DiscoverKiến Thức Quân Sự
Kiến Thức Quân Sự
Claim Ownership

Kiến Thức Quân Sự

Author: Nguyễn Việt Cường

Subscribed: 24Played: 200
Share

Description

▶ ‘Kiến Thức Quân Sự’ là Kênh trao đổi với các bạn những tri thức, hiểu biết chung về các loại khí, tình hình quân sự, chính trị trên thế giới.
▶ Kênh hiện cũng có mặt trên nền tảng Youtube và Facebook với cùng tên gọi.
Việt Cường hy vọng các bạn sẽ có những phút giây bổ ích!
86 Episodes
Reverse
Xót Thương Số Phận Nghiệt Ngã Của “Kỵ Binh” B-1B Lancer Mỹ - Máy Bay Ném Bom Nguy Hiểm Nhất Thế Giới Ngày 28/2/1991, Chiến tranh Vùng Vịnh với mật danh “Bão táp Sa mạc” do Mỹ và hơn 30 nước quân đồng minh phát động tại Iraq sau hơn 200 ngày đã chính thức kết thúc. Đây không chỉ là cuộc xung đột lớn đầu tiên trên thế giới kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc mà còn là chiến trường đầu tiên đánh dấu sự thành công của một trong những dòng máy bay ném bom chiến lược siêu thanh mạnh nhất thế giới B-1B Lancer. Nhưng mới đây, Không quân Mỹ đã cho anh chàng “Kỵ binh” này chính thức đi vào kho niêm cất mặc dù nó đang sở hữu tầm bay lên tới hơn 9.000km, mang theo 56 tấn bom đạn các loại, có thể tấn công bất kỳ ai và ở bất kỳ đâu. Vậy vì sao Lầu Năm Góc lại quyết định loại biên B-1B Lancer dù đây hiện là chiếc máy bay có tải trọng bom đạn lớn nhất và bá đạo nhất thế giới? #KiếnThứcQuânSự #quânsự #vũkhí #B-1BLancer
Chiến Tranh Triều Tiên: Trung Quốc Lâm Trận, Mỹ Lật Ngược Thế Cờ Chuyển Bại Thành Thắng   Chiến tranh Triều Tiên xảy ra từ 2 yếu tố mâu thuẫn xung đột. Một là sự xung đột giữa trục Mỹ và Nga – Trung. Hai là sự xung đột giữa những phe phái vùng miền Triều Tiên vốn đã có tiền lệ từ lịch sử phong kiến Triều Tiên. Vì lý do chính trị, cuộc chiến này đã trở thành cuộc chiến bị lãng quên trong giới truyền thông chủ lưu ở Hoa Kỳ và truyền thông chính thống ở Trung Quốc. #KiếnThứcQuânSự #quânsự #vũkhí #ChiếntranhTriềuTiên
FN FAL - Khẩu Súng Có Độ Chính Xác Và Sức Công Phá VƯỢT TRỘI HƠN AK-47 Thời Kỳ Chiến Tranh Lạnh FN FAL là một trong những khẩu súng trường bán tự động đã từng xuất hiện ở nhiều cuộc chiến nổ ra trên khắp thế giới, lúc cao điểm có tới hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ sử dụng, khiến cho FN FAL trở thành một trong những khẩu súng trường đối kháng nổi tiếng nhất đã tham gia vào những tháng ngày bất an của Chiến tranh Lạnh.  #KiếnThứcQuânSự #quânsự #vũkhí #SúngtrườngFNFAL
Thiên Thần Báo Tử UH-1 Mỹ NHỤC MẶT Vì Bị Bộ Đội Cụ Hồ Bắn Rụng Như Sung Trên Chiến Trường Việt Nam   Sau khi thể hiện tính đa dụng, cơ động cao trên chiến trường Triều Tiên, vào năm 1955, lục quân Mỹ đưa ra yêu cầu về một mẫu trực thăng có tính năng ưu việt hơn và thế là UH-1 được chắp bút khai sinh trên đất Mỹ và vô cùng nổi tiếng sau khi tham chiến ở Việt Nam. Tuy nhiên thì thanh danh của loại trực thăng quân sự đa năng này đã bị hạ nhục dưới đầu súng của bộ đội Cụ Hồ trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Mời quý vị hãy cùng KTQS lật lại lịch sử hào hùng của dân tộc, để xem cái tên UH-1 đã phải trải qua những nốt thăng trầm đau thương tại Việt Nam như thế nào. #KiếnThứcQuânSự #quânsự #vũkhí #UH1Mỹ #TrựcthăngMỹ #ChiếntrườngViệtNam
Siêu Trực Thăng Marine One - Lá Chắn Thép Đỉnh Cao CÓ MỘT KHÔNG HAI Của Tổng Thống Mỹ   Các phương tiện giao thông dành riêng cho tổng thống Mỹ đều gắn với từ One – có nghĩa là số một, ví dụ như máy bay phản lực chuyên cơ Air Force One, xe hơi chống đạn Cadillac One. Và theo thông lệ thì khi tổng thống có mặt trên bất cứ chiếc trực thăng nào thì chúng sẽ được gọi là Marine One.   #KiếnThứcQuânSự #quânsự #vũkhí #SiêuTrựcThăngMarineOne #TổngthốngMỹ
Cú Chuyển Mình NGOẠN MỤC Từ Thủ Phủ Ô Tô Mỹ Đến Xưởng Vũ Khí Lớn Nhất Thế Giới Sản Xuất Vượt Hitler   Cuộc đổ bộ D-Day đã sử dụng khoảng 50.000 phương tiện các loại, hơn 5.000 tàu và gấp hơn hai lần con số đó là máy bay, có cả xe tăng, xe bọc thép phóng lửa, xe jeep,... Không có một thực thể nào có thể sản xuất số máy móc đó nhiều hơn ngành công nghiệp ô tô Mỹ vào thời điểm Thế chiến thứ Hai. Hãy cùng KTQS trở về những năm 40 của thế kỷ trước để xem hành trình từ “thủ phủ ô tô” đến xưởng vũ khí lớn nhất thế giới của Detroit ngoạn mục như thế nào. #KiếnThứcQuânSự #quânsự #vũkhí #Xưởngvũkhílớnnhấtthếgiới
Mỹ Và Ba Quốc Gia Này Từng Suýt THÂU TÓM Được Nước Nga   Chúng ta đều biết Nga là một trong 15 quốc gia tách ra sau khi Liên Xô tan rã vào năm 1991. Dù nền kinh tế hiện tại chưa thực sự “nở rộ” do phải hứng chịu nhiều lệnh cấm vận, nhưng không thể bác bỏ việc nước Nga giờ đã là một siêu cường về cả chính trị và quân sự. Ngược dòng lịch sử,  họ từng nhiều lần bị các thế lực bên ngoài tiến hành đánh chiếm lãnh thổ, nhưng cuối cùng đất nước này chưa từng bị khuất phục. #KiếnThứcQuânSự #quânsự #vũkhí #NgaMỹ
Chiến Dịch Công Phá Berlin: Liên Xô Tung Đòn KẾT LIỄU, Chấm Dứt Đế Chế Phát Xít Đức   Ngày 9/5/1945, sau một trong những trận chiến ác liệt nhất trong lịch sử loài người, Hồng quân Liên Xô đã chiếm được Berlin - trái tim của đế chế Đức quốc xã, kết thúc Chiến tranh Thế giới II trên lãnh thổ Châu Âu. Tuy nhiên, con đường dẫn đến thắng lợi cuối cùng là con đường khốc liệt nhất, nó được xây đắp từ xương máu của hàng triệu chiến sĩ Xô Viết cùng quân Đồng minh, từ bản lĩnh và trí tuệ cầm quân của những vị tướng Liên Xô kiệt xuất. #KiếnThứcQuânSự #quânsự #vũkhí #ChiếndịchcôngpháBerlin #Chiếntranhthếgiớithứ2 #PhátxítĐức
Tàu Ngầm Đức U-Boat – SÁT THẦN Đại Tây Dương Và Sứ Mệnh Cuối Cùng Khiến Hitler Ôm Hận Khi Chiến tranh Thế giới I và II nổ ra, Đức Quốc xã sở hữu lực lượng hải quân cực kỳ hùng mạnh. Khi đó, tàu ngầm U-boat của Đức là một trong những vũ khí hiện đại nhất và cũng là mạnh nhất thế giới lúc bấy giờ. Những chiếc tàu ngầm này có nhiệm vụ chống lại tàu chiến đối phương, nhưng trên thực tế, U-boat được sử dụng hữu hiệu nhất trong chiến tranh kinh tế, phong tỏa bờ biển và cắt đứt các tuyến vận tải biển. Mục tiêu chính của các chiến dịch sử dụng U-boat trong cả hai cuộc đại chiến là “phá nát” các chuyến tàu vận tải từ Hoa Kỳ tới các đảo thuộc quần đảo Anh và ngược lại. #KiếnThứcQuânSự #quânsự #vũkhí #Tàungầm #ĐứcQuốcxã #Uboat
AK-47 – Khẩu Súng QUYỀN LỰC Thay Đổi Cả Thế Giới   Được phát minh bởi Mikhail Kalashnikov sau Chiến tranh Thế giới lần thứ hai, AK-47 đã nhanh chóng trở thành vũ khí chủ lực của quân đội Liên Xô cũng như các đồng minh trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Cho đến ngày nay, ngay cả những lực lượng, tổ chức ít được đào tạo bài bản nhất cũng có khả năng sử dụng AK-47 một cách thành thạo. Đơn giản bởi vì AK-47 có giá thành sản xuất tương đối rẻ, độ tin cậy cao và hiệu suất sự dụng đạt mức gần như tuyệt đối. #KiếnThứcQuânSự #quânsự #vũkhí #AK47 #Súngtrường
Ớn Lạnh Với Hỏa Lực Pháo Phòng Không Nga BẮN TAN XÁC Máy Bay Cường Kích Chỉ Trong Tíc Tắc Khi một cuộc giao tranh nổ ra giữa các bên thì không quân có lẽ là một lực lượng làm mưa làm gió trên chiến trường với ưu thế về tầm cao sự cơ động khiến cho các lực lượng mặt đất và trên biển khiếp sợ. Các lực lượng này chắc chắn buộc phải phát triển những loại vũ khí phòng thủ để chống lại những phi đội chiến đấu cơ vô tiền khoáng hậu trên bầu trời. #KiếnThứcQuânSự #quânsự #vũkhí #PháophòngkhôngNga
Quái Vật Biến Hình Stryker Của Mỹ Có Phải Là BẤT KHẢ CHIẾN BẠI?   Một khẩu pháo 120mm trên xe tăng M1 Abrams luôn là vũ khí đáng sợ đối với mọi kẻ thù, tuy nhiên một chiếc xe tăng M1 Abrams có trọng lượng tới 60 tấn và không phải dễ dàng để di chuyển đến mọi mặt trận, nó cũng quá lớn để có thể chở bằng máy bay vận tải C-130. Do đó nhiều khi những vũ khí uy lực nhất chưa hẳn đã tốt nhất, điều quan trọng là kết hợp được sức mạnh và các yếu tố linh hoạt, có thể sử dụng ở mọi nơi mọi lúc. Vì lý do đó mà quân đội Mỹ đã phát triển dự án xe chiến đấu bọc thép Stryker, một mẫu xe đa dụng có thể thay đổi thiết kế để sử dụng cho các nhiệm vụ khác nhau. Nó có thể là một xe trinh sát với tốc độ nhanh và linh hoạt với hệ thống radar thông tin liên lạc, hoặc nó có thể trở thành cỗ máy hủy diệt với nòng pháo 120mm, đôi khi nó có thể trở thành xe dã chiến cho bộ binh đổ bộ, thậm chí nó có thể trang bị tên lửa đất đối không để tiêu diệt máy bay địch. Điều quan trọng là nó nhỏ gọn, linh hoạt và có thể triển khai ở bất cứ nơi nào trên thế giới chỉ trong vòng 96 giờ. #KiếnThứcQuânSự #quânsự #vũkhí #xechiếnđấubọcthépStryker
M16 - Khẩu Súng Vinh Quang Của Nước Mỹ Hay Vũ Khí Thảm Sát Man Rợ Không Thể Kiểm Soát?   Trong thời kỳ trước, nếu muốn một khẩu súng để săn lợn rừng non, một khẩu súng để bắn gấu và một khẩu súng để tự vệ, có thể người ta sẽ phải mua tới 3 khẩu với 3 cỡ đạn khác nhau. Nhưng với nền tảng của dòng súng này, một người chẳng cần biết gì về súng vẫn có thể mua chỉ đúng một khẩu và dùng nhiều phụ kiện khác nhau để thỏa mãn nhu cầu của mình. Có khối lượng nhẹ và sức sát thương lớn, M16 hay AR-15 vừa được trang bị trong quân đội vừa là loại vũ khí tự vệ phổ biến của hàng triệu người dân Mỹ cũng như là công cụ gây án yêu thích của nhiều kẻ thủ ác.  Khẩu súng vừa nổi tiếng vừa tai tiếng này đã gây chia rẽ nước Mỹ khủng khiếp như thế nào? #KiếnThứcQuânSự #quânsự #vũkhí #M16 #SúngMỹ #SúngM16
Mổ Xẻ Sức Mạnh Tên Lửa B-72 - NỖI KHIẾP SỢ CỦA TĂNG MỸ Trên Chiến Trường Việt Nam Malyutka là biệt danh của tên lửa chống tăng cá nhân đầu tiên trên thế giới mang tên đầy đủ 9M14 Malyutka (NATO định danh là AT-3 Sagger) được sản xuất tại Liên Xô. Trong thời gian từ 1962 - 1970, số tên lửa được sản xuất và đưa vào sử dụng đã đạt đến đỉnh cao nhất là 25.000 quả mỗi năm.  Chiến tranh Yom Kippur, Chiến tranh Việt Nam, Chiến tranh Liban 2006, tưởng chừng như chẳng liên quan gì đến nhau nhưng những cuộc chiến này lại là nơi khiến tên tuổi của 9M14 Malyutka lẫy lừng hơn bao giờ hết. Cho đến tận bây giờ, Việt Nam vẫn là một trong những quốc gia vẫn sử dụng rộng rãi tên lửa Malyutka với định danh dành riêng cho nó, đó là “pháo lủi” B72. #KiếnThứcQuânSự #quânsự #vũkhí #TênlửaB72 #ChiếntrườngViệtNam
Hạm Đội Ý CHÌM NGHỈM Ngay Trên "Sân Nhà" Trước Màn Úp Sọt Bất Ngờ Của Hải Quân Anh Một năm trước trận Trân Châu Cảng lừng lẫy trong lịch sử, vào ngày 11/11/1940, Hải quân Anh đã huy động lực lượng bất ngờ tấn công, đánh chìm đội tàu chiến của Italia tại cảng Taranto, miền nam nước Ý. Việc làm suy yếu sức mạnh của bất kỳ kẻ thù nào ở biển Địa Trung Hải là một trong những “bài tập” thường xuyên của Hải quân Anh. Kế hoạch tiêu diệt các tàu chiến Ý ở cảng Taranto được coi là sự trả lời sớm nhất của Hoàng gia nước này cho cuộc xâm lược của người Ý vào quốc gia Abyssinie năm 1935. Trận đánh úp tại Taranto ác liệt đến nỗi mà về sau người ta ví nó như "trận Trân Châu Cảng của châu Âu". #KiếnThứcQuânSự #quânsự #vũkhí #HảichiếncảngTaranto
35 SỰ THẬT BẤT NGỜ Ít Ai Biết Về Hai Cuộc Đại Chiến Thế Giới   Thế chiến I và II là 2 cuộc chiến tàn khốc, có sức tàn phá khủng khiếp về cả tinh thần lẫn vật chất, với những con số đủ nặng để đè bẹp ý chí của bất cứ thanh niên thế kỷ 21 nào mỗi khi nghe tới. Hãy cùng với KTQS khám phá 35 sự thật cực kỳ ít người biết về 2 cuộc Đại chiến thế giới. #KiếnThứcQuânSự #quânsự #vũkhí #35sựthậtchưabiết #Đạichiếnthếgiới #ChiếntranhThếgiớithứI #ChiếntranhthếgiớithứII
Tại Sao Quân Đồng Minh Lại NƠM NỚP LO SỢ Trước Sức Mạnh Hủy Diệt Của Khẩu Pháo Phòng Không Này? Đầu những năm 1930, sau khi Hitler trở thành Thủ tướng Đức Quốc xã, ông đã mở rộng chế tạo vũ khí và đầu tư nhiều nguồn lực vào lĩnh vực quân sự, nhờ đó Quân đội Đức đã phát triển mạnh mẽ và tầm ảnh hưởng bao trùm cả thế giới. Hưởng lợi từ chính sách bành trướng quân sự của chính phủ Đức, sự phát triển vũ khí của Đức cũng có những bước tiến nhảy vọt. Vào thời điểm đó, các nhà sản xuất vũ khí Đức đã phát triển một số lượng lớn vũ khí nổi tiếng. Pháo cao xạ Flak 40  được coi là "khẩu pháo đẹp nhất trong lịch sử", ngay cả một thời gian dài sau khi Thế chiến II kết thúc, loại pháo này vẫn là mối đe dọa lớn đối với một số máy bay. Với tầm bắn lên đến 20.000m, Flak 40 thậm chí còn có khả năng đe dọa máy bay trinh sát tầm cao U-2 Dragon Lady đến từ Mỹ. #KiếnThứcQuânSự #quânsự #vũkhí #PháoPhòngKhông #ĐứcQuốcxã #PháocaoxạFlak40
Huyền Thoại Tăng T-34 CHẾT SỐC Trước Sức Mạnh Tăng Mỹ Vô Danh Nơi Chiến Trường Triều Tiên  Trang bị pháo 90mm và súng máy với cơ số đạn lên đến 5000 viên, M-26 Pershing được đánh giá là một trong những chiếc xe tăng tốt nhất của Mỹ trong Chiến tranh Thế giới thứ II. Chúng đã có cơ hội đối đầu với dòng tăng T-34 trong Chiến tranh Triều Tiên. Phần thắng nghiêng về bên nào? M-26 Pershing hay T-34 huyền thoại? #KiếnThứcQuânSự #quânsự #vũkhí #TăngT34 #ChiếntranhTriềuTiên
Phát Xít Đức KHÓC THÉT Trước Độ Lì Đòn Và Khả Năng Sống Sót Mãnh Liệt Của "Xe Tăng Bay" Il-2 Liên Xô Máy bay Il-2 Sturmovik là một trong những máy bay chiến đấu nổi danh trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Còn ở đất nước sản sinh ra nó là Liên Xô, thì Il-2 dường như là kẻ được sinh ra để nắm giữ vận mệnh đất nước. Như nhà lãnh đạo Stalin đã gửi thông điệp, rằng "Chúng quan trọng với Hồng quân như không khí để hít và bánh mì để ăn". Sự thành công của máy bay cường kích Il-2 thể hiện ở chính số lượng sản xuất. Khoảng 36.000 chiếc Sturmovik được sản xuất trong giai đoạn 1941-1945. Tung hoành khắp các chiến trường, gây ra bao phen kinh hoàng cho quân đội phát xít.  Rất nhiều biệt danh được binh sĩ của hai bên đặt cho mẫu máy bay này, tuy nhiên, người ta thường gọi chúng với cái tên "xe tăng bay". #KiếnThứcQuânSự #quânsự #vũkhí #Xetăngbay #Il-2LiênXô
Kinh Hãi Trước Sức Mạnh Của Siêu Cối Mỹ LỚN NHẤT Trong Lịch Sử Nhưng Lại VÔ DUYÊN Đến Khó Tin Là một trong những khẩu pháo có cỡ nòng lớn nhất trong lịch sử, có biệt danh đầy châm biếm và mỉa mai là “Little David”, được đặt cho khẩu cối 914 mm của Mỹ, được chế tạo vào cuối Thế chiến hai. Nhìn vào đây quý vị có thể đánh giá được David “bé nhỏ” không hề nhỏ chút nào, nó sở hữu cỡ nòng thực sự ấn tượng, vượt qua các tổ hợp pháo đường sắt Dora và Gustav khổng lồ của Đức. Một khẩu súng cối có cỡ nòng đến 914mm, với mục đích là phóng đi những quả bom hàng không. Đến nay, Little David của Mỹ, vẫn giữ kỷ lục về cỡ nòng lớn nhất, trong số tất cả các mẫu pháo hiện đại. #KiếnThứcQuânSự #quânsự #vũkhí #SiêucốiMỹ #Siêucốilớnnhấtthếgiới
loading