DiscoverTâm lý học và Tôi
Claim Ownership
Tâm lý học và Tôi
Author: psyme.org (Fanpage: PsyMe - Tâm lý học và Tôi)
Subscribed: 23Played: 150Subscribe
Share
© psyme.org (Fanpage: PsyMe - Tâm lý học và Tôi)
Description
"Tâm lý học và Tôi" là kênh podcast được phát hành bởi PsyMe - một dự án cộng đồng với sự đóng góp của hơn 100 thành viên - những sinh viên, cựu sinh viên khoa tâm lý học từ các trường đại học trong và ngoài nước. Các lớp học cộng đồng, workshop, tài liệu được biên soạn và biên dịch, chương trình hỗ trợ tâm lý Giúp Mình Hiểu Mình ... là những sứ mệnh được PsyMe thiết lập gắn liền với những kiến thức tâm lý học chân chính.
Hãy cùng chúng mình chìm vào trạng thái Say mê Tâm lý học ...
Hãy cùng chúng mình chìm vào trạng thái Say mê Tâm lý học ...
66 Episodes
Reverse
Từ thuở thơ ấu cho đến khi trưởng thành, có lẽ những cơn mưa luôn đem lại một cảm giác vừa hoài niệm lại vừa mới mẻ cho mỗi chúng ta. Mỗi khi bầu trời tối đen và những hạt mưa bắt đầu rơi xuống mặt đất, những tấm tôn vang lên những âm thanh “rào rạt”. Tiếng nước mưa chảy từ mái nhà xuống tạo nên một bản giao hưởng nhẹ nhàng và liên tục…. Mặc dù những âm thanh này có thể hơi lớn, nhưng chúng thường khiến cơ thể chúng ta trở nên thư giãn và giúp gột rửa đi những phiền muộn. Nếu chúng ta nằm trên chiếc giường ấm áp của bản thân thì việc làm một giấc tới sáng là một điều tuyệt vời. Và rất nhiều người đã chủ động sử dụng âm thanh tiếng mưa như một phương pháp đi vào giấc ngủ hiệu quả.
Học trước chương trình lớp một (đọc thông, viết thạo) ngay khi còn học lớp lá (lớp năm tuổi) đang là một thực trạng nhức nhối tại Việt Nam. Theo một khảo sát của báo Thanh niên online, có 62% phụ huynh cho con học trước chữ; lớp 50 em có 46 em đã biết đọc, viết trước.
“Nice guys finish last” – câu nói này đã trở nên phổ biến trong văn hóa đại chúng, ngụ ý rằng những người tốt bụng, dễ chịu thường luôn chịu thiệt thòi và không đạt được thành công như mong đợi. Nhưng liệu điều này có thực sự đúng? Tính cách dễ chịu có thực sự là một bất lợi trong cuộc sống và công việc? Bài viết này sẽ phân tích sâu hơn về ưu nhược điểm của tính cách dễ chịu và tác động của nó đến thành công của một người.
Tâm lý học bắt nguồn như thế nào? Nó đã bắt đầu khi nào? Ai là người chịu trách nhiệm thiết lập tâm lý học như một khoa học riêng biệt? Để có được sự hiểu biết đầy đủ về tâm lý học, bạn cần dành thời gian khám phá lịch sử và nguồn gốc của nó. Hãy cùng Psyme sơ lược về sự khởi nguồn và phát triển của bộ môn này nhé!
Nhân vật Andy Dwyer trong bộ phim Parks and Recreation là một ví dụ điển hình về việc sử dụng hài hước để đối diện với những tình huống căng thẳng. Trong một phân cảnh, khi Andy mắc lỗi lớn trong công việc và lúng túng, anh đã nói đùa:
“I have no idea what I’m doing, but I know I’m doing it really, really well.” (Tôi không biết mình đang làm gì, nhưng tôi biết mình đang làm nó rất, rất giỏi.)
Câu nói này không chỉ thể hiện tính cách vô tư của Andy mà còn là cách anh sử dụng sự hài hước để đối phó với căng thẳng. Thay vì để bản thân bị áp lực, Andy chọn cách đùa giỡn với sai sót của mình, làm giảm sự căng thẳng trong tình huống đó. Điều này không chỉ giúp anh bình tĩnh hơn mà còn là bước đầu tiên để lấy lại sự tự tin, chuẩn bị tinh thần để tìm ra hướng giải quyết cho vấn đề.
Chào mừng các bạn đến với podcast Inside PsyMe! Trong tập podcast hôm nay, chúng ta sẽ có dịp lắng nghe những chia sẻ đầy thú vị của tham vấn viên Mai Trang - một người có vai trò vô cùng đặc biệt trong dự án Giúp Mình Hiểu Mình và một thành viên vô cùng sôi nổi trong các hoạt động của PsyMe.
Với vai trò Quản lý chuyên môn tại dự án GMHM, chị trực tiếp đào tạo và hỗ trợ các tham vấn viên, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ. Không chỉ vậy, chị còn là một người dẫn dắt lớp học vô cùng tâm huyết, luôn sẵn sàng chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm với cộng đồng thông qua các lớp học tại PsyMe.
Trong buổi trò chuyện này, chúng ta sẽ cùng chị Mai Trang khám phá những câu chuyện đằng sau hành trình theo đuổi đam mê, những khó khăn và thành công đã đạt được, cũng như những dự định trong tương lai. Chắc chắn, những chia sẻ của chị sẽ là nguồn cảm hứng lớn cho những ai đang theo đuổi con đường tâm lý học.
Mời các bạn cùng lắng nghe!
Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao mình lại khác biệt đến vậy so với anh chị em ruột, dù cùng lớn lên trong một gia đình? Hai chị em nhà họ Kardashian là một ví dụ điển hình: Kim nổi tiếng với tính cách hướng ngoại, thích sự chú ý, trong khi Kourtney lại kín đáo và thích cuộc sống riêng tư hơn. Làm thế nào mà hai người con cùng cha mẹ, lớn lên trong cùng một môi trường lại có thể khác biệt đến vậy? Câu trả lời nằm trong sự kết hợp phức tạp giữa di truyền và môi trường, được nghiên cứu bởi ngành di truyền học hành vi.
“Autism is not a processing error. It’s a different operating system.” – Laura Tisoncik
“Tự kỷ không phải là một lỗi điều hành. Đó là một hệ điều hành khác biệt.” – Laura Tisoncik
Tự kỷ là một thuật ngữ không còn xa lạ với ngày nay. Tuy được sử dụng khá rộng rãi nhưng hai chữ “tự kỷ” vẫn mang trong mình nhiều quan niệm sai lầm của số đông. Không ít những định kiến về trí thông minh và Tự kỷ, ví dụ như người tự kỷ có chỉ số thông thông minh thấp, hay tất cả họ đều là “thiên tài”.
Trong những ngày qua, bão Yagi đã gây ra mưa lớn và lũ lụt nghiêm trọng ở khu vực phía Bắc của Việt Nam. Những tin tức về thiệt hại và mất mát liên tục được cập nhật, khiến nhiều người cảm thấy lo âu và bất an. Nếu bạn đang trải qua những cảm xúc tương tự, thì bài viết này sẽ giới thiệu với bạn một công cụ đơn giản nhưng hiệu quả từ liệu pháp hành vi nhận thức (Cognitive Behavioral Therapy – CBT) để giúp bạn kiểm soát những suy nghĩ tiêu cực: Mô hình ABC.
Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao chúng ta lại cảm thấy buồn? Tại sao một cảm xúc dường như tiêu cực và khó chịu như vậy lại tồn tại trong tâm trí con người? Từ góc nhìn của Tâm lý học Tiến hóa, nỗi buồn và thậm chí cả trầm cảm có thể đã đóng một vai trò quan trọng trong sự sinh tồn và phát triển của loài người.
Bạn đã bao giờ nghe nói về phương pháp “Vẽ tổ chim” trong tâm lý học chưa? Hãy cùng khám phá cách một bức tranh đơn giản có thể tiết lộ nhiều điều về tâm hồn chúng ta nhé!
Quá tải cảm xúc là hiện tượng con người cùng một lúc phải trải qua nhiều cảm xúc khác nhau. (I’m Feeling Too Much at Once: Dealing With Emotional Overload, n.d.) Con người có bảy cảm xúc cơ bản (Universal Emotions).(Randy J.Larsen, (2020) Khi chia tay, họ phải chịu đựng gần hết bảy cảm xúc bao gồm: lo hãi (Fear), ngạc nhiên (surprise), ghê sợ (disgust), buồn bã (sadness), khinh bỉ (contempt), giận dữ (anger). Sự cộng dồn cảm xúc này dẫn đến một hiện tượng mà các nhà tâm lý học gọi là “heart broken- trái tim tan nát”.
“Đã bao giờ bạn tự hỏi bản thân, mình sẽ nỗ lực đến lúc nào?….
Đã bao giờ bạn nghe những câu nói của người khác về bản thân rồi nỗ lực biến bản thân đúng như câu nói đó?….
Đã bao giờ bạn tự nhìn thế giới xung quanh của mình và cảm thấy mình cần nỗ lực hơn nữa, ai cũng đang nỗ lực và mình cũng phải nỗ lực giống họ, để thành công như họ?….
Đã bao giờ bạn tự dừng lại giữa dòng đời vội vã để dành thời gian cho bản thân, tự hỏi chính mình nỗ lực vì điều gì, vì điều chúng ta thích, vì lời người khác nói hay vì để không thua kém thế giới và vượt trội hơn người xung quanh?
Con người vốn dĩ có nguồn gốc từ một loài động vật lớp thú và trong nhiều trường hợp phần thú trong chúng ta tăng đột biến và vượt khỏi phần người. Vào những lúc như vậy, chúng ta chỉ muốn thực hiện những gì chúng ta đang ham muốn, thèm khát. Điển hình, khi thích một người mà người đó đã có chủ, chúng ta sẽ lập tức có ý định “đập chậu cướp hoa”. Dẫu vậy, đó mới chỉ là ý định, tức mới ở dạng suy nghĩ. Thế chúng ta sẽ xử lý sao với suy nghĩ này, biến nó thành hành động, hay niêm phong nó lại dưới dạng ý nghĩ? Thành phần tâm trí nào sẽ giúp chúng ta quyết định việc trên?
Mâu thuẫn là một điều khó có thể tránh khỏi trong cuộc sống hàng ngày. Từ những mâu thuẫn nhỏ nhặt trong gia đình, hay những tranh cãi nơi công sở. Có những người lựa chọn đối mặt và giải quyết những mâu thuẫn này một cách trực tiếp, nhưng cũng có những người lại chọn cách “từ chối mâu thuẫn”.
Trong nhịp sống hối hả của thời đại hiện nay, căng thẳng đã trở thành một phần không thể tránh khỏi trong cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Tuy nhiên, không phải ai cũng nhận thức được rằng căng thẳng, đặc biệt là căng thẳng mãn tính, có thể là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với sức khỏe của chúng ta. Căng thẳng mãn tính, một dạng căng thẳng kéo dài và dai dẳng, thường bị bỏ qua hoặc coi nhẹ, nhưng lại có thể gây ra những tác động sâu rộng và lâu dài đến cả sức khỏe thể chất lẫn tinh thần.
Ở tập trước của "Trạm", bạn đã được tìm hiểu về những lợi ích của việc viết cũng như sự khác biệt giữa “Viết trị liệu” và “Viết tự do”. Hôm nay, "Trạm" mời bạn khám phá một hình thức viết đặc biệt: Viết biểu cảm - Viết về những nỗi đau, một công cụ đã được nghiên cứu và chứng minh hiệu quả trong việc cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần.
Trong hành trình học tập và phát triển bản thân, cách chúng ta nhìn nhận về khả năng và trí thông minh của mình đóng vai trò vô cùng quan trọng. Hai loại tư duy có ảnh hưởng sâu sắc đến thái độ, hành vi và kết quả của chúng ta là tư duy cố định (fixed mindset) và tư duy phát triển (growth mindset). Khái niệm này được Carol Dweck – nhà tâm lý học nổi tiếng tại Đại học Stanford – nghiên cứu và phát triển. Hãy cùng tìm hiểu sâu hơn về hai loại tư duy này và tác động của chúng đến sự thành công trong học tập cũng như cuộc sống.
Chào mừng các bạn đến với podcast "TRẠM TÂM HỒN" - một dự án của Psyme, nơi chúng ta cùng nhau khám phá sức mạnh của việc viết và tìm kiếm sự sẻ chia qua những dòng chữ.
Trạm Tâm Hồn là một không gian an toàn và bảo mật, nơi tiếp nhận thư của người tham gia. Tại đây, những bức thư bạn gửi sẽ được ẩn danh và trưng bày tại triển lãm. Người tham dự triển lãm có thể đọc thư, để lại phản hồi, và gửi những lời nhắn đến bạn.
Trong cuộc sống, chúng ta thường gặp những tình huống khiến ta tự hỏi: “Liệu mình có thể kiểm soát được điều này không?” Câu trả lời cho câu hỏi này phản ánh một khái niệm quan trọng trong tâm lý học: tiêu điểm kiểm soát (locus of control). Khái niệm này, được nhà tâm lý học Julian Rotter đề xuất, đề cập đến niềm tin của một người về mức độ kiểm soát họ có đối với các sự kiện trong cuộc đời mình. Hiểu về tiêu điểm kiểm soát có thể giúp chúng ta nhận thức rõ hơn về cách chúng ta tiếp cận cuộc sống và có thể là chìa khóa để đạt được thành công và hạnh phúc lớn hơn.
Comments
Top Podcasts
The Best New Comedy Podcast Right Now – June 2024The Best News Podcast Right Now – June 2024The Best New Business Podcast Right Now – June 2024The Best New Sports Podcast Right Now – June 2024The Best New True Crime Podcast Right Now – June 2024The Best New Joe Rogan Experience Podcast Right Now – June 20The Best New Dan Bongino Show Podcast Right Now – June 20The Best New Mark Levin Podcast – June 2024
United States