách mới. Ông cho rằng, khi đề cập đến bền vững, chúng ta không nên tập trung vào việc thay đổi hành vi con người mà thay vào đó “là việc thiết kế xã hội của chúng ta theo cách thông minh hơn. Tính bền vững không thể là một sự hy sinh đạo đức hay tình thế tiến thoái lưỡng nan về chính trị, mà đó hẳn là một thách thức về mặt thiết kế.”  Nhưng theo góc nhìn của một số nhà phê bình kiến trúc, tính bền vững theo chủ nghĩa khoái lạc - cũng như nguyên tắc thiết kế khác của BIG, được coi là gần giống với trò đùa trong kiến trúc. Facebook page của Giả thuyết kiến trúc  ⁠⁠https://bit.ly/3Rg8Z12⁠⁠ Kênh youtube của Architecture Hypothesis: ⁠⁠⁠⁠⁠Giả thuyết kiến trúc - Architecture Hypothesis - YouTube⁠ Trang thành viên của AH (AH membership site): ⁠www.ahpatron.com
Nếu nội dung của các tập podcast Giả thuyết kiến trúc-AH trước đây khiến quý thính giả cảm thấy tích cực, thì xin quý vị lượng thứ cho việc phát hành episode này vì chúng tôi chọn cách tiếp cận vấn đề từ phía tiêu cực. Lựa chọn này xuất phát từ một lý do đơn giản, đó là vì các giải thưởng và cuộc thi kiến trúc đã được viết thật nhiều lần từ phía tích cực, và chúng tôi sẽ không dự định dành thời gian làm lại một việc mà những người đi trước đã và đang làm thật hay và thật tốt.  Nếu quý vị tin rằng các cuộc thi và giải thưởng chỉ có mặt tốt, xin bỏ qua episode này vì nó sẽ làm mất thì giờ của quý vị. Xin chân thành cảm ơn quý vị đã dành thời gian. Facebook page của Giả thuyết kiến trúc - ⁠https://bit.ly/3Rg8Z12⁠ Kênh youtube của Architecture Hypothesis: ⁠⁠⁠⁠Giả thuyết kiến trúc - Architecture Hypothesis - YouTube Trang thành viên của AH (AH membership site): www.ahpatron.com
Việc biến không gian kiến trúc và nội thất thành một màn trình diễn trên mạng xã hội đã tạo ra vòng lặp khép kín của một không gian lai giữa thực và ảo (Hybrid space). Khung cảnh thực, được lưu lại, chỉnh sửa, thu hút sự chú ý trên mạng xã hội, và tạo ra ảnh hưởng, sau đó chúng được tái dựng lại dưới nhiều hình thức khác nhau ở thế giới thực thông qua kiến trúc và nội thất. Những hình ảnh có hàng nghìn tương tác và những nhóm mạng xã hội với hàng triệu thành viên theo dõi, đã tạo thành nhiều bộ lọc mới, định nghĩa lại cái đẹp của thế giới thực. Bằng quyền lực của số đông, tiêu chuẩn về cái đẹp của không gian kiến trúc được gói lại gọn gàng trong những bức ảnh và mô tả ngắn gọn, lướt đi nhanh chóng qua màn hình điện thoại của chúng ta. Facebook page của Giả thuyết kiến trúc - https://bit.ly/3Rg8Z12 Kênh youtube của Architecture Hypothesis: ⁠⁠⁠Giả thuyết kiến trúc - Architecture Hypothesis - YouTube
Tập podcast đặc biệt dịp Tết Nguyên Đán Giáp Thìn sẽ nói về kiến trúc bản địa ở Việt Nam. Khái niệm kiến trúc là những khái niệm mới, khái niệm vốn xa lạ mới người Việt 1-200 năm trước. Tìm lại các thư tịch cổ, thuật ngữ “kiến trúc” không xuất hiện mà chỉ có các từ “Doanh tạo (làm nhà), pháp thức (kỹ thuật xây dựng), kiến (dựng nên). Cùng KTS Trần Minh Đàm, một người nghiên cứu về kiến trúc cổ truyền và đóng góp trong các dự án trùng tu di tích Huế, để hiểu thêm về những ngôi nhà truyền thống của chúng ta. Có phải chúng ta vốn không có cái gọi là "kiến trúc"? Cách làm "kiến trúc" ngày nay có phải do người phương Tây đem đến hay không? Rõ ràng các kiến trúc sư Việt Nam hiện đại đang hiểu biết nhiều về thức cột Hellenic hay Roman phức tạp, hơn là về cây kèo hàng cột trong nhà truyền thống. Trang chia sẻ nghiên cứu về Huế của KTS Trần Minh Đàm: Facebook Facebook page của Giả thuyết kiến trúc - ⁠https://bit.ly/3Rg8Z12⁠ Kênh youtube của Architecture Hypothesis: ⁠⁠⁠⁠Giả thuyết kiến trúc - Architecture Hypothesis - YouTube
Trong khi không gian bên ngoài của một công trình là câu chuyện thuộc về thị giác xoay quanh chiều cao và hình dáng ngôi nhà, thì cái bên trong là câu chuyện của đa giác quan. Trải nghiệm nội thất là một trạng thái tổng hòa của thị giác, thính giác, khứu giác và xúc giác. Facebook page của Giả thuyết kiến trúc - https://bit.ly/3Rg8Z12 Kênh youtube của Architecture Hypothesis: ⁠⁠⁠Giả thuyết kiến trúc - Architecture Hypothesis - YouTube
“Tôi hy vọng sẽ thay đổi những khuôn mẫu, thúc đẩy mọi người mơ ước và chấp nhận rủi ro. Không phải vì giàu có mà ta có thể phung phí vật chất, và cũng không phải vì nghèo khó mà ta không cố gắng tạo ra một [không gian] chất lượng. Mọi người đều xứng đáng với [kiến trúc] chất lượng, mọi người đều xứng đáng với sự sang trọng, và mọi người đều xứng đáng với sự tiện nghi. Chúng ta luôn bị ràng buộc với nhau và các vấn đề về khí hậu, dân chủ hay sự thiếu thốn đều có một phần từ mỗi chúng ta.“-Diébédo Francis Kéré Xem thêm trên Fanpage: ⁠ https://bit.ly/3Rg8Z12 Kênh youtube của Architecture Hypothesis: ⁠Giả thuyết kiến trúc - Architecture Hypothesis - YouTube
Sự chuyển tiếp mềm mại giữa bên trong và bên ngoài có thể xem là một trong những đặc điểm của kiến trúc nhà ở Việt Nam. Trong cuốn sách văn minh vật chất người Việt, nhà nghiên cứu Phan Cẩm Thượng đã so sánh như sau: “làng Vân Nam (Trung Hoa), các ngôi nhà bằng đất xây sát vào nhau như một cái thành lớn. Nhà trong làng Việt không bao giờ như vậy, mỗi gia đình một nhà nằm trong một khu vườn.” Facebook page của Giả thuyết kiến trúc: ⁠⁠https://bit.ly/3Rg8Z12 Kênh youtube của Architecture Hypothesis: ⁠⁠Giả thuyết kiến trúc - Architecture Hypothesis - YouTube
Những thói quen và phong tục này được ghi lại bằng kiến trúc, từ những ngôi nhà cho đến làng xã. Chúng ta hiểu và nhớ về nguồn gốc của mình một phần lớn là nhờ vào các công trình kiến trúc. Nó giống với khi chúng ta đánh giá các nền văn hóa xa lạ hoặc nền văn minh của quá khứ thông qua bằng chứng đến từ kiến trúc của họ. Nói một cách khác, kiến trúc cũng là nơi lưu giữ ký ức tập thể, từ những con đường làng đến các dãy phố. Xem thêm trên blog: Lab.A | Bùi Thúc Đạt | Substack Kênh youtube của Architecture Hypothesis: Giả thuyết kiến trúc - Architecture Hypothesis - YouTube
“nho nhỏ Đà Lạt” là một dự án vẽ ghi lưu lại những không gian quán xá nho nhỏ và nhiều kỷ niệm của Đà Lạt. Từ những quán cafe nổi tiếng như cafe Tùng, cho đến những quán cafe giản dị như quán cafe Bà Năm. Hoặc là những góc quán rất đời thường như cafe tạp hóa nhà cô Lý, cafe tiệm may Nhớ Hoài và dốc số 7, hay một quán cafe kết hợp tiệm hớt tóc. Trong suốt quá trình thực hiện dự án này, có những không gian còn và cũng có những không gian đã mất đi mãi mãi. Xem tập podcast này trên youtube giả thuyết kiến trúc: https://youtu.be/T5RgiRu_kW8 Ghé thăm fanpage của nhóm nho nhỏ Đà Lạt: Archi.note | Facebook
Một chút hình dung về nền độc lập về danh tính và quyền lực thông qua kiến trúc. Kiến trúc không giống với các bộ môn nghệ thuật khác, việc xây dựng, đặc biệt là những công trình lớn, luôn đòi hỏi phải huy động nhiều nguồn lực, việc này phụ thuộc vào quyền lực và tham vọng của các tổ chức, các quốc gia. Xem thêm trên blog: Lab.A | Bùi Thúc Đạt | Substack Kênh youtube của Architecture Hypothesis: Giả thuyết kiến trúc - Architecture Hypothesis - YouTube Nghiên cứu về Louis Kahn của cô Kathleen James-Chakraborty trên Abe Journal: https://doi.org/10.4000/abe.3385
Thường thì khi bước vào một công trình kiến trúc, chúng ta sẽ bị hấp dẫn bởi những yếu tố hiện ra ở tầm mắt, đó có thể là những mảng tường ấn tượng, một vài trang trí kỳ lạ, hay đôi khi sững lại trước cảnh đẹp được cắt hình khéo léo qua những ô cửa lớn. Nhưng ít khi chúng ta để ý đến sàn, một thành phần kiến trúc khuất dưới tầm mắt Xem thêm trên blog: Lab.A | Bùi Thúc Đạt | Substack Kênh youtube của Architecture Hypothesis: Giả thuyết kiến trúc - Architecture Hypothesis - YouTube
Bếp là một không gian khá “nhạy cảm” với những vận động của xã hội khi mà liên tục thay đổi hình thức trong suốt chiều dài lịch sử của mình. Sự biến đổi này có thể được diễn tả qua bốn trạng thái: đóng, mở, tinh giản và biến mất.  Xem thêm trên blog: Lab.A | Bùi Thúc Đạt | Substack Kênh youtube của Architecture Hypothesis: Giả thuyết kiến trúc - Architecture Hypothesis - YouTube
Khác với các bộ môn nghệ thuật khác, thực hành kiến trúc thường là một quá trình dài và đòi hỏi khả năng xử lý nhiều công việc từ bản vẽ đến công trường. Việc gắn chặt với các hoạt động xây dựng cũng khiến cho kiến trúc trở thành một lĩnh vực tương đối phức tạp và tốn kém. Điều đó dẫn đến việc con người luôn tìm cách cải tiến để làm cho quá trình thiết kế-thi công ngày càng tinh giản, chuẩn xác và hiệu quả hơn. Công nghệ là một phần không thể thiếu trong nỗ lực này. Cuộc chiến giữa trí thông minh nhân tạo (AI) và kiến trúc sư, ai sẽ thắng? Xem thêm trên blog: Lab.A | Bùi Thúc Đạt | Substack Kênh youtube của Architecture Hypothesis: Giả thuyết kiến trúc - Architecture Hypothesis - YouTube Về công trình livMatS Pavilion: livMatS Pavilion / ICD/ITKE University of Stuttgart | ArchDaily
Tập này sẽ là những câu chuyện không đầu không đuôi bên đồ uống có cồn và những người bạn mới gặp với nhiều background khác nhau, từ tour guide, kế toán kiểm toán, kỹ sư xây dựng đến chủ quán rượu kiêm diễn viên. Tập này như là một chiếc hộp thời gian lưu lại một buổi tối cuối tuần đầu tháng 8 tại Au Repaire Saigon, chúng mình nói đôi chút về chuyện kiến trúc bên trong một quán Bar được cải tạo lại từ một Garage cũ. Mình cũng làm vài ly Hypocrass là một loại thức uống làm từ rượu pha với đường và quế, tiếp tục với Cuba Libré thì những câu chuyện vui và những giả thuyết về kiến trúc cũng bắt đầu rôm rả hơn. Merci beaucoup, Candy et Guillaume Faugere pour avoir organisé cette merveilleuse soirée. Xem thêm trên blog: Lab.A | Bùi Thúc Đạt | Substack Kênh youtube của Architecture Hypothesis: Giả thuyết kiến trúc - Architecture Hypothesis - YouTube Trang web của nhà nghiên cứu Tim Doling: https://www.historicvietnam.com/the-rainbow-bridge-a-true-eiffel-classic/ Cuốn sách Kiến Trúc Hiện Đại Miền Nam Việt Nam - Chủ Nghĩa Bản Địa Hiện Đại Giữa Thế Kỷ XX: Kiến Trúc Hiện Đại Miền Nam Việt Nam - Chủ Nghĩa Bản Địa Hiện Đại Giữa Thế Kỷ XX (Bìa cứng) (nhasachphuongnam.com)
Tháng 6 vừa qua tại thành phố Đà Lạt đã diễn ra sự kiện trao giải cho các thiết kế tượng nữ thần tình yêu của Đà Lạt, mà như theo ước muốn của nhà đầu tư, bức tượng này sẽ cao hơn nữ thần tự do của New York đang có chiều cao 93m. Nếu mong ước của chủ đầu tư thành hiện thực thì Việt Nam sẽ có một đại tượng lớn nhất mà không phải là tượng đài nhân vật lịch sử, hay biểu tượng tôn giáo. Xem thêm trên blog: Lab.A | Bùi Thúc Đạt | Substack Kênh youtube của Architecture Hypothesis: Giả thuyết kiến trúc - Architecture Hypothesis - YouTube Cuốn sách của Leslie Sklair: The Icon Project: Architecture, Cities, and Capitalist Globalization: Sklair, Leslie: 9780190464189: Amazon.com: Books
Gu (Goût) là một từ mượn tiếng Pháp thường được dùng để chỉ tính cá nhân trong lựa chọn của mỗi người. Gu có thể được nhìn thấy qua cách ăn mặc, cách chọn nhạc hay thậm chí còn xuất hiện trong nội thất và kiến trúc thông qua cách tạo dựng không gian sống. Gu cũng là một đề tài được nhắc đến nhiều trong mỹ học và kiến trúc Pháp vào thế kỷ 17-18, chẳng hạn như kiến trúc sư Viollet-le-Duc, người được biết đến rộng rãi với công trình tháp mũi tên nhà thờ Đức Bà Paris, ông đã chỉ ra ba yếu tố chính của gu trong cuốn thứ 6 của bộ 'Dictionnaire Raisonné de l'Architecture Française’, theo ông đó là thói quen (habitude), phong cách (style) và tính thống nhất (unité). Nói cách khác, một ngôi nhà có gu là sự đồng điệu giữa phần bên trong là thói quen, lối sống với phần bên ngoài là kiểu dáng, phong cách. thì Đi tìm cái gu của mình trong lúc làm nhà cũng là một dịp để người ở có thể để ý nhiều hơn và suy nghĩ sâu hơn về lối sống và sở thích của mình. Xem thêm trên blog: Lab.A | Bùi Thúc Đạt | Substack Kênh youtube của Architecture Hypothesis: Giả thuyết kiến trúc - Architecture Hypothesis - YouTube
loading