DiscoverLàm Phim Một Mình
Làm Phim Một Mình
Claim Ownership

Làm Phim Một Mình

Author: yooribae

Subscribed: 2Played: 9
Share

Description

Chào mừng bạn đến với Làm Phim Một Mình, kênh podcast về làm phim kinh phí thấp đầu tiên tại Việt Nam!
Làm Phim Một Mình sẽ mang đến cho bạn những chia sẻ, kiến thức, kỹ thuật và kinh nghiệm về làm phim với kinh phí thấp và cực thấp, để bạn có thể tự làm ra bộ phim của riêng mình.
Tôi là Yoori, đạo diễn phim độc lập, tác giả blog yooribae.com, người sẽ đồng hành cùng bạn trên hành trình này.
Hãy nhấn đăng ký kênh để cập nhật những podcast mới sớm nhất và đừng quên chia sẻ podcast này đến với cộng đồng để ủng hộ kênh nhé!
#lamphimmotminh by #yooribae
Tìm hiểu thêm tại blog yoorifilm.com
30 Episodes
Reverse
Mỗi cảnh quay trên kịch bản luôn bắt đầu với TIÊU ĐỀ CẢNH. Đó là một dòng chữ được viết hoa, ghi thông tin về bối cảnh, thời gian cảnh quay diễn ra. Thế nhưng không phải ai cũng hiểu rõ tại sao phải trình bày như vậy. Chính xác hơn, tại sao phải trình bày Tiêu đề cảnh theo một trình tự bắt buộc và trình tự đó có ý nghĩa gì? Hãy cùng tìm hiểu ngay nhé! ------------------------------------------------- Đọc toàn bộ bài viết tại đây: https://yooribae.com/2021/08/27/cach-viet-tieu-de-canh/(mở trong một tab mới) Xem clip hướng dẫn chi tiết: https://youtu.be/IHBf-pFGXF8 Hãy nhấn đăng ký kênh để cập nhật những podcast mới sớm nhất và đừng quên chia sẻ podcast này đến với cộng đồng để ủng hộ kênh nhé!   LÀM PHIM MỘT MÌNH by yooribae https://yooribae.com/lamphimmotminh #lamphimmotminh by #yooribae --- Send in a voice message: https://podcasters.spotify.com/pod/show/lamphimmotminh/message
Trong lúc viết đề cương, viết đường dây, thậm chí đến khâu viết lại, thì vấn đề mà gần như mọi người viết trên thế giới này gặp phải, đó là mạch truyện bị mắc kẹt giữa chừng. Bạn có ý tưởng rất hay, bạn có những cảnh quay tuyệt vời trong đầu, thế nhưng đến lúc viết ra, bạn không biết phải làm sao để câu chuyện được liền mạch. Khi tất cả những gì bạn có chỉ là một mớ ý tưởng và cảnh quay rời rạc, không thể kết nối lại thành đường dây câu chuyện hoàn chỉnh; thì lúc này đây, Index Cards là cứu cánh duy nhất của bạn. ------------------------------------------------- Đọc toàn bộ bài viết tại đây: https://wp.me/p8A8YX-2b8 Xem clip hướng dẫn chi tiết: https://youtu.be/Rj-Y9AcpI2E Hãy nhấn đăng ký kênh để cập nhật những podcast mới sớm nhất và đừng quên chia sẻ podcast này đến với cộng đồng để ủng hộ kênh nhé!   LÀM PHIM MỘT MÌNH by yooribae  https://yooribae.com/lamphimmotminh #lamphimmotminh by #yooribae --- Send in a voice message: https://podcasters.spotify.com/pod/show/lamphimmotminh/message
Nếu một bộ phim có quá nhiều thoại lẫn hành động gay cấn, dồn dập liên tục, câu chuyện có thể bị cuốn trôi và không gì có thể neo lại được trong đầu khán giả. Khoảng lặng là một cái mỏ neo, giúp câu chuyện, thông điệp của bạn được neo lại vào lúc cần thiết. Khoảng lặng được đặt vào đúng chỗ, xuất hiện vào đúng thời điểm, sẽ giúp khán giả có thể bắt kịp với mạch phim, cảm nhận, hiểu được chuyện gì đang xảy ra, từ đó tạo ra sự đồng cảm với nhân vật, câu chuyện và thông điệp mà bạn đang muốn truyền tải. ------------------------------------------------- Đọc toàn bộ bài viết tại đây: https://wp.me/p8A8YX-1hp Hãy nhấn đăng ký kênh để cập nhật những podcast mới sớm nhất và đừng quên chia sẻ podcast này đến với cộng đồng để ủng hộ kênh nhé!   LÀM PHIM MỘT MÌNH by yooribae  https://yooribae.com/lamphimmotminh #lamphimmotminh by #yooribae --- Send in a voice message: https://podcasters.spotify.com/pod/show/lamphimmotminh/message
Mỗi câu chuyện phù hợp với một thể loại, cách kể, thời lượng khác nhau. Nếu bạn dành tới hai mươi tập phim chỉ để kể về khoảnh khắc hoa đào rụng, hay viết một kịch bản dài năm phút với hai mươi nhân vật đang tìm cách giết nhau, thì rõ ràng là không phù hợp. Có một nguyên tắc là “Kể càng ngắn gọn càng tốt”, nhưng nếu chủ đề và câu chuyện mà bạn lựa chọn cần phải mất tới ba mươi tập phim để thể hiện đầy đủ mọi ý nghĩa và góc cạnh, thì đừng cố gắng để gom hết toàn bộ vào một kịch bản dài tiếng rưỡi. Vậy làm sao để biết được câu chuyện của bạn phù hợp để làm phim ngắn, phim điện ảnh hay truyền hình? Podcast sau đây sẽ nói về một số tiêu chí giúp bạn dễ dàng phân loại ý tưởng, câu chuyện vào từng định dạng/hình thức phù hợp. ------------------------------------------------- Đọc toàn bộ bài viết tại đây:  Hãy nhấn đăng ký kênh để cập nhật những podcast mới sớm nhất và đừng quên chia sẻ podcast này đến với cộng đồng để ủng hộ kênh nhé!   LÀM PHIM MỘT MÌNH by yooribae https://yooribae.com/lamphimmotminh #lamphimmotminh by #yooribae --- Send in a voice message: https://podcasters.spotify.com/pod/show/lamphimmotminh/message
Có một người thầy từng luôn nhắc tôi rằng: “Nghệ thuật nói về nỗi đau của con người”, “Phim là của nhân vật”. Mọi câu chuyện, mọi bộ phim, đều xoay quanh nhân vật. Nhân vật ở đây không chỉ mỗi con người, mà mọi thứ, từ mấy con cún con đến ngọn gió trên đồi hay mảnh thủy tinh trong thùng rác cũng đều có thể trở thành nhân vật chính của một bộ phim, miễn là nhân vật đó được kể bằng một câu chuyện phù hợp. Nhân vật của bạn bắt đầu bằng những quan điểm, tính cách, thế giới quan, niềm tin rõ ràng và cụ thể. Trong suốt hành trình tiếp theo, tất cả những người nhân vật gặp gỡ, tất cả sự kiện nhân vật trải qua, tất cả mọi khó khăn, thử thách nhân vật phải đương đầu… đều chỉ nhằm một mục đích duy nhất: Huỷ hoại toàn bộ những gì nhân vật có trước đó và đẩy nhân vật vào bước đường cùng. Chiến thắng hay thất bại, phụ thuộc vào chính bản thân của nhân vật. Vậy thì, làm sao để huỷ hoại nhân vật của bạn một cách hiệu quả nhất? ------------------------------------------------- Đọc toàn bộ bài viết tại đây:  Hãy nhấn đăng ký kênh để cập nhật những podcast mới sớm nhất và đừng quên chia sẻ podcast này đến với cộng đồng để ủng hộ kênh nhé!   LÀM PHIM MỘT MÌNH by yooribae https://yooribae.com/lamphimmotminh #lamphimmotminh by #yooribae --- Send in a voice message: https://podcasters.spotify.com/pod/show/lamphimmotminh/message
Với những người làm nghề viết lách, “Writer’s block” giống như cảm cúm vậy. Nó xuất hiện bất ngờ, vào đúng lúc bạn đang bận rộn nhất, hạ gục bạn, khiến trí não bạn mệt mỏi, khổ sở; bạn không thể làm gì, chỉ có thể cầu mong nó mau kết thúc. Đáng sợ hơn, là bạn không biết khi nào, nó sẽ quay trở lại. Thường thì “Writer’s block” xuất hiện nhiều nhất vào lúc bạn đang chạy deadline. Khi cuộc thi viết lách mà bạn muốn tham gia chỉ còn vài ngày nữa là đến hạn chót, khi kịch bản bạn đang viết cần phải xong trong tuần này bởi tuần sau hãng phim có thể đổi ý, khi cộng đồng mạng vừa có trend mới và bạn phải có bài viết ăn theo ngay trong ngày bởi ngày mai trend đó sẽ lỗi thời… Vào cái khoảnh khắc căng thẳng nhất, khoảnh khắc mà bạn cần có thật nhiều ý tưởng hay ho nhất, thì “Bụp!”, bóng đèn sáng tạo trong đầu bạn tắt ngúm. Bên trong hộp sọ bạn trở nên nhẹ bẫng, trống không, chỉ có một màu đen hơn cả cái tiền đồ của chị Dậu. Bạn bắt đầu lo lắng, bất an, và trở nên hoảng sợ khi khách hàng vốn không bao giờ nghe máy mỗi khi bạn gọi điện hỏi lương bỗng nhắn, gọi liên tục cho bạn lúc 11 giờ đêm để hỏi về cái brief họ giao cho bạn lúc 4 giờ 58 phút chiều nay và nhắc bạn trước 9 giờ sáng mai phải có thành phẩm. Bình tĩnh, đừng sợ, đứng dậy xuống bếp uống ly nước mát rồi nghe podcast này nào. --------------------------------------------------------------------------- Đọc toàn bộ bài viết tại đây: https://wp.me/p8A8YX-1h6 Hãy nhấn đăng ký kênh để cập nhật những podcast mới sớm nhất và đừng quên chia sẻ podcast này đến với cộng đồng để ủng hộ kênh nhé!   LÀM PHIM MỘT MÌNH by yooribae https://yooribae.com/lamphimmotminh #lamphimmotminh by #yooribae --- Send in a voice message: https://podcasters.spotify.com/pod/show/lamphimmotminh/message
Bạn đã có một ý tưởng tuyệt vời. Những hình ảnh, cảnh phim như đang chạy đua trong đầu bạn. Bạn cảm thấy hào hứng, tràn đầy nhiệt huyết. Bạn mở máy tính lên và bắt đầu đánh máy thẳng ra kịch bản. Vài phút trôi qua… Nửa tiếng, một tiếng, vài tiếng sau… Bạn đang viết tới một cảnh quan trọng. Bỗng dưng, mọi hình ảnh tắt ngúm. Bạn đã viết ra hết tất cả những gì bạn nghĩ ra được trong đầu. Những ngón tay của bạn đã đau nhức từ vài chục phút trước, nhưng bạn sợ rằng nếu bạn ngơi tay ý tưởng sẽ bay mất nên đành cố gắng chịu đựng. Giờ thì kịch bản của bạn vẫn chưa đi tới một phần ba chặng đường và bạn thì cạn ý tưởng. Vấn đề không phải do ngón tay bạn đánh máy không đủ nhanh, mà bởi vì bạn đã chạy quá nhanh trước khi có hiệu lệnh bắt đầu. Đúng vậy, vấn đề là do sự vội vàng của bạn. Không sao cả. Dù sao bạn cũng đã viết ra được ý tưởng của mình. Giờ thì, hãy cùng lùi lại một chút. Bạn đã có một ý tưởng tuyệt vời. Những hình ảnh, cảnh phim như đang chạy đua trong đầu bạn. Bạn cảm thấy hào hứng, tràn đầy nhiệt huyết. Bạn mở máy tính lên và khoan, dừng lại ngay đó. Trừ khi bạn đang viết một phim ngắn chỉ tầm vài phút với mọi thứ đã được sắp xếp sẵn hết trong đầu, còn không thì, để đảm bảo rằng kịch bản sẽ không bị khựng lại giữa chừng, bạn cần chuẩn bị vài thứ trước đã. ------------------------------------------------- Đọc toàn bộ bài viết tại đây: https://wp.me/p8A8YX-1hi Hãy nhấn đăng ký kênh để cập nhật những podcast mới sớm nhất và đừng quên chia sẻ podcast này đến với cộng đồng để ủng hộ kênh nhé!   LÀM PHIM MỘT MÌNH by yooribae https://yooribae.com/lamphimmotminh #lamphimmotminh by #yooribae --- Send in a voice message: https://podcasters.spotify.com/pod/show/lamphimmotminh/message
Bạn đã nghe rất nhiều quan điểm kiểu như “Ba yếu tố quan trọng nhất của một bộ phim: Kịch bản, kịch bản và kịch bản (Hitchcock)”, “Kịch bản tốt chưa chắc làm ra được phim hay, kịch bản dở chắc chắn ra phim tệ”… Bạn cũng từng thấy có những phim kịch bản tầm trung nhưng doanh thu khủng, kịch bản tốt nhưng rating thấp, hay những phim nội dung chẳng ra gì nhưng vẫn kiếm được vài chục tỷ tiền đầu tư. Thế nhưng mỗi lần lên mạng đọc tin, bạn lại thấy vô vàn các “nhà làm phim” gào khóc đòi “kịch bản tốt”. Bạn trở nên hoang mang, rằng như thế nào mới là “kịch bản tốt” ? Đọc toàn bộ bài viết tại đây: https://wp.me/p8A8YX-1hf Hãy nhấn đăng ký kênh để cập nhật những podcast mới sớm nhất và đừng quên chia sẻ podcast này đến với cộng đồng để ủng hộ kênh nhé! LÀM PHIM MỘT MÌNH by yooribae https://yooribae.com/lamphimmotminh #lamphimmotminh by #yooribae --- Send in a voice message: https://podcasters.spotify.com/pod/show/lamphimmotminh/message
Một người bạn từng nói với tôi thế này: “Bắt đầu một câu chuyện cũng giống như bắt đầu một mối quan hệ mới vậy. Bạn không biết phải mở lời thế nào, bạn không biết phải bắt đầu từ đâu, bạn không biết phải dùng hành động hay biểu cảm gì, bạn sợ rằng nếu bạn làm gì đó sơ suất, bạn có thể mất đi cơ hội tiếp cận người đó. Sự lo lắng ấy, khiến bạn cẩn trọng hơn, nhưng cũng có thể khiến bạn bỏ lỡ khoảnh khắc thích hợp để bắt đầu”. Nghe có lý ha. Bạn có bồ rồi thì nói sao chẳng được. Khác gì mấy ông tỷ phú bảo “Cứ chăm chỉ sẽ giàu” đâu. Cá nhân tôi, người vẫn đang trong tình trạng độc thân, thì bắt đầu một câu chuyện có khi lại dễ hơn bắt đầu một mối quan hệ. Vì bạn có thể dễ dàng bắt đầu một câu chuyện chỉ với vài kỹ năng và chiêu trò nho nhỏ, còn bắt đầu một mối quan hệ thì cần phải chân thành. Sau đây là 5 cách phổ biến để bắt đầu một câu chuyện/một bộ phim mà chắc hẳn bạn đã từng gặp qua. Đó là gì nào? Đọc toàn bộ bài viết tại đây: https://wp.me/p8A8YX-16h Hãy nhấn đăng ký kênh để cập nhật những podcast mới sớm nhất và đừng quên chia sẻ podcast này đến với cộng đồng để ủng hộ kênh nhé! LÀM PHIM MỘT MÌNH by yooribae https://yooribae.com/lamphimmotminh #lamphimmotminh by #yooribae --- Send in a voice message: https://podcasters.spotify.com/pod/show/lamphimmotminh/message
Ý tưởng, một từ ngắn gọn, dễ viết, nhưng đầy sức hút và quyến rũ. Ý tưởng, thứ mà ai cũng có thể nghĩ ra, nhưng không phải ai cũng hiện thực hóa nó được. Ý tưởng, thứ có thể thay đổi cả thế giới, cũng là thứ khó định giá nhất. Tất nhiên, vì ai cũng có thể nghĩ ra một ý tưởng. Đọc toàn bộ bài viết tại đây: https://wp.me/p8A8YX-1j4 Hãy nhấn đăng ký kênh để cập nhật những podcast mới sớm nhất và đừng quên chia sẻ podcast này đến với cộng đồng để ủng hộ kênh nhé! LÀM PHIM MỘT MÌNH by yooribae https://yooribae.com/lamphimmotminh #lamphimmotminh by #yooribae --- Send in a voice message: https://podcasters.spotify.com/pod/show/lamphimmotminh/message
Hồi còn nhỏ, khi học môn Văn, giáo viên luôn dạy là phải lập dàn ý rõ ràng trước khi làm bài. Một bài văn vài trang đã phải làm như vậy, huống chi một kịch bản phim hàng trăm trang giấy? Để viết một kịch bản phim, không chỉ đơn thuần là nghĩ tới đâu lên Celtx đánh máy tới đó. Đánh máy kịch bản là công đoạn được thực hiện gần như cuối cùng, sau hàng loạt bước chuẩn bị trước đó. Vậy có bao nhiêu bước cần thiết để tạo nên một kịch bản hoàn chỉnh? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây. Đọc toàn bộ bài viết tại đây: https://wp.me/p8A8YX-163 Hãy nhấn đăng ký kênh để cập nhật những podcast mới sớm nhất và đừng quên chia sẻ podcast này đến với cộng đồng để ủng hộ kênh nhé! LÀM PHIM MỘT MÌNH by yooribae https://yooribae.com/lamphimmotminh #lamphimmotminh by #yooribae --- Send in a voice message: https://podcasters.spotify.com/pod/show/lamphimmotminh/message
Sau tất cả những kỹ thuật kể chuyện thuần hình ảnh, chúng ta sẽ đến với phần cuối cùng, một yếu tố không nên xuất hiện nhiều trong phim, nhưng khi nó đã xuất hiện, thì phải chắc chắn là nó thật sự quan trọng và cần thiết. Đó là: ĐỐI THOẠI Đọc toàn bộ bài viết tại đây: https://wp.me/p8A8YX-Eg Hãy nhấn đăng ký kênh để cập nhật những podcast mới sớm nhất và đừng quên chia sẻ podcast này đến với cộng đồng để ủng hộ kênh nhé!  LÀM PHIM MỘT MÌNH by yooribae  https://yooribae.com/lamphimmotminh #lamphimmotminh by #yooribae --- Send in a voice message: https://podcasters.spotify.com/pod/show/lamphimmotminh/message
Kịch bản cần hình ảnh. Công việc của biên kịch là miêu tả hình ảnh trên kịch bản để đạo diễn và quay phim biết ra hiện trường cần phải quay cái gì. Nhưng khi bạn đi học, cả khi bạn đi làm, chẳng có ai chỉ cho bạn cách làm thế nào để miêu tả hình ảnh trong kịch bản. Tôi sẽ chỉ cho bạn. Đọc toàn bộ bài viết tại đây: https://wp.me/p8A8YX-EB Hãy nhấn đăng ký kênh để cập nhật những podcast mới sớm nhất và đừng quên chia sẻ podcast này đến với cộng đồng để ủng hộ kênh nhé! LÀM PHIM MỘT MÌNH by yooribae https://yooribae.com/lamphimmotminh #lamphimmotminh by #yooribae --- Send in a voice message: https://podcasters.spotify.com/pod/show/lamphimmotminh/message
*Ngữ đoạn (Syntagme) thị giác theo ngôn ngữ điện ảnh là tổ hợp nhiều yếu tố cụ thể (nhìn thấy sờ mó cầm nắm bóp được) trong dàn cảnh cũng như trong diễn xuất kết hợp lại thành một quá trình hiển thị một hình ảnh điện ảnh. Hình ảnh đó có thể tương ứng với một cảnh quay hay một cú máy và tạo ra một hiệu quả nhất định từ một yếu tố thị giác thông thường cho tới một hình tượng điện ảnh, tùy theo trình độ và cấp độ của quá trình hiển thị ấy. Tóm lại, đó là một yếu tố trong quá trình hiển thị của một hình ảnh điện ảnh. Đọc toàn bộ bài viết tại đây: https://wp.me/p8A8YX-Db Hãy nhấn đăng ký kênh để cập nhật những podcast mới sớm nhất và đừng quên chia sẻ podcast này đến với cộng đồng để ủng hộ kênh nhé!  LÀM PHIM MỘT MÌNH by yooribae https://yooribae.com/lamphimmotminh #lamphimmotminh by #yooribae --- Send in a voice message: https://podcasters.spotify.com/pod/show/lamphimmotminh/message
Khi nghe nói tới “Mc Guffin”, có bạn sẽ thắc mắc “đó là thằng cha nào vậy?”. Thực ra Mc Guffin không phải là người, mà là tên gọi của một khái niệm trong nghệ thuật phát triển kịch bản. Mc Guffin, hay còn được gọi là “Thắng Bại Cụ Thể”, là một thuật ngữ được sáng tạo bởi đạo diễn bậc thầy Hitchcook. Theo đó, Mc Guffin được định nghĩa như một cái gì đó cụ thể, là vật chất, có thể sờ mó được, thường là một món đồ vật, là hiện thân (hay vật chất hóa) cái thắng bại kịch tính trong phim. Đọc toàn bộ bài viết tại đây: https://wp.me/p8A8YX-CH Hãy nhấn đăng ký kênh để cập nhật những podcast mới sớm nhất và đừng quên chia sẻ podcast này đến với cộng đồng để ủng hộ kênh nhé!  LÀM PHIM MỘT MÌNH by yooribae https://yooribae.com/lamphimmotminh #lamphimmotminh by #yooribae --- Send in a voice message: https://podcasters.spotify.com/pod/show/lamphimmotminh/message
Chúng ta sẽ bắt đầu bài viết này bằng một câu hỏi: Làm thế nào để thúc đẩy câu chuyện kể tiến lên, làm thế nào cho tình tiết phát triển, làm thế nào để làm chủ THỜI GIAN ? THỜI GIAN TRONG PHIM Đọc toàn bộ bài viết tại đây: https://wp.me/p8A8YX-Db Hãy nhấn đăng ký kênh để cập nhật những podcast mới sớm nhất và đừng quên chia sẻ podcast này đến với cộng đồng để ủng hộ kênh nhé!  LÀM PHIM MỘT MÌNH by yooribae https://yooribae.com/lamphimmotminh #lamphimmotminh by #yooribae --- Send in a voice message: https://podcasters.spotify.com/pod/show/lamphimmotminh/message
Trong bài trước, tôi đã đề cập đến kỹ thuật “Gấu Trên Bãi Biển”. Khác với “Gấu Trên Bãi Biển”, kỹ thuật lần này không chỉ đơn thuần phục vụ cho việc tạo ra sự căng thẳng, hồi hộp, mà còn có liên quan trực tiếp đến cấu trúc của toàn bộ kịch bản. THẮT NÚT & CỞI NÚT Đọc toàn bộ bài viết tại đây: https://wp.me/p8A8YX-BZ Hãy nhấn đăng ký kênh để cập nhật những podcast mới sớm nhất và đừng quên chia sẻ podcast này đến với cộng đồng để ủng hộ kênh nhé!  LÀM PHIM MỘT MÌNH by yooribae https://yooribae.com/lamphimmotminh #lamphimmotminh by #yooribae --- Send in a voice message: https://podcasters.spotify.com/pod/show/lamphimmotminh/message
Đây chính xác là tên của một loại kỹ thuật kể chuyện. Nghe có vẻ lạ, đúng không? Khá nhiều bạn biên kịch tôi từng hỏi không biết đến kỹ thuật này. Nhiều người còn tưởng tôi bịa ra. Nhưng không, đây là một kỹ thuật đã được đưa vào sách giáo khoa kịch bản Mỹ. Vậy kỹ thuật này cụ thể là như thế nào? Đọc toàn bộ bài viết tại đây: https://wp.me/p8A8YX-Ah Hãy nhấn đăng ký kênh để cập nhật những podcast mới sớm nhất và đừng quên chia sẻ podcast này đến với cộng đồng để ủng hộ kênh nhé!  LÀM PHIM MỘT MÌNH by yooribae https://yooribae.com/lamphimmotminh #lamphimmotminh by #yooribae --- Send in a voice message: https://podcasters.spotify.com/pod/show/lamphimmotminh/message
Trong những bài trước tôi có nói rằng, kịch bản là một chuỗi những kỹ thuật. Thực tế là vậy. Bạn sử dụng nhiều kỹ thuật khác nhau trong kể chuyện để làm câu chuyện của bạn trở nân hấp dẫn. Kỹ thuật mà tôi giới thiệu đến bạn ngày hôm nay là một trong số đó. KỸ THUẬT CHỐT CÀI / TIME LOCK Đọc toàn bộ bài viết tại đây: https://wp.me/p8A8YX-s0 Hãy nhấn đăng ký kênh để cập nhật những podcast mới sớm nhất và đừng quên chia sẻ podcast này đến với cộng đồng để ủng hộ kênh nhé!  LÀM PHIM MỘT MÌNH by yooribae https://yooribae.com/lamphimmotminh #lamphimmotminh by #yooribae --- Send in a voice message: https://podcasters.spotify.com/pod/show/lamphimmotminh/message
Nếu bạn đã từng xem bộ phim “Cô dâu 8 tuổi” của Ấn Độ, hay mấy phim truyền hình Đài Loan dài vài ngàn tập trên kênh THVL, chắc chắn sẽ có lúc bạn sẽ phải thốt lên “Thế méo nào mà nó có thể dài kinh hoàng khủng khiếp như vậy?”. Còn nếu bạn là một biên kịch phim truyền hình, trước sau gì bạn cũng sẽ ít nhất vài (ngàn) lần nghe bên sản xuất hoặc đạo diễn thỏ thẻ vào tai rằng “Em có thể kéo dài kịch bản thêm vài ba (vạn) tập nữa được không?(mà em có nói không thì chế cũng sẽ kêu mấy đứa biên kịch ma khác kéo ra cho bằng được)”.  Những lúc như vậy, đừng vội chửi thề, cũng khoan hãy nghĩ rằng “kịch bản là kẹo kéo hay sao mà muốn kéo sao thì kéo?”. À thực ra thì chửi chút cho sướng miệng cũng chẳng sao, nhưng nếu như bạn ở trong tình huống méo thể nào mở mồm ra chửi được, thì hãy nhớ rằng, luôn có cách để kéo dài kịch bản cũng như câu chuyện của bạn mà không ảnh hưởng lắm đến nội dung chính của toàn bộ truyện phim.  Cách đó là gì? Hãy nhìn lại tiêu đề bài viết hôm hay. Yup, đó chính là: VẬT CẢN Đọc toàn bộ bài viết tại đây: https://wp.me/p8A8YX-xb Hãy nhấn đăng ký kênh để cập nhật những podcast mới sớm nhất và đừng quên chia sẻ podcast này đến với cộng đồng để ủng hộ kênh nhé! LÀM PHIM MỘT MÌNH by yooribae https://yooribae.com/lamphimmotminh #lamphimmotminh by #yooribae --- Send in a voice message: https://podcasters.spotify.com/pod/show/lamphimmotminh/message
loading
Comments 
Download from Google Play
Download from App Store