MÌNH ĐANG SỐNG CUỘC ĐỜI CỦA AI

MÌNH ĐANG SỐNG CUỘC ĐỜI CỦA AI? Quyển sách có thể xem là hành trình nhận thức và đi tìm tự do, hạnh phúc thật sự theo góc nhìn của tác giả, từ những trải nghiệm của bản thân và từ những người trẻ xung quanh cậu ấy. Tựa đề của quyển sách “Mình đang sống cuộc đời của ai?” cũng là câu hỏi chủ đạo mà Phạm Minh Mẫn đặt ra cho chính mình, cho độc giả. Rồi xuyên suốt hành trình hơn 200 trang sách, những trăn trở ấy được tái hiện qua những lát cắt cuộc sống và tâm tư của những người trẻ thành thị. Cho những người vừa chập chững bước vào đời với những khát khao và ước mơ chưa được định hướng. Cho những người đã từng thất bại và loay hoay tìm cách đứng lên. Cho những người mãi bon chen giữa gánh nặng cơm áo gạo tiền rồi mơ hồ đi tìm bình yên. Và cho cả những người, tưởng đâu cuộc sống, sự nghiệp, gia đình đều rất viên mãn, nhưng kỳ thực vẫn đang mắc kẹt đâu đó trong nhà tù do mình dựng nên, rằng mình thật sự chưa từng hạnh phúc. Quyển sách không lên gân hay rao giảng, cũng không dùng những lời văn bóng bẩy, trau chuốt để lấy lòng bạn đọc. Tất cả đều là những câu chuyện hiện thực, thậm chí vài bài viết còn đặt ra những góc nhìn gai góc và trần trụi, có phần khác với quan điểm của số đông. Để mỗi người tự chiêm nghiệm, tự soi chiếu với bản thân rồi tự trả lời câu hỏi: Mình đang sống cuộc đời của ai? Rốt cuộc, bạn có thật sự đang được sống cuộc đời mình muốn như mình vẫn tưởng? Như chính tác giả đã chia sẻ trong những dòng viết đầu tiên: “Bạn có đang cưới người mình thật sự yêu, có được làm nghề mình thích, có thật sự hạnh phúc với cuộc đời mình hay không? Hay phải chăng sự yên ổn hiện tại làm bạn quên mất mình vốn dĩ ước mơ một cuộc đời khác? Hay thậm chí đang vùng vẫy trong mớ bòng bong của hiện thực và mộng tưởng nhưng bạn không biết bấu víu vào đâu để thoát ra, cũng không biết chọn ra lối đi nào cho riêng mình? Cuộc đời bạn đang bị ai đó viết giùm! Dù không muốn, bạn vẫn phải sắm một vai trong vở kịch mình chưa từng chờ đợi đó. Và có lúc nào trong vài phút lạc lòng, bạn vô tình đánh mất chính bản thân, chấp nhận đeo mặt nạ để sống, biến mình thành một người khác đến mức không biết làm sao quay trở lại?” Đây là tác phẩm đầu tay của Phạm Minh Mẫn được anh viết những dòng đầu tiên vào tháng 5 năm 2020 với những tâm tư và tình cảm chân thành nhất của mình. Giọng văn mộc mạc, chân thành của một người trẻ giàu cảm xúc, luôn suy tư giữa cuộc đời và tìm kiếm cho mình sự tự do trong cuộc đời mà anh cho đó là hạnh phúc và lý tưởng sống mình theo đuổi.

GIAI ĐIỆU CỦA THANH XUÂN

GIAI ĐIỆU CỦA THANH XUÂN

10-10
11:35

DỌN DẸP NGĂN NẮP TÂM HỒN

DỌN DẸP NGĂN NẮP TÂM HỒN

10-10
11:44

CẢM ƠN NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CÙNG TA VÀO SINH RA TỬ

CẢM ƠN NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CÙNG TA VÀO SINH RA TỬ

10-10
07:47

SÀI GÒN CÓ MẤY NGÃ TƯ?

SÀI GÒN CÓ MẤY NGÃ TƯ?

10-10
08:50

NHỮNG NGÀY ĐANG SỐNG LÀ NHỮNG NGÀY ĐÁNG SỐNG

NHỮNG NGÀY ĐANG SỐNG LÀ NHỮNG NGÀY ĐÁNG SỐNG

10-10
10:33

ĐI CHƠI VỚI GIA ĐÌNH

ĐI CHƠI VỚI GIA ĐÌNH

10-10
10:16

HÃY ĐI KHI THẤY LÒNG CHẬT CHỘI

HÃY ĐI KHI THẤY LÒNG CHẬT CHỘI

10-10
10:16

RỒI MỘT LẦN KIA KHĂN GÓI ĐI XA

RỒI MỘT LẦN KIA KHĂN GÓI ĐI XA

10-10
07:29

NHÀ LÀ NƠI ĐỂ TA ...

NHÀ LÀ NƠI ĐỂ TA ...

10-10
08:41

NẾU MỘT NGÀY BẠN MUỐN TRỞ THÀNH FREELANCER

NẾU MỘT NGÀY BẠN MUỐN TRỞ THÀNH FREELANCER

10-10
06:28

ĐỪNG BUÔNG XUÔI KHI ĐAM MÊ VẪN CÒN ÂM Ỉ

ĐỪNG BUÔNG XUÔI KHI ĐAM MÊ VẪN CÒN ÂM Ỉ

10-10
08:27

BẠN CÓ BẮT NẠT MA MỚI KHÔNG?

BẠN CÓ BẮT NẠT MA MỚI KHÔNG?

10-10
08:02

KHÔNG MUỐN KẾT HÔN THÌ SAO

KHÔNG MUỐN KẾT HÔN THÌ SAO

10-10
09:34

ĐÂU AI TỒN TẠI MỘT MÌNH

ĐÂU AI TỒN TẠI MỘT MÌNH

10-10
09:24

ĐỪNG CHẾT TRONG VĂN PHÒNG

ĐỪNG CHẾT TRONG VĂN PHÒNG

10-10
11:27

ĐÁM CƯỚI CỦA AI

ĐÁM CƯỚI CỦA AI

10-10
08:34

CÔ ĐƠN CÓ PHẢI BẤT HẠNH, MỘT MÌNH CÓ PHẢI KHỔ ĐAU?

CÔ ĐƠN CÓ PHẢI BẤT HẠNH, MỘT MÌNH CÓ PHẢI KHỔ ĐAU?

10-10
08:51

PHỤ NỮ SINH RA ĐỂ HI SINH VÀ VỊ THA?

PHỤ NỮ SINH RA ĐỂ HI SINH VÀ VỊ THA?

10-10
11:15

GẤP RÃI YÊU RỒI GẤP RÃI NÓI LỜI LY BIỆT

GẤP RÃI YÊU RỒI GẤP RÃI NÓI LỜI LY BIỆT

10-10
10:02

MAI SAU NÀY SẼ KHÁC KHI ĐÃ XA NHAU RỒI

MAI SAU NÀY SẼ KHÁC KHI ĐÃ XA NHAU RỒI

10-10
11:35

Recommend Channels