DiscoverVĂN NGHỆ CUỐI TUẦN
VĂN NGHỆ CUỐI TUẦN
Claim Ownership

VĂN NGHỆ CUỐI TUẦN

Author: CRI

Subscribed: 554Played: 931
Share

Description

Thưởng thức tản văn mượt mà, vui nghe ca khúc hấp dẫn
135 Episodes
Reverse
Có lẽ nhiều người Việt Nam nhất là những người đứng tương đối quen thuộc giai điệu bài dân ca Mông Cổ Trung Quốc "Mặt trời không bao giờ lặn trên thảo nguyên". Bài dân ca Mông Cổ này là tác phẩm tốt nghiệp Học viện Âm nhạc Trung ương Trung Quốc vào năm 1953 của nhà soạn nhạc nổi tiếng dân tộc Mông Cổ Mây-li-chi-gơ, chính tác phẩm tốt nghiệp này đã giúp ông nổi tiếng. La Thành: Đại ý lời ca Mây trắng bồng bềnh trên trời xanh Đàn ngựa cất vó dưới mây trắng Tiếng roi vụt mạnh vang bốn phương Đàn chim tung cánh bay lên cao Nếu có ai đến hỏi tôi rằng Bạn ơi đây là thuộc nơi nao? Tôi kiêu hãnh trả lời họ rằng Đây chính là quê hương tôi đó Ngọc Ánh: Nhân dân ở đây yêu hòa bình Bà con nơi đây yêu quê hương Ca ngợi cuộc sống mới tươi đẹp Ca ngợi Đảng Cộng sản Mao Chủ Tịch và Đảng Cộng sản Dìu dắt chúng con trưởng thành Mặt trời không bao giờ lặn trên thảo nguyên La Thành: Bài dân ca Mông Cổ du dương đã dẫn chúng ta đến với thảo nguyên bao la, đến với khung cảnh từng đàn cừu đàn bò đang nhởn nhơ gặm cỏ trên đồng cỏ mênh mông. Trong chương trình Văn nghệ cuối tuần đêm nay, chúng tôi xin giới thiệu với các bạn về dân tộc Mông Cổ được mệnh danh là "dân tộc âm nhạc", "dân tộc thơ ca", và tất nhiên còn mời các bạn thưởng một số bài dân ca Mông Cổ do các giọng ca nổi tiếng của dân tộc này trình bày. Ngọc Ánh: Dân tộc Mông Cổ bắt nguồn ở dọc dòng sông Wangjian cổ đại, nay gọi là sông Ngơ-ơ-cu-na. Đầu thế kỷ thứ 13, Thủ lĩnh Thành Cát Tư Hãn dẫn đầu đã thống nhất các bộ tộc tại khu vực Mông Cổ, rồi dần dần hình thành một khối cộng đồng dân tộc mới. La Thành: Bà con dân tộc Mông Cổ sinh sống trên thảo nguyên đồng cỏ hết đời này đến đời khác, cuộc sống du mục của họ "di chuyển theo dòng nước chảy cỏ mọc", mặc dù lối sống như vậy đã suy giảm dần trong xã hội hiện đại ngày nay, song phương thức sinh hoạt này của họ vẫn được coi là tiêu chí của bà con dân tộc Mông Cổ. Dân tộc Mông Cổ phân bố tại khu vực Đông Á, dân tộc Ơ-un-khơ và dân tộc Thổ Gia đôi khi được coi là hai nhánh của dân tộc Mông Cổ. Dân số dân tộc Mông Cổ trên thế giới vào khoảng 10 triệu người, ngôn ngữ của dân tộc này là tiếng Mông Cổ. Trong đó, trên 50% sinh sống trong địa phận Trung Quốc. Ngọc Ánh: Dân tộc Mông Cổ là một dân tộc đam mê ca nhạc, hát hay múa giỏi, cho nên từ trước đến nay được mệnh danh là "dân tộc âm nhạc", "dân tộc thơ ca". Phong cách giai điệu dân ca Mông Cổ độc đáo, bất kể âm vực của bài ca cao và vang hoặc là thấp và trầm, cũng đều thể hiện đầy đủ đức tính chất phác, sảng khoái, nhiệt tình, hào phóng vốn có của dân tộc này. La Thành: Sau đây, mời các bạn thưởng thức bài dân ca Mông Cổ "Thảo nguyên tươi đẹp là quê hương ta đó" do nghệ sĩ nổi tiếng dân tộc Mông Cổ Tơ-tơ-ma trình bày. Nghệ sĩ Tơ-tơ-ma sinh năm 1947, được mọi người mệnh danh là "Chim Sơn ca trên thảo nguyên ". Chị đã bỏ ra nhiều công sức nghiên cứu tìm tòi, kết hợp phong cách hát ngân dài của dân tộc Mông Cổ với phong cách Opera, hoà hai phong cách làm một, khiến giọng hát của chị vừa rạo rực nhiệt tình lại có sức hút nghệ thuật mãnh liệt. Ngọc Ánh: Dân tộc Mông Cô từ già, trẻ, gái, trai đều đam mê ca hát, họ rất tôn sùng và kính nể những ai giỏi hát và hát hay. Dân tộc Mông Cổ Trung Quốc chủ yếu tập trung sinh sống trên cao nguyên Nội Mông, cuộc sống chăn nuôi gia súc trên đồng cỏ đã tạo nên cho bà con dân tộc Mông Cổ có đức tính dũng cảm, nhiệt tình, hào phóng, ngay thẳng như đã nói trên đây, còn tạo nên rất nhiều giọng ca dân tộc Mông Cổ xuất sắc. Dân tộc Mông Cổ là một dân tộc âm nhạc và thơ ca Giọng ca nổi tiếng dân tộc Mông Cổ Tâng-cơ-ơ La Thành: Tiếp theo, mời các bạn thưởng thức bài "Thiên đường" do giọng ca nổi tiếng dân tộc Mông Cổ Tâng-cơ-ơ trình bày. Tâng-cơ-ơ sinh năm 1960, anh từng học chuyên ngành Lý luận Sáng tác âm nhạc tại Học viện Âm nhạc Thiên Tân từ năm 1980—1985; Anh trở nên nổi tiếng bởi sáng tác và trình bày bài dân ca mang tên "Người Mông Cổ" vào năm 1986. Chất giọng của nghệ sĩ Tâng-cơ-ơ cao và vang, có sức mạnh, anh thiên về thể hiện những ca khúc mang giai điệu tình cảm đậm đà sâu lắng, bi thương nhưng lại hào phóng, đặc biệt là những ca khúc mang giai điệu khí chất độc đáo của thảo nguyên mênh mông. Ngọc Ánh: Đại ý ca khúc "Thiên đường": Bầu trời xanh lam Nước hồ trong vắt Đồng cỏ xanh rờn Quê hương tôi đó Tuấn mã phi nhanh Đàn cừu trắng muốt Và cả người đẹp Quê hương tôi đó Tôi yêu quê hương Thiên đường của tôi... La Thành: Giai điệu dân ca Mông Cổ nổi tiếng bởi khúc điệu âm thanh ngân cao và du dương. Nội dung dân ca rất phong phú, có những bài dân ca hát về tình yêu lứa đôi, đón dâu gả chồng, có những bài ca ngợi tuấn mã, đồng cỏ, núi non, sông hồ, cũng có những bài ca ngợi các nhân vật anh hùng, những bài dân ca như vậy đã phản ánh phong tục tập quán, nhân tình thế thái của xã hội Mông Cổ. Ngọc Ánh: Khác với các thế hệ nghệ sĩ dân ca trước đây, các giọng ca dân tộc Mông Cổ trẻ hiện nay không những có thể trình bày rất hay những bài dân ca của dân tộc mình, đồng thời có thể không ngừng nghiên cứu và hát thử những ca khúc lưu hành. Nghệ sĩ Sư-jin-gơ-rư-lơ - giọng ca nổi tiếng dân tộc Mông Cổ sinh năm1968 là một trong số đó, chị đã giành được thành tựu nổi bật trong làng ca nhạc. Trong tiếng Mông Cổ, Sư-jin-gơ-rư-lơ có nghĩa là "ánh sáng trí tuệ" . Sau đây mời các bạn thưởng thức bài hát "Sơn ca như dòng nước mùa xuân" do nghệ sĩ Sư-jin-gơ-rư-lơ trình bày. Dân tộc Mông Cổ là một dân tộc âm nhạc và thơ ca Nghệ sĩ Sư-jin-gơ-rư-lơ La Thành: Nghệ sĩ Sư-jin-gơ-rư-lơ từng là tay chơi đàn guitar bass của một nhóm nhạc, năm 2000 chị bắt đầu phát hành tập Album đầu tiên của mình mang tên "Thiên niên kỷ mới", chính tập album này đã giành hết tất cả các giải thưởng về Nhân vật mới xuất sắc của năm đó, chất giọng của chị cao và vang, chị có tài năng sáng tác âm nhạc, do vậy mà trở nên hết sức nổi tiếng, từ năm 1999 --2005 chị đã liên tiếp 6 lần tham gia đêm Liên hoan văn nghệ chào xuân của Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc. Ngọc Ánh: Cá tính của nghệ sĩ Sư-jin-gơ-rư-lơ ngay thẳng, đã nói là làm, yêu ghét rõ ràng, tương đối mạnh mẽ, chị có chất giọng tình cảm đậm đà. Ngoài vừa gảy đàn vừa ca hát ra, chị còn sáng tác nhạc và ca từ. "Sơn ca như dòng nước mùa xuân" vốn là dân ca của dân tộc Choang Quảng Tây ở phía Tây Nam Trung Quốc, đây là bài hát chủ đề trong bộ phim âm nhạc "Chị Ba Lưu" mà trước đây Ngọc Ánh từng giới thiệu, nhưng bài hát này do chị Sư-jin-gơ-rư-lơ đã làm cho bài dân ca này trở nên du dương, hào phóng và có sức hút mạnh mẽ. Dân tộc Mông Cổ là một dân tộc âm nhạc và thơ ca La Thành: Hiện nay trong làng ca nhạc Trung Quốc xuất hiện khá nhiều giọng ca dân tộc Mông cổ, ví dụ như Bu-nhân-ba-nha-ơ , U-lan-tu-ya, Hu-si-lâng , Tề Phong, v.v., Nhóm nhạc "Phượng Hoàng truyền kỳ" gồm đôi giọng nam nữ nổi tiếng nhất Trung Quốc hiện nay, Dương Nguỵ Linh chính là giọng nữ đến từ thảo nguyên Nội Mông Cổ. Những bài hát do nhóm nhạc này trình bày rất được công chúng yêu thích, trước đây Ngọc Ánh cũng từng giới thiệu với các bạn nhóm nhạc "Phượng Hoàng truyền kỳ" và những bài hát do nhóm nhạc này thể hiện qua Chương trình Văn Nghệ cuối tuần của CRI. La Thành: Đúng là như vậy, chính vì nhiều bài hát do họ trình bày rất được mọi người yêu thích cho nên cũng trở thành những ca khúc "múa quảng trường" của các bà mẹ các chị Trung Quốc. Ví dụ như ca khúc "Trăng sáng đầm sen" do họ trình bày năm 2010 có đến hàng triệu người cài đặt làm nhạc chuông điện thoại của mình. Ngọc Ánh: Sau đây, mời các bạn nghe bài hát "Bên trên vầng trăng" do nhóm nhạc "Phượng Hoàng truyền kỳ" trình bày, giai điệu của đàn Đầu Ngựa đã xuyên qua từ đầu chí cuối bài hát này. Dân tộc Mông Cổ là một dân tộc âm nhạc và thơ ca Nhóm nhạc Phượng Hoàng truyền kỳ La Thành: Nhạc dân tộc Mông Cổ vừa mang phong cách chung của cả dân tộc, nhưng lại hòa vào phong cách làn điệu độc đáo riêng của mỗi khu vực dân tộc, do vậy rất phong phú đa dạng, muôn màu muôn vẻ. Nhiều nghệ sĩ đã đến thảo nguyên tựa như biển ca để khảo sát thực tế, tiến hành chỉnh lý, bảo hộ và truyền bá dân ca Mông Cổ. Ngọc Ánh: Cuối cùng mời các bạn thưởng thức bài dân ca Mông Cổ "Nhạn Hồng" do giọng ca trẻ dân tộc Mông cổ Hu-si-lâng trình bày. Hu-si-lâng sinh năm 1982 trong một gia đình chăn nuôi trên thảo nguyên Nội Mông, đồng cỏ mêng mông trên quê hương đã phú cho anh có chất giọng hay, bài "Nhạn Hồng" do anh trình bày đã làm rung động biết bao trái tim của cộng đồng những người phải xa rời quê hương đi mưu sinh ở phương trời xa xôi.
Các bạn đang nghe bản nhạc Quảng Đông có tên "Bước bước cao", đây là một trong những bản nhạc rất có tính đại diện cho nhạc Quảng Đông với giai điệu vui tươi hoạt bát, mong sao sẽ làm bạn cảm thấy khoan khoái trong đêm hè oi ả. Nhạc Quảng Đông chủ yếu lưu hành tại châu thổ sông Châu Giang ở tỉnh Quảng Đông, được hình thành dần dần trên cơ sở nhạc bát âm trong dân gian hòa với giai điệu Việt kịch vào cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20. Giàn nhạc thường sử dụng các loại nhạc cụ như đàn nhị, đàn tần, tì bà, dương cầm, sáo, kèn hầu, sênh, mõ và chuông nhỏ. Qua một quá trình sáng tác và cải biên, hiện nay đã có tích lũy khoảng mấy trăm bản nhạc Quảng Đông. Ví dụ các bản nhạc như "Mưa rơi xuống lá chuối", "Song thanh hận", "Bước bước cao", "Ngựa đói lắc chuông", "Liên hoàn khâu", "Đua thuyền tranh giải", "Bình hồ Thu Nguyệt", "Chim công xòe cánh", v.v.. Tiếp theo, mời các bạn thưởng thức bản nhạc "Bình hồ Thu Nguyệt". "Bình hồ Thu Nguyệt" là nhạc phẩm nổi tiếng của nhạc sĩ Lữ Văn Thành, ông từng đến du ngoạn Hàng Châu vào mùa thu vàng, xúc cảnh sinh tình mà sáng tác nên nhạc phẩm này. Nhạc phẩm này đã bày tỏ cảm xúc của tác giả trước cảnh đẹp nên thơ hữu tình của Tây Hồ, giai điệu bản nhạc hòa hớp giữa dân ca Chiết Giang lại mang phong cách nhạc Quảng Đông, "Bình hồ Thu Nguyệt" là một trong những nhạc phẩm dân ca xuất sắc nhất của Trung Quốc. Sau đây Ngọc Ánh xin giới thiệu với các bạn mấy bản nhạc Quảng Đông. Trong những năm 20-30 thế kỷ 20 là thời kỳ hưng thịnh của nhạc Quảng Đông, các nhạc sĩ và ca sĩ trình diễn nhạc Quảng Đông nổi tiếng là Lữ Văn Thành, Hà Liễu Đường chính là đã xuất hiện trong thời kỳ này. Kể từ những năm 50 thế kỷ 20 đến nay, nhạc Quảng Đông đã được phát triển mạnh, những người làm công tác nghiên cứu âm nhạc đã sưu tầm, chỉnh lý rất nhiều nhạc khúc Quảng Đông, đồng thời đã tiến hành nghiên cứu cải cách về hòa âm cũng như phối nhạc, và đã cho xuất bản nhiều cuốn sách nhạc Quảng Đông, ngoài ra còn sáng tác nhiều bản nhạc Quảng Đông xuất sắc. Mời các bạn thưởng thức bản nhạc "Rồng bay Phượng múa". Rồng và Phượng là hai con vật biểu tượng cho những việc tốt lành trong quan niệm của người dân Trung Quốc. Giai điệu chính của bản nhạc này cho người nghe có cảm giác bay nhảy, cao thấp thanh trầm, như nhịp điệu của rồng bay phượng múa, uyển chuyển xoay mình nhún nhảy. Tiếng thanh la thánh thót, tiếng khèn âm vang, tiếng đàn gẩy đều nhịp, tạo nên bầu không khí hân hoan.
Con người sống trên đời này, có hai việc nên ít làm với khả năng tối đa, một là quấy nhiễu sinh hoạt của người khác bằng cái miệng của mình, hai là mượn đầu óc của người khác suy nghĩ cho cuộc đời của mình. Cuộc đời không cần phải giải thích mới là cuộc đời lớn mạnh thật sự. Cuộc sống bất hạnh nhất là sống trong ký ức bất hạnh, cuộc sống không khoa học nhất là sống trong những thói quen không lành mạnh, cuộc sống không lý tưởng nhất là là sống trong sự trùng lặp, cuộc sống tuyệt vọng nhất là chôn vùi lý tưởng bằng chính bàn tay mình. Đi khắp thế giới, chẳng qua cũng là để tìm lại con đường trở về với cõi lòng mình. Có những quyết định, ta chỉ cần một phút thôi là quyết định xong, thế nhưng lại phải ân hận bằng cả đời mình cho chính một phút đó. Nhớ lại chuyện xưa, không phải vì thời buổi hồi đó tốt ra sao, mà là vì hồi đó bạn còn trẻ trung. Đường đời dài dằng dặc, không phải bước đi nào của chúng ta cũng có thể đi tới đích một cách êm đẹp, dọc đường vấp ngã mấy lần, đi mấy đoạn đường vòng, như vậy không phải là việc hỏng, tối thiểu là đã khiến chúng ta trải nghiệm những trắc trở, tăng thêm những từng trải, tạo cho cuộc đời chúng ta muôn hình muôn sắc. Đừng nên bộc lộ nội tâm yếu đuối của bạn một cách dễ dàng, phải tập gánh lấy hết thảy những gì cần phải đảm đương; đừng dễ gì mà kể lể những điều khốn khổ trong đời sống của mình, phải học cách biết đối mặt với hiện thực bừa bộn; đừng nên dễ dàng sống uổng phí một ngày nào, bởi đó chính là ngày đầu tiên trong cuộc đời còn lại của bạn; không nên dễ dàng thỏa hiệp với cõi đời, nó muốn bạn phải khóc than, thì bạn phải kiên trì mỉm cười với chính mình. Chỉ cần chúng ta có thể gánh vác, không trốn tránh, biết nâng niu quý trọng, có trái tim vững chắc, thì cuộc đời bạn sẽ không đến nỗi quá trống rỗng. Bạn làm việc gì càng đúng đắn, thì sẽ có càng nhiều người xì xào sau lưng bạn. Bạn sống càng tốt đẹp, thì sẽ có càng nhiều người mỉa mai sau lưng bạn. Bạn trở nên càng cứng cỏi, thì sẽ có càng nhiều người chống lại bạn từ sau lưng. Nếu bạn chán ghét tôi, thì tôi không hề để tâm, bởi tôi sống không phải để mua vui cho bạn. Bạn lãng phí mất ngày hôm nay, chính là ngày mai từng thèm khát của người vừa bị chết hôm qua. Bạn ngán ngẩm hiện nay, chính là đã từng mà trong tương lai sẽ không bao giờ có thể trở lại được nữa. Thời gian rất tàn nhẫn, cần phải quý trọng những người xung quanh bạn. Thời gian quả là tốt đẹp, có thể xóa lành cho vết thương không còn đau nữa, nên buông bỏ những gì cần phải buông bỏ, đừng nên luôn cảm thấy mình không được hạnh phúc cho lắm, không gì là không hạnh phúc, mà chỉ là không được thỏa mãn mà thôi. Làm người một cách lặng lẽ, mới có thể làm việc một cách sôi nổi. Quý phái nhưng không phô trương, sang trọng nhưng không khoe khoang, mới là tầm cao nhất của cuộc đời. Lặng lẽ, chính là khi gặp người khác trên đoạn đường chật hẹp, nên né mình sang một bên nhường lối cho người đó đi qua. Mặt đất lõm xuống mới hình thành biển cả, con người thấp hèn có thể thành vương. Làm người lặng lẽ, mới có thể giảm thiểu đến mức thấp nhất những quấy nhiễu và cản trở do con người gây nên, mới có thể giành được thành công trong sự nghiệp một cách dễ dàng. Bạn đặt mình vào vị trí càng thấp, thì địa vị của bạn trong sự nhìn nhận của người khác càng cao. Không ai mang cơm trưa đến, thì tự mình bắt tay vào mà nấu; không ai chào buổi tối, thì tự mình chào với mình; không ai hỏi han nóng hay lạnh, thì tự mình quan tâm thời tiết nắng mưa ra sao; không ai hẹn hò, thì mình bày vẽ chương trình của ngày cuối tuần cho thật phong phú. Cứ dán mắt vào cốc nước trong tay, thì nước sẽ sánh ra ngoài, cứ mong mau thoát khỏi cảnh sống độc thân thì ngược lại càng không giải quyết được vấn đề này. Điều không thể sai đó chính là cố gắng hơn nữa để bản thân trở thành con người càng tuyệt vời, nếu bạn cởi mở, thì gió mát thổi tới. Làm người như dòng nước chảy vậy, bạn là nước ở trên cao, thì tôi sẽ rút đi, quyết không chìm trong độ cao của bạn; nếu bạn ở dưới thấp, thì tôi sẽ trào lên, không để lộ khiếm khuyết của bạn; bạn chảy thì tôi sẽ cùng chảy với bạn, quyết không bỏ rơi bạn để bạn phải lẻ loi; bạn không không chảy, tôi sẽ ở bên bạn rất lâu, quyết không quấy rầy sự yên lặng của bạn; nếu bạn rạo rực, thì tôi sẽ sôi nổi, quyết không ngăn lòng nhiệt tình của bạn; nếu bạn bị lạnh lẽo, thì tôi cũng sẽ đông lại, quyết không làm ngơ trước cái giá lạnh của bạn. Cuộc đời như nước chảy, chảy theo duyên phận theo dòng đời. Có rất nhiều việc, không phải bạn nghĩ rồi đều có thể thực hiện được. Có rất nhiều thứ, không phải bạn muốn, đều sẽ có thể được. Có rất nhiều người, không phải vì bạn giữ lại, là họ có thể ở lại. Đừng quá coi trọng tất cả mọi thứ. Phong cảnh đã mất đi, người nào đó đã xa rời, niềm khao khát không thể đợi chờ, toàn bộ đều đã đi vào chốn tận cùng của duyên phận. Cần chi quá khư khư, những gì cần đến thì rồi tự nhiên sẽ đến, những gì muốn xa rời thì dù có giữ lại cũng không được. Hãy mở rộng quan niệm quá cố chấp, hãy thuận theo duyên phận thì đó mới là cuộc đời tốt đẹp nhất.
Hai ngày thứ bảy và chủ nhật vừa qua rất có ý nghĩa, thứ bảy 20 tháng 6 trùng với Tết Đoan Ngọ truyền thống Trung Quốc mồng 5 tháng 5 âm lịch, mà chủ nhật lần thứ ba trong tháng 6, là Ngày của Cha theo lịch phương Tây, do vậy có thể nói hai ngày cuối tuần vừa qua là song hỷ lâm môn. Tết Đoan Ngọ truyền thống Trung Quốc Hải Vân: Nhân dịp này, xin chúc tất cả người cha trong Ngày của Cha hôm nay vui vẻ, nhân dân Trung Quốc hôm qua vừa ăn Tết Đoan ngọ truyền thống cũng rất vui vẻ. Ngọc Ánh: Hải Vân ơi, câu đầu em chúc Ngày của Cha vui vẻ thì đúng rồi, nhưng câu sau em nói mọi người trong ngày Tết Đoan Ngọ vui vẻ thì có lẽ ...có lẽ ... Hải Vân: Có lẽ sao hả chị? Ngọc Ánh: Câu sau em nói mọi người Tết Đoan Ngọ vui không đúng lắm đâu. Hải Vân: Nhưng chị ơi, em nghe nhiều người nói như vậy mà chị. Ngọc Ánh: Chính xác hơn thì nên chúc mọi người Tết Đoan Ngọ bình an khỏe mạnh thì đúng hơn. Theo quan điểm của Giáo sư Dương Quảng Vũ, chuyên gia Di sản Phi vật thể Trung Quốc cho rằng, Tết Đoan Ngọ không nên chúc nhau vui vẻ, bởi vì Tết Đoan Ngọ truyền thống thực ra là ngày Giỗ. Cho nên cùng lắm thì nên chúc nhau Tết Đoan Ngọ bình an khỏe mạnh là được rồi. Hải Vân: Ồ thì ra là vậy. Tết Đoan Ngọ an khang Khuất Nguyên Ngọc Ánh: Ừ mà nói đến đây, Ngọc Ánh xin giới thiệu luôn đôi nét về Tết Đoan Ngọ truyền thống vậy. Đây là ngày Tết cổ truyền xa xưa của Trung Quốc, bắt đầu từ thời Xuân Thu - Chiến Quốc cách đây hơn hai ngàn năm rồi. Có rất nhiều truyền thuyết về Tết Đoan Ngọ, nhưng mà tóm lại là có ba truyền thuyết chính như sau: Kỷ niệm ngày đại văn hào Khuất Nguyên gieo mình xuống sông Mịch La tự vẫn, danh thần Ngũ Tử Tư gieo mình xuống sông Tiền Đường, còn nữa có người con gái hiếu thảo tên là Tào Nga đã gieo mình xuống sông để cứu cha, người đời sau đặt dòng sông này là sông Tào Nga. Hải Vân ơi, bất kể theo truyền thuyết nào thì mồng 5 tháng 5 Âm lịch cũng đều là kỷ niệm ngày Giỗ của nhân vật nổi tiếng đã gieo mình xuống sông xuống hồ tự vẫn. Hải Vân: Vâng, nghe chị giới thiệu trên đây, thì mồng 5 tháng 5 Âm lịch là ngày giỗ ngày tưởng nhớ người đã khuất. Cũng tựa như Tết Thanh Minh vậy, đây cũng là ngày lễ cổ truyền của Trung Quốc, trong ngày Tết Thanh Minh mọi người cũng chỉ có thể cầu chúc cho mọi người bình an mạnh khỏe mà thôi, bởi vì Thanh Minh là ngày đi tảo mộ tưởng nhớ người thân đã khuất mà. Ngọc Ánh : Đúng rồi, cho nên không phải ngày Tết, ngày lễ cổ truyền nào cũng chúc nhau vui vẻ đâu nhé. Hải Vân: Ồ, vậy thì em xin sửa ngay, xin chúc quý vị và các bạn Tết Đoan ngọ bình an khỏe mạnh, và nhân đây xin tặng các bạn ca khúc "Tết Đoan Ngọ". Tết Đoan Ngọ an khang Bánh chưng Trung Quốc Ngọc Ánh : Gói bánh chưng, cắm lá ngải, uống rượu Hùng Hoàng, treo bao thơm, v.v., là truyền thống văn hóa tưởng nhớ người đã khuất hơn 2000 năm lịch sử của dân tộc Trung Hoa, mọi người tổ chức nhiều hoạt động trong ngày này, đua thuyền rồng truyền thống là môn không thể thiếu được. Còn việc gói bánh cũng rất đặc biệt, bánh chưng của Trung Quốc gói theo hình tam giác góc cạnh, nhỏ hơn bánh chưng Việt Nam rất nhiều, thế nhưng nhân dân hai nước Trung-Việt có thể cùng đua thuyền rồng để kỷ niệm ngày lễ truyền thống này. Hải Vân: Đúng vậy, về đua thuyền rồng thì phải kể đến ngày Hội đua thuyền rồng trên biển quốc tế Phòng Thành Cảng, Quảng Tây, Trung Quốc là rất nổi tiếng. Ngày lễ này thường được tổ chức vào dịp trước hoặc trong Tết Đoan Ngọ hằng năm, ngoài ra ở đây còn tổ nhiều hoạt động khác, nhưng đua thuyền rồng vẫn là hoạt động chính. Tiền thân cuộc đua thuyền rồng hữu nghị nhân dân Trung - Việt được lần đầu tiên tổ chức vào Tết Đoan Ngọ năm 2004. Ngọc Ánh: Cho đến năm 2009, Phòng Thành Cảng ra sức bắt tay vào việc tổ chức sắp xếp các nguồn thương hiệu văn hóa - thể thao, và chính thức tổ chức ngày hội Đua Thuyền rồng quốc tế Phòng Thành Cảng, đến nay đã lần lượt tổ chức sáu lần. Hải Vân: Phòng Thành Cảng là bến cảng lớn nhất ở miền tây Trung Quốc. Ngày 14 tháng 6, chủ nhật tuần trước, cuộc Đua Thuyền rồng quốc tế Phòng Thành Cảng năm 2015 đã khai mạc tại eo biển phía tây khu vực bến cảng. Có 19 đội thuyền rồng đến từ Việt Nam, Hồng Công và Liễu Châu, Quảng Tây, Trung Quốc đã đến đây tham gia cuộc đua thuyền quyết liệt và náo nhiệt. Tết Đoan Ngọ an khang Đua Thuyền rồng quốc tế Phòng Thành Cảng năm 2015 Ngọc Ánh: Vùng eo biển phía tây là hành lang lớn hướng tới ra các nước ASEAN, và cũng từng là khởi điểm của "Đường mòn Hồ Chí Minh trên biển"--- Hành lang bí mật Trung Quốc chi viện Việt Nam tiến hành công cuộc kháng chiến chống Mỹ. Mặt biển vùng này rộng lớn, sóng biển êm ả không chịu sự ảnh hưởng của nước thủy triều lên xuống hoặc lũ lụt hạn hán. Hải Vân: Hằng năm cứ đến mùa tổ chức đua thuyền rồng, là vùng eo biển phía tây này lại đâu đâu cũng tiếng reo hò vang dội, tiếng thanh la tiếng trống râm ran, mấy chục nghìn khán giả đứng xem quang cảnh bầu không khí rầm rộ ở hai bờ biển có cây cầu vắt ngang, chứng kiến hoạt động thể thao đua thuyền trên biển, cảm nhận quang cảnh hoành tráng mêng mông dưới bầu trời xanh mây trắng. Ngọc Ánh: Nghe Hải Vân giới thiệu như vậy, tuy không có dịp đến hiện trường để chứng kiến quang cảnh đua thuyền rồng trên biển hoành tráng, nhưng trước mắt Ngọc Ánh lúc này như đang hiện lên quang cảnh ánh nắng, bãi biển, sóng biển, chim hải âu, ôi giá như có mặt ở hiện trường thì tuyệt vời biết nhường nào.
Tết Đoan Ngọ, người dân trên cả nước Trung Quốc được nghỉ một ngày, cộng thêm hai ngày nghỉ cuối tuần, gộp lại nghỉ luôn ba ngày. Nếu trời đẹp thì nhiều người đi du lịch trong nước thậm chí ra nước ngoài du lịch nữa cơ. Hải Vân: Ôi, nếu tranh thủ được cả nhà cùng đi du lịch thì hay biết mấy, chủ nhật này lại vừa đúng Ngày của Cha, con cái cùng cha và cả mẹ đi du lịch, hoặc ở bên cha, mua quà tặng cha, bất kể bằng hình thức gì, chỉ cần bạn bày tỏ tấm lòng của mình, cảm ơn cha cũng rất hạnh phúc lắm rồi. Ngọc Ánh: Các bạn đang thưởng thức bài hát "Bố ơi mình đi đâu thế?" do một đội hai cha con cùng đồng ca. Hải Vân: "Bố ơi mình đi đâu thế?" cũng là chương trình truyền hình do các cặp cha con thật cùng trải nghiệm thực tế ngoài trời do Đài Truyền hình tỉnh Hồ Nam mua bản quyền của Đài Truyền hình MBC Hàn Quốc về thực hiện tại Trung Quốc. Năm nay là mùa thứ ba của chương trình này, sẽ tăng đến 16 tập trên cơ sở 12 tập của mùa thứ nhất, chương trình này sẽ ra mắt khán giả vào 22 giờ giờ Bắc Kinh mỗi thứ sáu hằng tuần kể từ ngày 10 tháng 7 sắp tới. Đông đảo khán giả đang chờ đợi buổi ra mắt của chương trình. Ngọc Ánh: "Bố ơi mình đi đâu thế?" là chương trình truyền hình thực tế hot nhất năm 2013. Trong chương trình này, năm người bố đều là diễn viên nổi tiếng chăm sóc ứng xử với con cái mọi sinh hoạt hằng ngày về ăn uống và đi lại trong suốt 72 đồng hồ ở ngoài trời, những người bố trẻ phải hoàn thành hàng loạt nhiệm vụ do ekip làm phim bố trí. Chương trình "Bố ơi mình đi đâu thế?" mùa thứ nhất Hải Vân: Người xây dựng chương trình nói, chương trình này du nhập bản quyền từ Hàn Quốc là vì nhịp sống gấp của đô thị đã khiến cho cha mẹ con cái ít có dịp và ít có thời gian ở bên nhau để chung hưởng những phút giây êm đềm vui vẻ , "chương trình này không phải với mục đích phô diễn những riêng tư sinh hoạt của cha con các nghệ sĩ trẻ nổi tiếng, mà là để tựa như trưng bày cuốn bách khoa toàn thư về giáo dục sinh hoạt cho tất thảy những người làm cha làm mẹ lứa tuổi 8X". Ngọc Ánh: Trong Chương trình này, trước hết là những thách thức đối với 5 bé, con cái của năm chàng diễn viên. Ekip chương trình đã phải bỏ ra nhiều công sức để tìm kiếm diễn viên bố trẻ và con cái của họ trong cả nước. Tiêu chuẩn phải là: Con cái họ đều là những cháu bé ở độ từ bốn đến sáu tuổi, hình dáng bên ngoài phải dễ thương, tính tình phải khác hẳn nhau. Đạo diễn cho biết, bởi vì những cháu bé bảy tám tuổi trở lên đã hơi lớn, đã không còn cái tính ngây thơ non nớt bẩm sinh của trẻ em, những cháu bé dưới bốn tuổi thì lại nhỏ quá, chưa hiểu biết nhiều nên khó có thể hoàn thành nhiệm vụ được giao phó. Ngoài ra, còn một nguyên tắc nữa là số bé trai phải nhiều hơn bé gái, bởi vì trong phiên bản chương trình của Hàn Quốc, bốn bé trai phối hợp với một bé gái, trong đó, ngộ nghĩnh vui tếu nhất vẫn là mấy bé trai. Hải Vân: Để giúp các ông bố diễn viên trẻ và con của họ tìm kiếm 6 nơi phong cảnh ngoài trời khác nhau và lại phải có tính mạo hiểm ở đó, Ekip chương trình "Bố ơi mình đi đâu thế?" đã thành lập một nhóm làm phim chuyên đi tìm kiếm những điểm ngoại cảnh như vậy, họ đã đi khắp các tỉnh trong cả nước để có thể tìm kiếm được một nơi hoang dã chưa ai từng đặt chân đến, địa mạo phải hoàn toàn khác nhau, nhưng lại không được cách đô thị quá xa, bởi vì phải chiếu cố đến các cháu nhỏ không chịu nổi đường xá xa xôi cách trở. Ngọc Ánh: Chương trình "Bố ơi mình đi đâu thế?" mùa thứ nhất có sự tham gia của nghệ sĩ nổi tiếng Đài Loan Trung Quốc Lâm Chí Dĩnh, vận động viên nhảy cầu nổi tiếng Điền Lương, diễn viên nổi tiếng Lâm Đào, đạo diễn Vương Nhạc Đại và người mẫu Trương Lương nổi tiếng Đại lục Trung Quốc. Sau đây, chúng ta cùng nghe các ông bố diễn viên trẻ và các con của họ trong chương trình "Bố ơi mình đi đâu thế?" trình bày bài hát chủ đề của cùng tên "Bố ơi mình đi đâu thế?" : Hải Vân: Người Trung Quốc thường nói "Tình Cha như núi, tình mẹ như biển". Ở Trung Quốc còn một chương trình cha con trải nghiệm thực tế cũng rất được hoan nghênh có tên là "Bố đã về rồi" cũng du nhập bản quyền từ Hàn Quốc, do Đài Truyền hình Chiết Giang thực hiện. Chương trình "Bố đã về rồi" mùa thứ nhất có sự tham gia của các ngôi sao trẻ là Giả Nãi Lượng, Vương Trọng Lôi, Ngô Tôn, Lý Tiểu Bằng và các con của họ, chương trình này đã phát trên màn hình nhỏ vào tối thứ năm hàng tuần, bắt đầu từ ngày 24 tháng 4 năm 2014. Ngọc Ánh: Chương trình này lấy các cặp cha con các diễn viên nổi tiếng cùng ở bên nhau làm khung cảnh chính, những người cha này vốn thường xuyên phải xa nhà, sau khi trở về với con, nhưng mẹ của các cháu đều vắng nhà, những người bố trẻ phải tự chăm sóc con nhỏ của mình trong 48 tiếng đồng hồ, tái hiện tình khung cảnh cha con bên nhau, ứng phó với bất cứ tình trạng gì xảy ra trong quãng thời gian này. Hải Vân: Chương trình truyền hình thực tế "Bố đã về rồi" mùa thứ hai có sự tham gia của những ông bố trẻ nổi tiếng là Giả Nãi Lương, Lý Tiểu Bằng, Đỗ Giang, Đường Chí Trung và Trịnh Quân và các con nhỏ của họ, Chương trình mùa thứ hai này đã công chiếu vào tối thứ bảy từ ngày 9 tháng 5 năm nay vào lúc 20:20 giờ Bắc Kinh. Ngọc Ánh: Hai chương trình truyền hình đề tài thực tế này, có thể nói trên chừng mực nào đó đã làm thay đổi phương thức giáo dục gia đình của thế hệ trẻ Trung Quốc. Trong quan niệm truyền thống, người cha trong gia đình bao giờ cũng là nhân vật khiến con cái phải sợ sệt, bởi cha không dễ gì biểu lộ tình cảm của mình, toàn bộ tâm sức của cha chỉ dành cho việc kiếm tiền về nuôi cả gia đình, còn việc bếp núc chăm sóc con cái thì cha không bao giờ phải để tâm đến. Nhưng trong chương trình này, các cha trẻ tuy đều là những người thành công trong sự nghiệp, nhưng họ cho rằng cùng chung sống chăm sóc con cái là việc quan trong hơn bất cứ việc gì.
Nếu bạn đã không còn yêu cô ấy nữa, xin hãy buông tay, để người khác yêu cô ấy. Nếu cô ấy đã không còn yêu bạn, mời bạn giang rộng cõi lòng, để bạn có dịp đi yêu người khác. Có những thứ, cho dù bạn thích thế nào đi nữa cũng không thuộc về bạn, có những thứ bạn lưu luyến thế nào đi nữa cũng định đoạt buộc phải từ bỏ. Trên đời này có vô số tình yêu, nhưng đừng để cho tình yêu trở thành thứ phương hại. Có những duyên phận định đoạt sẽ phải mất đi, có những duyên phận không bao giờ mang lại kết quả, yêu một người không nhất thiết phải có được người đó, nhưng nếu đã có được một người để yêu rồi thì thất định nên nâng niu quý trọng. Giá như chân thành là thứ có thể gây phương hại, thì tôi thà lựa chọn nói dối. Giá như nói dối là một thứ gây phương hại, thì tôi lựa chọn im lặng. Giá như im lặng là sự gây phương hại, thì tôi lựa chọn rời xa. Nếu như bị mất đi là sự đau khổ, thì bạn có lo phải có sự bỏ ra hay không? Giá như mê muội là đau khổ, thì bạn có lựa chọn kết thúc hay không? Nếu như theo đuổi là sự đau khổ, thì liệu bạn có lựa chọn đam mê bất tỉnh hay không? Giá như chia tay là sự đau khổ, thì bạn sẽ dốc bầu tâm sự cùng ai? Rất nhiều sự việc chỉ có về sau rồi mới nhận rõ vấn đề, thế nhưng ta đã không còn tìm thấy con đường đưa ta đến. Có một thứ tình yêu, rõ ràng là yêu say đắm, nhưng lại nói không nên lời. Có một thứ tình yêu, rõ ràng muốn chia tay, nhưng lại không thể bỏ nhau. Có một thứ tình yêu, rõ ràng như đang bị nung nấu, nhưng lại không thể tránh được. Có một thứ tình yêu, biết rõ rằng không có con đường phía trước, nhưng trong lòng lại không quay về được. Thế nào là lòng can đảm? Là vừa khóc vừa đòi em yêu anh, hay là vừa khóc vừa để em chia tay với anh? Cớ sao mà chúng ta không quý trọng những người xung quanh? Đối với cuộc gặp mặt không thể biết trước được, chúng ta thường cho rằng rồi sẽ có duyên gặp lại nhau, cứ cho rằng sẽ có dịp gặp lại để nói với nhau một lời xin lỗi, nhưng lại không bao giờ nghĩ rằng mỗi một lần vẫy tay tạm biệt nhau, đều rất có thể sẽ là lần chia tay lần cuối, mỗi một tiếng than thở, cũng rất có thể là lần than thở cuối cùng. Rất có thể bạn chỉ vì muốn có một mối tình, cần một đối tượng để yêu, cho dù mối tình không có kết quả. Không cần phải gặp gỡ rất nhiều người, bởi vì họ chẳng qua chỉ là người qua đường mà thôi. Tôi không hiểu đời người có bao nhiêu lần mười năm thời gian để tặng cho một người khác. Con người, một loài sinh vật, nhìn kỹ, thì ra thương tật đầy mình, liệu có được người khác yêu hay không, mỗi người đều có cảm nhận khác nhau.
Trước hết, Hải Vân xin nhấn mạnh rằng, nhạc cụ dân tộc Trung Quốc mà Hải Vân giới thiệu trong chương trình hôm nay chủ yếu là nhạc cụ thịnh hành tại khu vực dân tộc Hán. Kể từ đời nhà Chu cách đây hơn hai ngàn năm, Trung Quốc đã có hơn 70 loại nhạc cụ dân tộc, đến nay nhạc cụ được sử dụng thường xuyên đã lên tới hơn 200 loại. Theo phương pháp diễn tấu và chức năng, có thể chia làm bốn loại: nhạc cụ bộ hơi, nhạc cụ bộ dây kéo, nhạc cụ bộ dây gảy và nhạc cụ bộ gõ. Trong đó thịnh hành rộng rãi nhất là sáo, dàn chuông, huân, tỳ bà, nhạc cụ ống tre và nhạc cụ bộ dây, hồ cầm, đàn cổ, đàn tranh, tiêu và trống, v.v.. Chương trình văn nghệ trước đây từng giới thiệu qua đàn cổ và đàn tranh, hôm nay, Hải Vân xin giới thiệu với các bạn dàn chuông, sáo, tỳ bà, tiêu và huân. Các bạn thân mến, các bạn đang nghe là bản nhạc được diễn tấu bằng dàn chuông và dàn nhạc dân tộc khác. Dàn chuông gồm một số chuông lớn nhỏ khác nhau, treo theo thứ tự trên một bộ khung gỗ, hình thành một bộ hoặc vài bộ, âm thanh âm điệu cao thấp của mỗi chiếc chuông đều khác nhau. Kể từ đời nhà Thương cách đây 3500 năm trước, Trung Quốc đã có dàn chuông, tuy nhiên dàn chuông lúc bấy giờ của một bộ nhiều nhất có ba chiếc chuông. Cùng với sự phát triển của thời đại, số lượng chuông của mỗi dàn chuông cũng không ngừng gia tăng. Dàn chuông cổ đại đa số được dùng trong diễn tấu cung đình, ít được sử dụng trong dân gian, mỗi khi gặp chiến tranh, thiết triều hoặc tế tự, đều diễn tấu dàn chuông. Nhà thơ đời nhà Đường Lý Bạch từng viết: "Thùy gia ngọc địch ám phi thanh/ Tán nhập xuân phong mãn Lạc thành". Tạm dịch là: Tiếng sáo ngọc nhà ai thoảng đưa tới/ Hòa trong gió xuân bay khắp thành Lạc Dương. Sáo là nhạc cụ cổ truyền của dân tộc Hán, cũng là nhạc cụ bộ hơi mang tính đại diện nhất và mang đậm bản sắc dân tộc nhất trong các nhạc cụ dân tộc Hán. Tháng 5 năm 1986, tại di chỉ thời kỳ đầu của thời kỳ đồ đá mới ở phía đông làng Giả Hồ, huyện Vũ Dương, tỉnh Hà Nam, đã khai quật được 16 chiếc sáo xương thổi dọc được làm bằng xương thú và chim, cách đây đã hơn 8000 năm. Trong dàn nhạc dân tộc, sáo là nhạc cụ có vai trò quan trọng, được tôn vinh là "vua nhạc dân tộc". Sau đây, mời các bạn theo dõi bản nhạc sáo nổi tiếng "Cô Tô Hành". Bản nhạc này êm dịu tao nhã, đã thể hiện quang cảnh ban mai mờ sương, đình đài khuê các, nhịp cầu nước chảy và tâm trạng vui vẻ của mọi người khi đi du ngoạn. Cũng giống như sáo, văn nhân mặc khách thời cổ đại cũng rất có cảm tình đối với đàn tỳ bà, trong thơ Đường hay thơ Tống đều có rất nhiều câu thơ miêu tả đàn tỳ bà. Chẳng hạn như "Tỳ bà huyền thượng thuyết tương tư. Đương thời minh nguyệt tại, tằng chiếu thái vân quy", tạm dịch là "Tỳ bà thỏ thẻ nhớ nhung người. Bấy giờ vầng nguyệt sáng, đã chiếu áng mây trôi". "Tỳ bà khởi vũ hoán tân thanh, Tổng thị quan san ly biệt tình", tạm dịch là "Điệu vũ khởi lên, đàn đổi nhịp, Quan san ly biệt tình dạt dào", v.v. Nhà thơ đời Đường Bạch Cư Dịch còn viết một bài thơ dài có tên "Tỳ bà hành", thông qua miêu tả kỹ nghệ diễn tấu điêu luyện và câu chuyện bất hạnh của cô gái gảy đàn tỳ bà, vạch trần những hiện tượng bất công trong xã hội phong kiến như quan liêu hủ bại, cuộc sống lầm than, nhân tài mai một, bày tỏ đồng cảm sâu sắc đối với người con gái đó, đồng thời bộc lộ sự uất ức của nhà thơ khi bị cách chức một cách vô cớ. Đàn Tỳ bà Trung Quốc Đàn tỳ bà có lịch sử hơn 2000 năm, nhạc cụ được gọi là "tỳ bà" sớm nhất xuất hiện vào khoảng đời nhà Tần. Tỳ bà Trung Quốc đã truyền đến khu vực khác châu Á, phát triển thành đàn tỳ bà Nhật, Triều Tiên và Việt Nam. Sau đây, mời các bạn thưởng thức bản nhạc đàn tỳ bà nổi tiếng "Xuân giang hoa nguyệt dạ". Xuân giang hoa nguyệt dạ Tương truyền nhạc cụ tiêu là do vua Thuấn, tổ tiên dân tộc Hán sáng tạo, là một nhạc cụ có niên đại lâu đời nhất thời cổ đại Trung Quốc. Tiêu bài làm bằng tre sớm nhất mà chúng ta biết được là tiêu bài 13 ống Tăng Hầu Ất, cách đây hơn 2400 năm. Tiêu chia làm động tiêu và cầm tiêu, đều là ống đơn, thổi dọc. Tiêu thường được làm bằng tre, theo số lượng "lỗ âm" chia làm tiêu sáu lỗ và tiêu tám lỗ, âm sắc nhuần nhuyễn êm dịu, du dương tao nhã. Tiêu Chất liệu làm tiêu rất cầu kỳ, có yêu cầu khắt khe đối với màu sắc bên ngoài, đốt, độ phát âm, độ chấn động cũng như số lượng đốt của tre, trong đó tiêu 9 khúc là quý nhất trong các loại tiêu, chủ yếu dùng để diễn tấu và sưu tầm. Sau đây, mời các bạn thưởng thức "Táng hoa ngâm" được diễn tấu bằng tiêu động. Táng hoa ngâm Huân là một trong những nhạc cụ thổi lâu đời nhất, có khoảng 7000 năm lịch sử. Tương truyền, huân bắt nguồn từ một công cụ săn thú gọi là "sao băng đá". Thời cổ, mọi người thường dùng dây buộc quả bóng làm bằng đá hoặc bằng đất để ném chim thú. Có những quả rỗng ở bên trong, khi tung lên gặp gió sẽ phát ra tiếng. Về sau mọi người thấy thú vị, bèn lấy quả bóng "sao băng đá" đó thổi chơi, sau đó dần dần diễn biến thành huân. Huân Huân đã trải qua một giai đoạn phát triển lâu dài, vào khoảng 4000 đến 5000 năm trước, huân đã từ một lỗ âm phát triển thành hai lỗ âm, có thể thổi ra ba âm điệu. Đến thời kỳ Xuân Thu cách hơn 700 năm trước Công nguyên, huân đã có sáu lỗ âm, có thể thổi ra 7 âm điệu hoàn chỉnh. Mới đầu, huân phần lớn được làm bằng đá và xương, sau đó phát triển thành làm bằng đất, có nhiều hình dáng, trong đó hình quả lê phổ biến nhất. Sau đây mời các bạn thưởng thức bản nhạc huân.
Sáo Bầu lưu truyền tại tỉnh Vân Nam Đàn Đầu Ngựa phổ biến trên đồng cỏ Nội Mông Đàn Rơ-oa-pu thịnh hành tại vùng Tân Cương Trống Dài, nhạc cụ gõ của dân tộc Triều Tiên tại Đông Bắc TQ Sáo Bầu còn được gọi là Lô Sinh, là loại nhạc cụ thổi của bà con dân tộc thiểu số tỉnh Vân Nam niềm Tây Nam Trung Quốc chủ yếu lưu truyền tại nơi có bà con dân tộc Thái sinh sống tập chung. Ngoài ra Sáo Bầu cũng lưu hành trong cộng đồng bà con các dân tộc Bu lang, Tơ ang. Cấu tạo của Sáo Bầu rất đơn giản, đó là dùng hai đoạn hoặc ba đoạn trúc cắm vào một quả bầu, trên thân trúc khoan các lỗ như sáo ống. Âm thanh Sáo Bầu chia làm ba loại, âm cao, âm vừa và âm trầm. Sắc âm Sáo Bầu độc đáo, du dương uyển chuyển. Do sáo Bầu rẻ tiền, trông bên ngoài mộc mạc lại cổ xưa, đơn giản dễ thổi, lại thêm nhỏ nhắn dễ mang bên mình cho nên rất được những người yêu âm nhạc đặc biệt là các khách du lịch hoan nghênh. Đàn Đầu ngựa, là một loại nhạc cụ độc đáo của bà con dân tộc Mông Cổ trên thảo nguyên Nội Mông Trung Quốc. Vì trên đầu thân đàn có khắc đầu ngựa nên có tên gọi như vậy... Đàn Rơ-oa-pu nhạc cụ gảy của bà con dân tộc thiểu số tại khu tự trị Uây-Ua Tân cương được làm bằng gỗ cây dâu, bầu đàn hình bán nguyệt, hai mặt bầu đàn được căng bằng da cừu, da con lư hoặc da ngựa. Thân đàn dài, trên đầu cong xuống trông rất đẹp mắt, rất được du khách hoan nghênh. Trống dài là nhạc cụ gõ của bà con dân tộc Triều Tiên vùng đông bắc Trung Quốc. Trống dài có lịch sử lâu đời hằng ngàn năm, cấu tạo độc đáo, tiếng trống êm dịu, thường đệm cho các điệu múa vui tươi hoặc trữ tình.
Những ngày gần đây, tiết trời Bắc Kinh nhiệt độ lên cao, oi nhiệt khó chịu, mọi người ai nấy đều cảm thấy như kiến bò trong lòng chảo nóng vậy, nền trời nhiều mây, chỉ mong sao có trận mưa thật to, và rồi đêm thứ sáu vừa qua đã có trận mưa lớn, thứ bảy trời trở nên mát nhiều. Mùa hè oi nhiệt cũng là mùa khiến nhiều người cảm thấy bức rứt khó chịu, mùa hè cũng là mùa rau xanh trái cây đầy chợ. Vậy ta nên chú ý làm những món ăn thanh đạm, ăn vào là mát lòng mát dạ. Ngọc Ánh phát hiện trên các mạng Trung Quốc có giới thiệu nhiều món ăn giải nhiệt trong mùa hè. Lại còn có cách nói thế này nữa: Sáng ăn chè đậu xanh, buổi trưa ăn mướp đắng. Đi làm uống trà xanh, về nhà ăn dưa hấu. Ngày nào cũng ăn vậy, vừa mát mẻ lại dễ chịu. Trung Quốc có câu "Tĩnh tâm khắc mát mẻ", Ngọc Ánh nghĩ, biện pháp giải nhiệt điều quan trọng nhất là nên để cõi lòng thanh tịnh tỉnh táo, lạc quan vui vẻ, không nên lo lắng căng thẳng, đừng nên hấp tấp dễ kích động, cố gắng làm sao giữ thần kinh trong trạng thái tĩnh lặng. Cho nên Ngọc Ánh cảm thấy biện pháp để giải nhiệt tốt nhất là nên thưởng thức những bài ca và bản nhạc trữ tình du dương. Vậy trong chương trình Văn nghệ cuối tuần hôm nay, xin mời quý vị và các bạn thưởng thức một số giai điệu mát lòng mát dạ trong mùa hè nóng nực. Các bạn đang nghe bản nhạc "Dòng suối trong xanh" thể hiện bằng đàn cổ và tiêu. Đàn cổ và tiêu đều là nhạc cụ truyền thống của dân tộc Hán Trung Quốc, đã có lịch sử hơn 3000 năm, âm vực của đàn cổ rộng thoáng, âm sắc sâu lắng, còn tiếng tiêu nhẹ nhàng nhuần nhuyễn, êm ả thanh nhã. Trong thời buổi sống gấp như ngày nay, đặc biệt vào những ngày nóng nực khó chịu ai nấy cũng dễ nôn nóng, do vậy mà cùng lắng nghe bản nhạc "Dòng suối trong xanh" du dương êm dịu, trong lòng phải chăng sẽ cảm thấy trở nên phẳng lặng như mặt nước, cảm thấy bốn bề trở nên mát rượi, tựa như đang ẩn mình giữa đất trời yên tĩnh. Năm 2004, ông Lý Chính Phàn, nhạc sĩ nổi tiếng Đài Loan Trung Quốc đã đi thăm trường Trung học Hoàng Dân ở Tây Hải Cố khu tự trị Ninh Hạ miền Tây Bắc Trung Quốc, trên cao nguyên đất vàng chỉ có ba thứ màu rất rõ nét đó là màu xanh lam của bầu trời, màu xanh lục của cây cối và màu vàng óng của đất. Các em học sinh ở đó chưa hề xem qua phin hoạt hình Snoopy, không biết Cocacola là loại nước uống gì, đức tính trong trắng chất phác của các em đã làm ông Lý Chính Phàn phải cảm động, thế là chỉ trong ba ngày, ông đã sáng tác bài hát thiếu nhi "Ninh Hạ". Ca từ bài "Ninh Hạ" có đoạn: Đêm hè tĩnh lặng, các vòm sao lấp lánh Cõi lòng nhớ nhung, nhớ mãi khuôn mặt thầy Đó là khuôn mặt ấm áp của thầy Mùa hè yên tĩnh năm đó Đó là ngày thầy đến Ninh Hạ Ve sầu đã ngủ ngon, yên lặng ngủ ngon Trong lòng chúng em, đó là mùa hè yên tĩnh. Âm nhạc giải nhiệt - mùa hè mát mẻ Lương Tĩnh Như Cũng vào tháng 9 năm 2004, giọng ca nổi tiếng Malaysia gốc Hoa Lương Tĩnh Như đã trình bày hài hát "Ninh Hạ", ca từ đơn giản, lại cộng thêm chất giọng trong và trữ tình của Lương Tĩnh Như, như người đang thủ thỉ kể câu chuyện đồng thoại, mô tả quang cảnh mùa hè, do vậy mà "Ninh Hạ" trở thành bài hát tiêu biểu của Lương Tĩnh Như. Mùa đông năm ngoái, ca sĩ nổi tiếng Đài Loan Trung Quốc Chu Kiệt Luân đã phát hành album mang tên "Ai yo, không tồi", trong album này có ca khúc "Tôi muốn mùa hè", đây là ca khúc mang đề tài mùa hè. Để quảng bá cho ca khúc này, Chu Kiệt Luân đã quay clip MV. Khi quay clip tại Khẩn Đinh, huyện Bình Đông, Đài Loan, anh mặc chiếc áo trắng đeo kính râm, phóng xe máy lao ra ngoài biển trông rất oách, thế nhưng trông hình ảnh như rất nhẹ nhõm, nhưng khi quay những thước phim này lại rất nguy hiểm, bởi vì máy quay phim trên không may rơi xuống biển, những mảnh vụn xuýt nữa đâm vào đầu anh, lúc đó mọi người trong ê-kíp làm phim cũng phải sợ hết vía. May sao, Chu Kiệt Luân đã vượt qua thần chết, anh nói: "Khi quay đoạn xe máy lướt trên mặt nước, tôi bỗng nghe thấy tiếng nổ rất lớn ở phía, gần với sau gáy tôi, khoảng trong không phẩy mấy giây đồng hồ thôi, tôi liền cúi ngay đầu xuống, mảnh vỡ của máy quay trên không suýt nữa sạt mất đầu tôi. Ôi cha, không bao lâu máy quay phim rơi ngay xuống biển, nhờ rất nhiều thợ lặn tìm hộ, thật như đáy biển mò kim mà vẫn không tìm thấy, họ rất vất vả, tôi cảm thấy quay clip MV này rất đáng." Sau đây, mời các bạn thưởng thức bài hát "Tôi muốn mùa hè" do Chu Kiệt Luân trình bày. Đom đóm là loại côn trùng rất đẹp trong đêm hè, một số nơi mọi người thấy hàng đám đom đóm bay chập chờn trên không trung trong màn đêm, soi sáng cả góc trời. Trên thế giới có hơn hai ngàn loại đom đóm, chúng thường bay xung quanh bờ hồ ven sông hay bay trên các thửa ruộng. Đom đóm chỉ sống được trong khoảng 5 ngày đến hai tuần, trong thời gian này chúng chủ yếu giao phối sinh đẻ các lứa sau. Dòng đời của đom đóm ngắn ngủi, nhưng đã để lại muôn vàn ánh sáng lấp lánh đẹp mắt. Sau đây, mời các bạn thưởng thức ca khúc "Đom đóm bay", đây là bài hát trong bộ phim Hồng Kông "Gió bão hùng bá thiên hạ": Đây là bài hát thiếu nhi mang phong cách lãng mạn, rất được công chúng đặc biệt là các cháu thiếu nhi yêu thích. Đại ý lời ca: Màn đêm đang trũng xuống Ánh sao sáng lấp lánh Đom đóm bay, đom đóm bay Đom đóm đang nhớ ai? Đom đóm bay, đom đóm bay Từng đôi đừng đôi bay mới đẹp Không sợ bóng đêm Chỉ lo lòng tan nát...
Lúc còn nhỏ, ước mơ của Hạ Vi là du lịch thế giới, vì vậy, có một quãng thời gian tôi rất hâm mộ ốc sên , cái vỏ là tất cả những gì nó có trên người, vác lên nó là có thể dễ dàng đi đến bất cứ nơi đâu. Thế nhưng, Hạ Vi lại có khá nhiều thứ để mang theo, những bộ quần áo đẹp, những cuốn sách để giết thời gian, những ca khúc hay, ngoài ra, còn có những thứ như thuốc, túi ni lông, mỹ phẩm dưỡng da, ô v.v... Mỗi lần ra khỏi nhà, đều phải mang một cái ba-lô to đùng, mang theo rất nhiều đồ đạc cho dù biết là dư thừa nhưng lại buộc phải mang theo. Bởi vì, chỉ có mang đầy đủ những thứ đó, trong lòng mới cảm thấy an toàn. Còn bạn thì sao? Bạn có bao giờ đi du lịch một mình không? Nếu có, bạn đã đi đâu? Đây là chủ đề hôm nay, "du lịch một mình". Sau đây, mời các bạn cùng bắt đầu chuyến du lịch trong bài hát "Travelling light" nhé. Du lịch một mình, hành lý một mình, không khí một mình, trong chuyến hành trình đơn giản này, để lại hình bóng của mình, khắc sâu trong quãng thời gian dịu dàng đó. Sau đó, tận hưởng tự do mà mình mong đợi, đối thoại với tâm linh. Khi đi du lịch mình, có lẽ bạn sẽ cảm thấy cô đơn, nhưng cũng có lẽ, sau khi tìm hiểu sự cô đơn trong lòng, chúng ta mới có thể biết yêu. Du lịch một mình, là chủ đề của chương trình hôm nay. Chúng ta sẽ cùng mong ước có một kỳ nghỉ trong mùa hè nóng nực này để bắt đầu chuyến du lịch một mình, thưởng thức thế giới đẹp đẽ này. Trong mùa hè nóng nực này, nhiều bạn của Hạ Vi đều đi du lich phương xa. Họ đều là cô gái, nhưng lại đều thích du lịch một mình. Có người đi du lịch các nước Đông Nam Á để cảm nhận phong tục độc đáo của nước ngoài; có người đã đặt vé máy bay đi Hồng Công, đi dạo phố bậc thang, nơi nhiều bộ phim Hồng Công từng quay; cũng có bạn đi Vân Nam, gửi bưu thiếp in cảnh đẹp Shangri La cho Hạ Vi. Thực ra, nếu không có nhiều tiền, bạn cũng không cần đi quá xa, mà chỉ đến ngoại thành để ngắm thế giới bên ngoài, cảm nhận cuộc sống đơn giản. Các bạn vừa nghe bài "Thế giới bên ngoài" do ca sĩ hể hiện. Đi du lịch một mình, đến một nơi xa lạ, nhìn thấy người dân và đường phố nơi đó, cảm nhận cuộc sống khác hẳn, để tránh khỏi cái gì đó, hoặc tìm kiếm cái gì đó. Đôi khi, thậm chí không vì lý do nào cả, mà chỉ muốn tìm một nơi bình yên để cho tấm lòng được yên tĩnh. Khi còn trẻ, chúng ta đều mong ước sống một mình. Có lẽ, giả vờ đội lốt một ca sĩ bên lề đường, mặc bộ quần áo bò cũ rách, ôm chiếc ghi-ta, đến cầu vượt hát một mình, để cái hộp giấy ở bên chân, trong đó để mấy đồng xu. Nhiều người khi còn non trẻ đều thích đi du lịch một mình vào những đợt nghỉ hè hoặc nghỉ tết. Lúc đó, chúng ta không sợ hãi gì vì không biết gì về thế giới này. Tuy nhiên, khi trưởng thành, chúng ta lại không dám làm như vậy, khó tin tưởng và thể hiện hết ý mình trước mặt người lạ để bảo vệ bản thân mình. Cũng chính bởi thế, khi trưởng thành, chúng ta rất khó có được mấy người bạn thân, cũng rất hiếm có dũng khí và tâm trạng đi du lịch một mình. Các bạn vừa nghe ca khúc "Hành lý một mình" qua giọng hát của ca sĩ Cuộc sống vốn là một cốc nước lọc, có người thích cho mấy miếng chanh, có người thì thích cho chút trà, cũng có người lại muốn đổi một cốc cafe... Mỗi người đều có một cách sống khác nhau, vì vậy thế giới mới phong phú đa dạng. Vì vậy, nếu bạn không thích du lịch một mình, cũng không sao cả. Không phải ai cũng thích hợp đi du lịch một mình. Đi du lịch một mình, phải có đủ dũng khí, thế giới nội tâm phải rất phong phú. Chỉ có như vậy, mới có thể giải quyết những vấn đề thách thức, cảm nhận những điều thú vị độc đáo trong chuyến du lịch một mình. Trong cuốn sách, tác giả đưa "du lịch một mình" vào một trong 80 việc phải làm trong cuộc đời cùa người phụ nữ. Còn trong cuốn sách "Tại sao đi du lịch" thì viết: "Khi bạn du lịch một mình, người ta sẻ càng thích bắt chuyện với bạn, bạn cũng càng có tính độc lập. Người dân địa phương sẽ càng thích mời bạn đến nhà ăn cơm hoặc ở luôn tại nhà. Nhưng khi bạn du lịch cùng bạn khác, bất kể các bạn là người yêu hay quan hệ khác, rất nhiều người sẽ giữ khoảng cách với các bạn". Đây cũng có thể là nguyên nhân dễ tìm được tình nhân hoặc người khác đến bắt chuyện khi bạn du lịch một mình. Cựu Tổng thống Mỹ Thomas Jefferson từng nói : "Du lịch một mình càng có ích hơn, bởi nhiều người sẽ suy nghĩ nhiều hơn khi đi du lịch". Một người suy nghĩ, rẽ trái hay rẽ phải, đều do mình quyết định. Bạn không cần để ý tâm trạng của người khác, cũng không cần nghĩ đến tâm tư cõi lòng của người khác có giống bạn hay không. Không cần phải tranh cãi với người khác, không cần phải suy đoán tâm tư người khác, cũng không cần phải luôn nhường nhịn người khác. Không cân thương lượng, không cần thỏa hiệp, khi đi sai đường, có thể quay trở lại, cũng có thể cứ đi tiếp, những nơi tình cờ đi đến, đều sẽ trở thành cảnh đẹp trong ký ức. Đi Du Lịch Một Mình Các bạn vừa nghe bài "Ký sự du lịch một mình" qua giọng hát của ca sĩ Đào Tinh Oanh . Nếu chương trình hôm nay khiến bạn có chút hứng thú với việc đi du lịch một mình, bạn có thể tìm một nơi để bắt đầu hành trình một mình. Bài hát cuối cùng là bài "Khởi hành" qua giọng hát của ca sĩ Phạm Vĩ Kỳ, mời các bạn cùng nghe. Chương trình hôm nay xin kết thúc tại đây, cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi, xin kính chào tạm biệt và hẹn gặp lại.
Trong thời đại phát triển ngày nay, bạn bảo học lực có quan trọng không nhỉ? Có lẽ, mỗi người trong hoàn cảnh khác nhau thì có đáp án khác nhau. Có người cho rằng, học lực không thể thay thế cho tất cả, thành công hay không hoàn toàn có thể dựa vào chính bản thân mình. Nói có sách, mách có chứng, nhiều giọng ca nổi tiếng trong làng giải trí ca nhạc Trung Quốc rất thành công, ví dụ như : Ban nhạc Phượng Hoàng truyền kỳ, giọng ca Hồ Hạ vv... học lực của họ đâu có cao, họ chỉ tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc trung học phổ thông mà thôi. Cũng có người cho rằng, học lực và thành công tất nhiên liên quan chặt chẽ với nhau, học lực cao có thể mang lại lợi ích cho các nghệ sĩ, giúp họ có khả năng logic để suy nghĩ và giải quyết các vấn đề, học lực càng cao, thì biện pháp để giải quyết các vấn đề sẽ càng nhiều. Theo Ngọc Ánh thì, học lực tựa như giá trị gia tăng vậy, chủ yếu xem người có học lực cao ứng dụng học vấn của mình ra sao. Trong chương trình văn nghệ cuối tuần đêm nay, Ngọc Ánh xin giới thiệu với quý vị và các bạn mấy giọng ca nổi tiếng có học lực cao và những ca khúc do họ trình bày. Các bạn đang nghe ca khúc Tình năm xưa do nghệ sĩ nổi tiếng Hồng công Trung Quốc Trương Quốc Vinh lúc sinh thời trình bày. đây là bài hát chủ đề trong bộ phim truyện Bản sắc anh hùng công chiếu vào năm 1986. Trương Quốc Vinh sinh tháng 9 năm 1956 tại Hồng Công, anh là người con thứ mười trong gia đình. Cha anh tên là Trương Hoạt Mai chủ cửa hàng may mặc Âu phục Hồng công nổi tiếng, kiêm thợ may, từng may đo cho các nghệ sĩ Holywood nổi tiếng. Vào thời niên thiếu, Trương Quốc Vinh đã một mình sang Anh du học, vốn đam mê nghề thiết kế trang phục cho nên anh thi vào chuyên ngành dệt trường đại học 利兹大学(The University of Leeds, trường này nằm ở trung tâm thành phố Leeds, thành phố tài chính lớn thứ hai của Anh, là một trong những trường có quy mô lớn nhất nước Anh, trường này thành lập vào năm 1831, là một trong một trăm trường mạnh và nổi tiếng thế giới. Trương Quốc Vinh vừa học năm thứ nhất đại học, thì được tin cha bị tai biến mạch máu, thế là anh đành phải bỏ dở việc học trở về Hồng công. Nghệ sĩ nổi tiếng Hồng Công Mạc Văn Úy, là người con lai giữa các dòng máu Anh, Đức, Trung Quốc và Ba tư, chị biết nói năm thứ tiếng. Văn Úy sinh ra trong một gia tộc thư hương, từng đoạt giải Giọng ca xuất sắc châu Á, giải vai nữ phụ xuất sắc Tượng Vàng Liên hoan Phim Hồng Công, giải một trong mười nhân sĩ thời trang xuất sắc Hồng công. Sau đây mời quý vị và các bạn thưởng thức bài hát Anh không yêu em, đây có lẽ được coi là ca khúc thất tình hay nhất, ca từ "Anh không yêu em" được lặp đi lặp lại nhiều lần trong ca khúc. Mạc Văn Úy từng rưng rưng nước mắt hát hết câu "Anh không yêu em, mặc dù như vậy, anh vẫn đã chiếm lấy trái tim em" ngay trong buổi ca nhạc cá nhân của mình, cô đã lấy ca từ của bài hát này để kết thúc cuộc tình ròng rã đã chín năm. Nhưng rồi, nàng nghệ sĩ đầy tài hoa này đã tìm được hạnh của mình, năm 2011, chị đã cùng người tình đầu tiên của mình đó là một anh chàng người Đức đã bước lên thảm đỏ hôn nhân hạnh phúc. Vương Lực Hồng sinh ngày 17 tháng 5 năm 1976 tại Newyokc Mỹ, anh không những là một thiên tài âm nhạc, mà lại cao lớn đẹp trai. Vương Lực Hồng sành chơi những hơn mười loại nhạc cụ như volion, piano, trống, sáo ống dài vv... ngoài ra anh còn tinh thông sáng tác ca từ phổ nhạc, cũng như nghệ sĩ Mạc Văn Úy vậy, anh còn là một thiên tài về ngôn ngữ, tinh thông tiếng Anh, tiếng Phổ thông Trung Quốc, tiếng Pháp, tiếng Nhật, ngoài ra còn biết nói tiếng Hàn quốc, tiếng Quảng châu, tiếng Khách gia và tiếng Mân Nam. Học lực của Vương Lực Hồng cũng như tác phẩm âm nhạc của anh vậy, khiến mọi người không khỏi khâm phục. Ngay từ nhỏ, anh đã là một học sinh xuất sắc, năm 1991 anh thi đỗ vào một trong 50 trường trung học nổi tiếng Mỹ, tháng 1 năm 1999, anh lại đỗ vào Học viện âm nhạc 伯克利音乐学院(Berklee College of Music)và tốt nghiệp thạc sĩ tại học viện này. Vương Lực Hồng từng đoạt giải giọng hát nam ca khúc tiếng Trung Quốc xuất sắc và người chế tác ambum xuất sắc, anh từng tham gia vai diễn trong các bộ phim truyện như "Sắc giới", "Hết sức may mắt"vv... sau đây mời các bạn nghe nghệ sĩ Vương Lực Hồng trình bày ca khúc Tình yêu nhỏ trong thành phố lớn. Trần Dịch Tấn sinh năm 1974, là nghệ sĩ nổi tiếng Hồng công Trung Quốc, nhiều người công nhận anh là một trong những nhân vật tiêu chí của thời đại âm nhạc lưu hành mới Hồng công, nhiều người cũng cho rằng, anh là người kế thừa sự nghiệp của Trương Học Hữu một nhân vật âm nhạc lưu hành Hồng công cấp Thái sơn, là "ca thần" của thế hệ mới trong làng âm nhạc Hồng công. Trên thực tế, Trần Dịch Tấn không những có giọng hát hay, mà cũng là một học bá. Cha anh là công chức cấp cao, anh được hưởng tài trợ chính phủ sang Anh du học, cho nên anh đã trải qua thời trung học và đại học tại Anh. Trần Dịch Tấn đi đỗ chuyên ngành Kiến trúc trường đại học伦敦金斯顿大学 (Kingston University), anh đã tốt nghiệp và trở thành cử nhân chuyên ngành kiến trúc tại trường này. Sau đây, mời các bạn nghe bài Người qua kẻ lại do Trần Dịch Tấn trình bày: Hễ nhắc đến các nghệ sĩ có học lực cao trong làng ca nhạc lưu hành Trung Quốc Đại lục thì không thể không nhắc đến các nghệ sĩ nổi tiếng như Ban nhạc Thủy Mộc Niên Hoa, Lý Kiện, Lão Lang, Cao Hiểu Tùng vv... đại học Thanh Hoa là một trong những trường đại học nổi tiếng nhất Trung Quốc, thậm chí châu Á, trong lịch sử dạy và học trăm năm qua, Đại học Thanh Hoa đã có sự ảnh hưởng đến tiến trình phát triển cận đại của Trung Quốc, đã có sự góp phần quan trọng cho xã hội phồn thịnh, nước nhà phồn vinh. Nghệ sĩ nổi tiếng Lý Kiện sinh năm 1974, đỗ chuyên ngành Công trình điện tử trường đại học Thanh hoa vào năm 1994. Tháng 4 năm 2001, anh chính thức cùng với người bạn cùng trường là Lư Canh Mậu cùng thành lập ban nhạc Thuỷ mộc Niên hoa, nhưng đến năm thứ hai anh chủ động rời khỏi ban nhạc này. Sau đây mời các bạn nghe bài "Bờ Hồ Baikal" do anh sáng tác và trình bày:
Thưa quý vị và các bạn, dân ca Trung Quốc có truyền thống lâu đời, những bài dân ca đi cùng năm tháng thì nhiều như ngàn sao lấp lánh trên bầu trời, Top 10 bài dân ca nổi tiếng nhất Trung Quốc mà hôm nay HV giới thiệu chủ yếu căn cứ theo các nhân tố tổng hợp như độ thịnh hành, du dương, ảnh hưởng, v.v. Thưa quý vị và các bạn, làn điệu mà các bạn vừa nghe là bài dân ca tỉnh Thanh Hải mang tên "Ở nơi xa vắng". Giai điệu của bài hát "Ở nơi xa vắng" bắt nguồn từ dân ca dân tộc Ca-dắc, là một trong những ca khúc của người Hoa được truyền hát rộng rãi nhất trong phạm vi toàn thế giới, được tôn vinh là "Báu vật nghệ thuật, viên ngọc sáng trên vương miện" trong các bài dân ca Trung Quốc. Mùa thu năm 1939, khi quay ký sự mang tên "Dân tộc muôn năm" bên bờ hồ Thanh Hải, nghệ sĩ Vương Lạc Tân đã làm quen với một cô gái dân tộc Tạng tên là Chuo Ma, cô là con gái của một thủ lĩnh dân tộc Tạng. Trong thời gian 3 ngày ở bên nhau, Chuo Ma xinh đẹp, tính tình hoạt bát đã để lại ấn tượng sâu sắc cho nghệ sĩ, nghệ sĩ đã sáng tác bài hát này cho cô. Được biết, trong quá trình quay phim chỉ trong 3 ngày, hai người cùng cưỡi một con ngựa, phi nước đại bên bờ hồ Thanh Hải, giống như lời ca miêu tả, chiếc roi chăn cừu của Chuo Ma đã "quất" nhè nhẹ lên người nghệ sĩ Vương Lạc Bân. Sau khi chia tay, trên đường về Tây Ninh, nghệ sĩ Vương Lạc Bân cảm thấy trong lòng trống vắng buồn bã, ông đã mượn làn điệu dân ca sáng tác bài hát kinh điển bất hủ này. "Ở nơi xa vắng, có một cô gái đẹp, bất cứ ai đi qua lều của cô, đều sẽ quay đầu ngó nhìn quyến luyến. Ước gì tôi có thể biến thành một chú cừu con, hàng ngày được ở bên cô, được chiếc roi xinh xinh quất nhè nhẹ lên lưng". Nghệ sĩ Vương Lạc Tân Dân ca Trung Quốc có truyền thống lâu đời, từ xã hội nguyên thủy, tiên tổ đã bắt đầu ca hát trong các hoạt động săn bắn, tế tự, nghi lễ, tìm bạn đời, v.v.. Trong hàng ngàn năm qua, dân ca giống như hoa dại trên cánh đồng mùa xuân, san sát rậm rạp, bừng bừng sức sống. Bài dân ca xếp vị trí thứ hai trong Top 10 bài dân ca nổi tiếng nhất Trung Quốc là "Tình ca Khang Định" của tỉnh Tứ Xuyên. Khang Định nằm ở vùng giáp ranh giữa Tứ Xuyên và Tây Tạng, miền Tây Trung Quốc, trong thành phố có núi tuyết cao 7.556 mét, độ cao trung bình của cả thành phố cao 2.560 mét so với mặt biển, thuộc châu tự trị dân tộc Tạng Cam Tư, đậm đà bản sắc dân tộc Tạng. Bài dân ca "Tình ca Khang Định" được sáng tác vào thập niên 40 thế kỷ 20, một trong ba giọng nam cao nổi tiếng thế giới người Tây Ban Nha Domingo đã trình bày bài dân ca này trong Đêm diễn cá nhân của mình, ngoài ra "Tình ca Khang Định" cũng là ca khúc đầu tiên được đưa lên vũ trụ. Trong những năm 90 thế kỷ 20, để tìm kiếm tri âm của loài người trên vũ trụ, Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ đã phóng một quả vệ tinh nhân tạo. Họ không những đã ghi âm tiếng kêu tiếng hót của các loại động vật chim muông và ngôn ngữ của các chủng tộc người trên trái đất từ trên vệ tinh, mà còn chọn lọc 10 ca khúc mang tính đại diện nhất trong phạm vi toàn cầu, "Tình ca Khang Định" chính là một trong mười ca khúc tiêu biểu nhất được đưa lên vũ trụ bằng vệ tinh nhân tạo này. "Thong dong cưỡi ngựa trên núi Có áng mây bồng bềnh đang trôi Ánh mặt trời chiếu xuống thành phố Khang Định Nhà họ Lý có chị cả xinh đẹp Chị cả hảo tâm lại tốt bụng Nhà họ Trương có anh cả tài ba Anh cả đã phải lòng chị cả" Thưa quý vị và các bạn, các bạn đang nghe là bài dân ca Giang Tô xếp thứ ba trong Top 10 bài dân ca nổi tiếng nhất Trung Quốc "Hoa Nhài". "Hoa Nhài" là bài dân ca với lịch sử lâu năm nhất, thịnh hành rộng rãi nhất của Trung Quốc, trong kịch bản một vở kịch xuất bản vào năm vua Càn Long đời nhà Thanh, có ghi chép bài hát này. Bài dân ca "Hoa Nhài" có nhiều phiên bản mang đặc sắc các địa phương Trung Quốc, nhưng phiên bản thịnh hành tại vùng Giang Nam Trung Quốc được truyền bá rộng rãi nhất, mang tính đại diện nhất. Năm 1804, Bí thư của Đại sứ Anh tại Trung Quốc nhiệm kỳ đầu tiên John Bello đã cho xuất bản cuốn "Du ký Trung Quốc" của mình, có lẽ trong mắt ông, "Hoa Nhài" là đại diện cho dân ca Trung Quốc, do vậy ông đặc biệt đăng tải bản nhạc của bài "Hoa Nhài" trong tác phẩm của mình, do vậy bài hát này đã được biết đến tại khu vực châu Âu và Nam Mỹ. Năm 1924, bậc thầy ô-pê-ra nổi tiếng thế giới, nhạc sĩ I-ta-li-a Puccini đã sử dụng làn điệu của bài dân ca "Hoa Nhài" làm một trong những bài nhạc nền chính trong vở kịch ô-pê-ra nổi tiếng của mình mang tên "Turandot". Từ đó, hương thơm của dân ca Trung Quốc "Hoa Nhài" đã được lan tỏa rộng rãi hơn tại nước ngoài theo sự lưu truyền của vở kịch ô-pê-ra kinh điển này. "Bông hoa nhài xinh xinh, tỏa hương thơm thoang thoảng, vừa thơm, vừa trắng, ai nấy đều khen, để tôi hái em xuống, thân tặng cho mọi người". "Núi cao xanh, dòng nước trong, cô gái núi A-li-xơn đẹp như dòng nước, chàng trai núi A-li-xơn sức trẻ trai tráng. Cô gái chàng trai không bao giờ chia ly, giống như nước biếc uốn lượn quanh non xanh". Hồi đó, bài hát "Cô gái A-li-xơn" của ca sĩ Đặng Lệ Quân đã khiến vùng núi A-li-xơn, khu thắng cảnh nổi tiếng của Đài Loan trở thành nơi mà ai cũng muốn được đến một lần trong đời. Bài hát "Cô gái A-li-xơn" ra đời tại Trung Quốc đại lục vào năm 1947, là tác phẩm duy nhất của đạo diễn Hồng Công Trương Triệt, được phổ nhạc theo phong cách dân ca dân tộc Cao Sơn Đài Loan. Kết cấu âm nhạc của bài hát hết sức hoàn chỉnh, không những thể hiện tình cảm nồng thắm hợp nhất giữa nhân dân lao động với thiên nhiên, mà còn có thể chuyển thành điệu múa khí thế hào hùng, nhịp điệu rất mạnh mẽ. Sau đây, xin mời quý vị và các bạn thưởng thức bài dân ca "Cô gái núi A-li-xơn", dân ca dân tộc Cao Sơn Đài Loan xếp thứ 4 trong Top 10 bài dân ca nổi tiếng nhất Trung Quốc. "Đi về miền Tây Bắc" là cuộc di cư lần thứ 5 nổi tiếng nhất trong lịch sử cận đại Trung Quốc, trong dòng sông lịch sử dài hơn 400 năm từ giữa đời nhà Minh đến đầu năm Trung Hoa Dân Quốc, biết bao người Sơn Tây, Thiểm Tây, Hà Bắc đã rời xa quê, đi làm ăn buôn bán ở miền Tây Bắc, đã nối liền hành hàng kinh tế và văn hóa giữa nội địa vùng Trung Nguyên và thảo nguyên Mông Cổ, đã lôi kéo sự phồn vinh và phát triển của khu vực Tây Bắc. Sau đây, xin mời các bạn thưởng thức bài hát "Đi về miền Tây Bắc". "Anh đến miền Tây Bắc, em khó giữ anh ở lại. Tiễn anh ra đến cổng, em lưu luyến không rời. Anh đi đường nhớ đi đường cái, trên đường cái người sẽ đông hơn, bắt chuyện làm bạn cho đỡ buồn". Quý vị và các bạn thân mến, các bạn vừa nghe là 5 bài dân ca trong Top 10 bài dân nổi tiếng nhất Trung Quốc, trong chương trình Văn nghệ cuối tuần kỳ sau, HV sẽ giới thiệu tiếp 5 bài còn lại, mong quý vị và các bạn chú ý đón nghe.
Mồng 2 tháng 9 năm nay, là ngày Nhật Bản ký chính thức thư đầu hàng tròn 70 năm, cũng là kỷ niệm 70 năm ngày thắng lợi chống Nhật của nhân dân Trung quốc và thắng lợi chống phát xít của thế giới. Sáng ngày 3 tháng 9, Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang và hơn 50 nhà Chính trị quan trọng các nước đã đến dự buổi lễ duyệt binh diễn ra trên Quảng trường Thiên An môn. Kỷ niệm thắng lợi của cuộc kháng chiến để xã hội nhân loại ôn lại bài học thảm họa và đau đớn của chiến tranh, từ đó ghi nhớ lịch sử, càng thêm quý trọng hòa bình. Trong chương trình Văn nghệ hôm nay, Ngọc Ánh xin mời các bạn thưởng thức một số ca khúc kháng chiến chống Nhật của Trung Quốc đã và đang đi cùng năm tháng, tin rằng nhiều thính giả lớn tuổi Việt Nam sẽ cảm thấy rất quen thuộc giai điệu của những ca khúc này, mà các bạn trẻ nghe rồi cũng sẽ cảm thấy rạo rực. Đây là những ca khúc khảng khái sục sôi, chấn phấn lòng người, là những giai điệu đưa mọi người trở về với những năm gian khó nhưng vẻ vang. Bài "Hành khúc Đại đao". Ca từ có đoạn: Đại đao chém lên đầu quân địch! Hỡi đồng bào yêu nước trong cả nước, Ngày kháng chiến đã đến rồi! Phía trước có Nghĩa dũng quân Đông Bắc, Phía sau có đồng bào cả nước. Quân đội nhân dân Trung Quốc dũng cảm tiến lên Nhằm thẳng vào quân địch! Tiêu diệt, tiêu diệt hết chúng. Một số ca khúc kháng chiến chống Nhật của Trung Quốc Ngày 7 tháng 7 năm 1937, quân Nhật đã gây nên "Vụ biến ngày 7 tháng 7" tại Bắc Bình, tức Bắc Kinh ngày nay, chúng phát động cuộc chiến tranh xâm lược Trung Quốc hoàn toàn. Trung Quốc bắt đầu tiến hành cuộc kháng chiến toàn dân tộc. Quân Đoàn 29 trên tiền tuyến chống Nhật, trong cuộc chiến đấu ác liệt, quân đoàn 29 đã vung đao hiện ngang. Tin cho biết: "Hơn một phần ba trong số hơn 200 quân Nhật đã đầu rơi dưới lưỡi đao sắc bén của đội Đại đao này." "Đội Đại đao Quân đoàn 29 đã xung phong tiến lên đánh giáp lá cà với quân Nhật, đại đao vung xuống, quân Nhật liền đầu rơi máu chảy, cuối cùng họ đã giành được thắng lợi." Sự tích của Quân đoàn 29 đã động viên mạnh mẽ nhân dân cả nước. Tôn Bồi Nguyên một thanh niên tiến bộ đang công tác tại Thượng Hải lúc bấy giờ đã sáng tác bài "Hành khúc Đại đao" với bầu nhiệt tình yêu nước. Nhạc sĩ Tôn Bồi Nguyên Trong thời kỳ kháng chiến, dân tộc Trung Hoa gánh chịu biết bao khổ đau đã phải vang lên tiếng thét kháng chiến, biết bao bài ca chiến khu bất hủ đã ra đời trong thời kỳ này. Đây là những tiếng kèn xung trận vang vọng khắp đất nước, là tiếng trống thôi thúc ra trận chiến đấu, đã khích lệ muôn vàn người con Trung Hoa quyết chiến đấu đến cùng với quân Nhật xâm lược. Đến nay, mỗi khi nghe lại những bài ca chiến đấu năm xưa, bầu nhiệt huyết vẫn trào dâng trong lòng. Tiếp theo mời các bạn nghe bài "Bảo vệ Hoàng Hà" nhạc phẩm của nhà soạn nhạc nổi tiếng Trung Quốc Tiển Tinh Hải. Một số ca khúc kháng chiến chống Nhật của Trung Quốc Tháng 11 năm 1938, sau khi thành phố Vũ Hán bị Nhật chiếm đóng, nhà thơ Quang Vị Nhiên từ Hồ Khẩu tỉnh Thiểm Tây vượt qua Hoàng Hà, cả cuộc hành trình ông đã chứng kiến cảnh dòng nước xiết nguy hiểm, dòng nước chảy xoáy mạnh, các phu thuyền chống cự với sóng cồn, ông đã lắng nghe tiếng tù và ngân dài và sâu lắng của phu thuyền. Năm 1939, sau khi trở lại Diên An, nhà thơ Quang Vị Nhiên đã sáng tác bài thơ dài mang tên " Hoàng Hà ngâm" . Sau khi nghe bài thơ này, nhạc sĩ Tiển Tinh Hải cũng đang ở Diên An nảy sinh linh cảm, và rồi ông liền bắt tay vào việc sáng tác bản "Đại hợp xướng Hoàng Hà", một tuyệt tác thiên cổ. Bài "Bảo vệ Hoàng Hà " là ca khúc thứ bày trong bản hợp xướng này, không bao lâu bản "Đại hợp xướng Hoàng Hà " liền truyền đi khắp đất nước Trung Hoa. Gió đang gào, ngựa đang hý, Hoàng hà đang gào thét Muôn núi rừng sâu, anh hùng chống Nhật nhiều vô kể, Trong ruộng cao lương, đội quân du kích anh hùng Cầm súng nhà súng tây, vung đao múa kiếm, Bảo vệ quê hương, bảo vệ Hoàng Hà, bảo vệ Hoa Bắc Bảo vệ toàn Trung Quốc Lúc bấy giờ, vô số tướng sĩ và các học sinh yêu nước vừa cất cao giọng hát "Gió đang gào, ngựa đang hý" vừa tiến bước ra chiến trường chống quân xâm lược Nhật. Một số ca khúc kháng chiến chống Nhật của Trung Quốc Nhạc sĩ Tiển Tinh Hải Mỗi khi xem phim truyện hoặc phim thời sự do Xưởng phim "Bát nhất" Trung Quốc sản xuất, nhạc đầu là "Hành khúc Quân Bát nhất" mạnh mẽ hùng tráng thường gây cho khán giả rất hưng phấn, "Hành khúc Quân Bát nhất" chào đời vào mùa đông năm 1939 trong khói lửa chống Nhật. Nhạc sĩ Trịnh Luật Thành tham gia cuộc kháng chiến vào lúc mới 15 tuổi, khi đến Diên an cũng chỉ 19 tuổi, vậy mà ông đã sáng tác nhiều nhạc phẩm nổi tiếng như "Bài ca Diên An", "Ca dao Diên An", "Hành khúc Quân Bát nhất", "Quân ca Quân Bát Nhất" v,v, những tác phẩm này ngay lập tức liền được quần chúng Diên An và các chiến sĩ Bát Lộ Quân hết sức hoan nghênh. "Hành khúc Quân Bát nhất" đã tập trung thể hiện hình ảnh oai phong và sức mạnh đi về phía trước của đội quân Bát nhất, có thể nói bài hành khúc này đã trở thành tiêu chí của quân ca Trung Quốc ngày một trở nên chín chắn. Năm 1951, "Hành khúc Quân Bát nhất" được đổi tên thành "Quân ca Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc". Một số ca khúc kháng chiến chống Nhật của Trung Quốc Lời ca rất mạnh mẽ: Tiến lên, tiến lên, tiến lên. Đội quân húng ta hướng ra mặt trời, đạp chân lên mảnh đất Tổ Quốc, gánh vác niềm hy vọng của dân tộc. Chúng ta là lực lượng hễ chiến là thắng, đi đến thắng lợi cuối cùng, đi đến đất nước hoàn toàn giải phóng. Nguồn âm nhạc đến từ đời sống, cuộc kháng chiến chống Nhật sục sôi của dân tộc, đã trút sức sống và sức chiến đấu bất diệt lên các bài ca kháng chiến chống Nhật của dân tộc Trung Hoa; những bài ca chống Nhật là một phần bức tranh kháng chiến hoành tráng của cả nước, là của cải tinh thần đời đời kế thừa của dân tộc bất khuất. Một số ca khúc kháng chiến chống Nhật của Trung Quốc Nhạc sĩ Trịnh Luật Thành Sau đây xin mời các bạn nghe ca khúc "Đoàn kết là sức mạnh ". Mùa hè năm 1943, Lư Tiêu và Mục Hồng tại khu căn cứ Cách Mạng Sơn Tây-Trương Gia Khẩu-Hà Bắc đã sáng tác vở ca kịch ngắn phản ánh cuộc đấu tranh đòi giảm tô giảm lãi suất, "Đoàn kết là sức mạnh" là bài hát cuối cùng của vở ca kịch này, về sau bài hát này được lưu truyền trong các sinh viên Bắc Bình (Bắc Kinh ngày nay) và Trùng Khánh. Mỗi khi các sinh viên ra đường mít tinh tại các khu địch chiếm, họ thường khoác tay nhau ca vang bài "Đoàn kết là sức mạnh". Sau ngày nước Trung Hoa mới ra đời, bài hát này luôn luôn là tiếng kèn vang dội thúc giục mọi người đoàn kết phấn đấu tiến lên. Một số ca khúc kháng chiến chống Nhật của Trung Quốc Trong nhều ca khúc kháng chiến chống Nhật lưu truyền trong quần chúng nhân dân Trung Quốc, thì "Hành khúc Nghĩa dũng quân" do Điền Hán viết ca từ, Nhiếp Nhĩ sáng tác nhạc là nổi tiếng nhất. Năm 1949 sau ngày Nước Trung Hoa mới ra đời, bản hành khúc này được quyết định trở thành Quốc ca của Nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa. Trước khi bị bắt, Điền Hán đã viết ca từ lên tờ giấy gói thuốc lá, sau đó Hạ Diễn trao ca từ cho Nhiếp Nhĩ, không bao lâu bài "Hành khúc Nghĩa dũng quân" ra đời, đăng trên tờ "Trung Hoa Nhật báo". Cùng với bộ phim truyện "Phong vân nhi nữ " ra mắt khán giả, bài "Hành khúc Nghĩa dũng quân" liền truyền ra và ca vang khắp cả nước. Một số ca khúc kháng chiến chống Nhật của Trung Quốc Ngoài các khu căn cứ Cách mạng lúc bấy giờ ra, Đài phát thanh Trung Ương Quốc sân Đảng cũng định kỳ cho phát thanh bài hành khúc hùng tráng này. Trong những năm 40 thế kỷ 20, nghệ sĩ nổi tiếng người da đen Mỹ Paul Robeson sau khi trình bày "Hành khúc Nghĩa dũng quân", tiếng tăm của ông liền vang ra khắp nước Mỹ rồi vang sang cả Anh, Pháp, Ấn Độ, đài phát thanh các nước Nam Thái bình dương cũng thường xuyên cho phát bài hành khúc này. Về sau, Mỹ cho phát bài "Hành khúc Nghĩa dũng quân" cùng với bài "Merican tươi đẹp" của Mỹ và "Khúc nhạc Macsen" của Pháp vào chương trình phát thanh ca khúc trong ngày thắng lợi của các nước đồng minh.
Mới đây, Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc và Đài Truyền hình Quảng Tây đã phối hợp dàn dựng một chương trình "Lắng nghe Đông Nam Á" nhằm giới thiệu với các bạn khán thính giả 10 bài hát vàng của 10 nước Đông Nam Á, trong đó có một bài của Việt Nam. Trong kho tàng âm nhạc của các nước, chắc chắn sẽ không thiếu những bài hát hay, vậy thì bài hát như thế nào mới được chọn là bài hát vàng? Theo định nghĩa của ban tổ chức, bài hát vàng là những bài hát kinh điển được đông đảo người dân yêu thích và được truyền hát rộng rãi. Để chọn ra 10 bài hát vàng của các nước Đông Nam Á, Ban tổ chức đã cử 10 đoàn làm phim phóng sự gồm những đạo diễn, quay phim, phóng viên đến các nước Đông Nam Á để tìm hiểu những bài hát vàng của nước đó. Trong đó, đoàn làm phim phóng sự về bài hát vàng Việt Nam đã đến Thủ đô Hà Nội và Bắc Ninh, quê hương dân ca quan họ để phỏng vấn người dân gồm học sinh, nghệ sĩ, chuyên gia nghiên cứu,...về những bài hát được người dân Việt Nam yêu thích. Qua tìm hiểu rộng rãi, mọi người đã chọn bài "Bèo dạt mây trôi" làm bài hát vàng của Việt Nam. Tại sao nhỉ? Trong chương trình "Văn nghệ cuối tuần" hôm nay, HV sẽ chia sẻ với quý vị và các bạn về những câu chuyện tìm hiểu bài hát vàng tại Việt Nam. Vào những ngày đầu tháng 11, vừa đặt chân lên đất Việt Nam, đoàn làm phim tìm hiểu bài hát vàng Việt Nam gồm 5 người đã cảm nhận được ánh nắng chan hòa của tiết trời mùa thu Hà Nội. Tản bộ bên bờ Hồ Hoàn Kiếm xinh đẹp pha chút lãng mạn, hóng mát dưới tán cây xum xuê, cảm giác thật dễ chịu. Đoàn đã bắt gặp và trò chuyện với một số người dân thành phố trong đó có các bác đã về hưu, học sinh, nghệ sĩ...Nhưng bất kể ai, già hay trẻ, trai hay gái, mọi người đều bày tỏ rất yêu thích dân ca Việt Nam và đều hát được bài "Bèo dạt mây trôi". Vậy bài "Bèo dạt mây trôi" là bài hát như thế nào? Bài này có xứng đáng là bài hát vàng của Việt Nam không? Với câu hỏi này, đoàn làm phim rất may mắn được trò chuyện với nghệ sĩ Vũ Tự Long, Phó Giám đốc Nhà hát chèo Quân đội Việt Nam, nghệ sĩ rất có cảm tình với dân ca, đặc biệt là dân ca quan họ Bắc Ninh và bài "Bèo dạt mây trôi". Dưới sự chỉ dẫn của nghệ sĩ Vũ Tự Long, đoàn làm phim chúng tôi đã đặt chân đến tỉnh Bắc Ninh, quê hương dân ca quan họ. Đoàn đã đến thăm Nhà hát dân ca quan họ Bắc Ninh và được thưởng thức bài "Bèo dạt mây trôi" do nghệ sĩ của nhà hát này trình bày. Tại Nhà hát dân ca quan họ Bắc Ninh, đoàn đã may mắn được trò chuyện với ông Phạm Đăng Mùi, NSƯT, nguyên Phó Giám đốc Nhà hát dân ca quan họ Bắc Ninh. Là một chuyên gia nghiên cứu dân ca và gắn bó với dân ca quan họ Bắc Ninh trong gần nửa thế kỷ, nghệ sĩ đã chia sẻ những cảm nhận và tình cảm của mình đối với dân ca quan họ Bắc Ninh cũng như bài "Bèo dạt mây trôi". Câu chuyện tìm hiểu bài hát vàng Việt Nam Tạm biệt nghệ sĩ Phạm Đăng Mùi, đoàn làm phim đã quay lại Hà Nội và tìm đến ca sĩ Tạ Quang Thắng, người đã cải biên bài "Bèo dạt mây trôi". Tạ Quang Thắng là một nhạc sĩ trẻ thế hệ 8X rất tài hoa, dựa trên âm hưởng làn điệu dân ca truyền thống, Quang Thắng đã phối nhạc bài "Bèo dạt mây trôi" theo phong cách hiện đại, với giọng hát truyền cảm, trầm ấm, bài "Bèo dạt mây trôi" do Quang Thắng trình bày đã gây ấn tượng mới mẻ cho các bạn khán thính giả. Trò chuyện với đoàn làm phim. Quang Thắng đã chia sẻ những cảm nghĩ trong quá trình cải biên bài hát "Bèo dạt mây trôi". Ca khúc là một thứ thể tải văn hóa, thông qua tìm hiểu bài hát "Bèo dạt mây trôi", đoàn làm phim đã tìm hiểu thêm được phần nào những giá trị văn hóa, nghệ thuật, nhân văn sâu sắc chứa đựng trong bài hát, từ đó cũng hiểu biết thêm về đất nước và con người Việt Nam, một đất nước tươi đẹp, hữu tình, người dân cần cù, chịu khó, lạc quan, yêu đời, yêu ca hát... Qua hơn một tuần tìm hiểu về sức lan tỏa và sức ảnh hưởng của những ca khúc Việt Nam, đoàn làm phim đã quyết định chọn bài "Bèo dạt mây trôi" làm bài hát vàng của Việt Nam. Ban tổ chức sẽ mời ca sĩ Việt Nam Tạ Quang Thắng sang Bắc Kinh tham gia Liên hoan ca khúc vàng Trung Quốc-ASEAN diễn ra vào ngày 16/12. Đến lúc đó, Quang Thắng sẽ thay mặt ca sĩ Việt Nam giới thiệu dân ca Việt Nam "Bèo dạt mây trôi" tới các bạn khán thính giả Trung Quốc và các nước Đông Nam Á. Chúc Quang Thắng thể hiện thành công tại liên hoan này. Đèn lúc đó, Đài chúng tôi sẽ phát những chương trình liên quan, HV mong quý vị và các bạn tiếp tục quan tâm và theo dõi. Chương trình "Văn nghệ cuối tuần" của Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc xin tạm dừng tại đây, xin chào tạm biệt quý vị và các bạn.
Trong chương trình hôm nay, chúng ta cùng thưởng thức một số bài hát gắn với những con số. Nếu một bài hát liên quan đến những con số, đó rất có thể là một bài hát về tình yêu. Quả thật là như vậy. Trai gái đang yêu nhau, lúc nào cũng dính như keo sơn, trò chuyện bên nhau mãi, vào những lúc này bày tỏ tình yêu mãnh liệt bằng những con số hẳn là rất thích hợp. Chẳng hạn như: Yêu em một vạn năm, Chờ em một vạn năm, 999 đóa hoa hồng, muôn sông ngàn núi lúc nào cũng là tình yêu, các bài hát trên mạng như “9420”, “123 anh yêu em”, nếu thất tình, thì người ta sẽ nghĩ đến bài hát “Một nghìn lý do buồn”, “Nghìn lầm vạn lầm”v.v.. Mở đầu là bà hát “9420”. Bài hát này phát hành vào tháng10/2017, do ca sĩ online Mạch Tiểu Đâu thể hiện. Bài hát này đứng đầu trong bảng xếp hạng trên các ứng dụng nghe nhạc sau khi phát hành. Mặc dù không phải là bài hát dòng chính, nhưng đối với giới trẻ, trải nghiệm những điều đi ngược với dòng chính là một ngưỡng cửa không thể tránh khỏi. Sau đây, mời các bạn thưởng thức bài hát “123 Anh yêu em”. Bài hát này phát hành vào ngày 25/12/2017, do nhóm nhạc Tân Trần Nhạc Phù thể hiện. Bài hát này được mọi người biết đến bởi từng gây bão trên tiktok. Bài hát này rất phù hợp tâm lý của giới trẻ khi yêu nhau, trở nên nổi tiếng cũng có lý. “Thiên Lý chi ngoại” là một bài hát do ca sĩ Đài Loan Trung Quốc Châu Kiệt Luân và Phí Ngọc Thanh thể hiện, do Phương Văn Sơn viết lời, Châu Kiệt Luân phổ nhạc. Năm 2007, bài hát này đoạt giải bài hát hay nhất của năm trong bảng xếp hạng nhạc Hoa toàn cầu lần thứ 13. Sau đây, mời các bạn tiếp tục đến với một bài hát liên quan đến con số “nghìn” mang tên “Nghìn năm chờ một lần”. Đây là bài hát chủ đề của phim truyện thần thoại ca múa nhạc kinh điển Trung Quốc “Tân bạch Nương tử truyền kỳ” do nữ ca sĩ Đài Loan Trung Quốc Cao Thắng Mỹ thể hiện. Đại ý lời ca là: “ Nghìn năm chờ một lần, em không hối tiếc, ai đang nói bên tai yêu em mãi không thay đổi, chỉ vì câu này đứt ruột đứt gan cũng chịu. Nếu dùng từ “muôn”, “vạn” mới có thể miêu tả niềm hạnh phúc, thì cảm giác đau khổ khi thất tình cũng không phải là một con số bình thường có thể diễn tả được, mà cũng phải dùng một từ khá khoa trương. Sau đây, mời các bạn thưởng thức bài hát “Một nghìn lý do thương tâm” do ca sĩ Trương Học Hữu thể hiện. “Rất nhiều chuyện cũ có lý do khiến ta đau lòng, Tình yêu này của ta không đợi được đến thiên trường địa cửu. Rất nhiều chuyện cũ có lý do khiến ta đau lòng. Cuối cùng tình yêu của ta trong câu chuyện ấy cũng dần dần lỗi thời”.
Kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát ở tỉnh Hồ Bắc Trung Quốc vào đầu năm đến nay, đông đảo y bác sĩ ngày đêm không ngừng phấn đấu tại tuyến đầu, có người không may bị lây nhiễm, thâm chí còn có người đã hy sinh, tinh thần cao cả của những y bác sĩ khiến mọi người rất khâm phục. Trong những y bác sĩ, phần lớn là phụ nữ. Nhân dịp Ngày phụ nữ Quốc tế, chúng tôi xin gửi lời cảm ơn nữ y tá và bác sĩ xinh đẹp qua những qua khúc sau đây. Dư Văn Hoa đi thỗ Trường Cao đẳng Nhgệ thuật Hà Bắc vào năm 1982, sau đó lại học tiếp ở Học viện Âm nhạc Trung Quốc. Năm 1987, Dư Văn Hoa bắt đầu nổi tiếng sau khi lần đầu tiên bước vào phòng thu thu âm bài hát trong phim “Hồng lâu mộng”. Năm 1993, cô nhanh chóng trở nên nổi tiếng trong và ngoài nước bởi bài hát đậm nét dân tộc “Tình yêu của người lái đò”. Các bạn thân mến, Bệnh viện Hiệp Hoà Vũ Hán xây dựng vào năm 1866 là một trong những bệnh viện điều trị bệnh nhân mắc COVID-19. Hàng nghìn y bác sĩ bất chấp nguy hiểm, bước vào tuyến đầu chống dịch, ngày đêm không ngừng cứu chữa bệnh nhân. Sau đây, mời các bạn thưởng thức bài hát “Không có gì đáng sợ” do bác sĩ Bệnh viện Hiệp Hoà Vũ Hán Lý Cương tự sáng tác và thể hiện để bày tỏ niềm tin chiếng thắng dịch bệnh. Bạn bất chấp vất vả, bất chấp cực hạn của cơ thể, vào 3 giờ đêm, bạn cố gắng nâng đỡ khuôn mặt quý báu của bạn, bạn cẩn thận là vì chính bạn đã nắm vững niềm hy vọng của bạn. Y bác sĩ vượt qua khó khăn phấn đấu ở tuyến đầu để cứu chữa người bệnh là anh hùng vĩ đại của thời đại, là chủ lực bảo vệ sức khỏe nhân dân. Họ chăm chóc bệnh nhân rất chu đáo, giúp bệnh nhân vượt qua thời điểm khó khăn nhất, việc làm của họ cần được tôn trọng và khẳng định, những y bác sĩ làm việc cẩn thận, tận tình phục vục là thiên sứ đẹp nhất. Sau đây, mời các bạn thưởng thức bài hát “Angel of Mine” do Monica thể hiện, đại lý lời ca là Cuộc đời này có nhiều điều bất đắc dĩ, bệnh lão chia tay, thiên tai nhận họa thường khiến chúng ta hết sức bất ngờ và hoang mang. Y bác sĩ không có trang phục rực rỡ, chỉ mặc chiếc áo trắng, đội mũ hình đuôi chim. Đi lại giữa các phòng bệnh, nhưng nụ cười chỉ có trong khuôn mặt thiên sứ, đẹp vô cùng. Sau đây, mời các bạn thưởng thức bài hát “Nụ cười của em thật tươi đẹp”. Các bạn thân mến, trên đây các bạn vừa thưởng thức một số bài hát để gửi tặng nữ y tá và bác sĩ xinh đẹp nhân dịp ngày Phụ nữ quốc tế. Trong phần cuối chương trình, mời các bạn cùng thưởng thức bài hát “Người tốt lành cả đời bình an” qua giọng hát của ca sĩ Lý Na, chúc các y bác sĩ đang phấn đấu ở tuyến đầu phòng dịch luôn mạnh khỏe, bình an.
Trong chương trình hôm nay, chúng ta cùng thưởng thức những bài hát mang phong cách cổ. Những bài hát mang phong cách cổ chỉ những bài hát đậm đà ý vị thơ ca được các nhạc sĩ hiện đại sáng tác. Những năm gần đây, nhạc cổ rất được người nghe yêu thích, có một số công ty văn hóa chuyên sáng tác loại nhạc này, phát trên những trang mang cổ và đậm nét Trung Quốc. Các bạn thân mến, các bạn đang nghe bài hát “Bài ca núi sông ngọc châu”. Bài hát này bắt nguồn từ tản văn “Tụi uông đình ký” của nhà chính trị, nhà văn nổi tiếng Bắc Tống Trung Quốc Âu Dương Tu. Trong thời kỳ giữa Bắc Tống, điểm yếu tích lại trong nhà nước dần hiện lên, nhà văn Âu Dương Tu đề nghị đổi mới và cải cách, nhưng bị phe thủ cựu trong Triều đình phản đối, bị biếm chức xuống Trừ Châu tỉnh An Huy làm Thái Thủ. Tuy số không may, nhưng Âu Dương Tu phóng khoáng thoải mái, một cây đàn, một ban cờ, một bình rượu, nghìn cuốn sách, sống vui vẻ và thoải mái với người dân bên núi sông tươi đẹp Trừ Châu. Những ca khúc mang đậm phong cách cổ không phải nổi tiếng trong những năm gần đây, đã thịnh hành ngay vào thời dân quốc gần một trăm năm trước. Lời ca “Ngoài đình lớn, bên đường cổ, cây cỏ xanh liên trời” trong bài hát “Tiễn đưa” do Lý Thư Đồng sáng tác vào năm 1915, chính là ca khúc mang phong cách cổ thịnh hành năm đó. Xét về góc độ sức truyền bá và sức ảnh hưởng, phim hoạt hình và điện ảnh đóng vai trò đáng kể cho những ca khúc mang phong cách cổ. Bài hát cổ “Hỏi tình tiên kiếm” ra đời năm 2004 là bài hát chủ đề của trò chơi điện tử tiên hiệp nổi tiếng Trung Quốc “Trang Hỏi tình-Tam ngoại truyện Tiên kiếm kỳ hiếp truyện”. Âm nhạc cổ kính và chất phác khiến tình yêu giữa các vai diễn trong trò chơi càng thêm sâu sắc, khiến các bạn trẻ yêu thích thế giới cổ đại. Đằng sau phần lớn bài hát cổ đều có một câu chuyện cổ đại, để càng nhiều người tìm hiểu câu truyện đằng sau bài hát, có lợi cho phát triển và giới thiệu bài hát và lời ca. Bài hát “Truyện cá chép cảnh” là một trong 10 bài hát cổ của năm 2013. Bài hát này kể về một câu truyện tình yêu tốt đẹp cảm động: Ngày xưa, có một họa sĩ đam mê vẽ cá chép tên là Thiển Khê, ông ngày nào cũng cho cá ăn và vẽ cá, có mối tình nồng thắm với cá chép. Một hôm, nhà ông xảy ra đám cháy lớn, họa sĩ không chịu thoát biển lửa vì không thể mang theo cá chép, trong khoảnh khắc lửa sắp đốt thân, ông nhìn thấy một người đưa mình an toàn ra đi. Ngày hôm sau khi tỉnh dậy, họa sĩ thấy ao đã cạn nước, cá chép cũng không còn nữa, bỗng nghĩ ra người cứu ông thoát khỏi đám cháy hôm đó chính là do cá chép hóa thành. Sau đây, mời các bạn thưởng thức bài hát “Truyện cá chép cảnh”. Cùng với trò chơi điện tử và phim truyện cổ ngày một phát triển, ca khúc cổ cũng nhận được sự yêu thích của thế hệ trẻ. Chúng ta nên nhìn nhận bài hát cổ như thế nào? Đó là nghệ thuật cao nhã kín đáo hay chỉ là ngôn từ lông lẫy khoe khoang? Trong giới âm nhạc có hai quan điểm: một quan điểm cho rằng loại nhạc này có giai điệu trong sạch như nước chảy, lời ca uyển chuyển sâu xa như thơ ca, có thể khơi dậy ý thức coi trọng văn hóa truyền thống. Giám đốc âm nhạc của chương trình “Bài ca tốt Trung Quốc”, giáo sư Học viện Âm nhạc Thượng Hải An Động cho biết, ca khúc cổ có thể kích thích hứng thú của người nghe đối với bài văn văn ngôn, có thể phát triển văn hóa truyền thống. Còn một quan điểm khác cho rằng, chất lượng ca khúc cổ không đồng đều, lời ca lộng lẫy nhưng nội dung nông cạn, hoặc sử dụng văn ngôn trúc trắc, hoặc sai ngữ pháp, không có lợi cho học văn hóa cổ điển. Ca khúc cổ đến từ đâu? Sẽ đi về đâu? Giáo sư Học viện Âm nhạc Thượng Hải Đào Tân cho rằng, cần phải nhìn nhận sự phát triển của bài hát mang phong cách cổ bằng thái độ bao dung. Sáng tác nghệ thuật vốn là rất thuần thúy. Phó giáo sư Học viện báo chí Đại học Sư phạm Hoa Đông Lưu Đào cũng cho rằng, truyền bá ca khúc là một quá trình ưu thắng liệt thái, những bài hát phù hợp quy phạm của diễn tả văn ngôn hoặc ngôn ngữ sẽ được lưu truyền lại, những bài hát đi ngược với việc truyền bá văn hóa truyền thống hoặc không phù hợp diễn tả khẩu ngữ sẽ bị loại bỏ. Kết hợp cổ điển và hiện đại mới lá quy tắc sống của bài hát mang phong cách cổ.
Trong đời sống hiện thực, tuy mối tình đầu của một số cặp đôi có thể nên vợ nên chồng, nhưng không phải mối tình đầu của cặp đôi nào cũng có thể đi đến thành hôn, có thể chung sống mãi mãi bên nhau. Trải nghiệm tình yêu của mỗi người đều không hẳn giống nhau, nhiều người phải yêu qua hai hoặc nhiều đối tượng hơn nữa rồi mới có thể đi đến thành lập gia đình với nhau. Do vậy một khi tiềm nhiệm của người mình đang yêu tìm đến, không hiểu bạn sẽ sử sự như thế nào nhỉ? Hoặc sẽ ăn nói như thế nào với tiền nhiệm của người yêu mình? Rất nhiều người sẽ tỏ thái độ bực tức, lên cơn ghen, thậm chí mong tiền nhiệm của người yêu không bao giờ xuất hiện trên đời này nữa. Thế nhưng Ngọc Ánh lại không tán đồng các sử trí như vậy, thực ra so với việc yêu nhau tha thiết thì, rất nhiều cặp đôi lại không biết nên chia tay nhau như thế nào cho êm thấm. Trước khi buộc phải chia tay nhau, cả hai người cần nói với nhau rằng cảm ơn chúng ta đã từng đến với nhau, cùng đi với nhau một chặng đường, mong sau khi chia tay, mỗi chúng ta vẫn sẽ sống lạc quan và tìm được người bạn đời hợp với điều kiện của mình và sẽ hạnh phúc. Như vậy có phải tốt hơn không bạn nhỉ? Trong cuộc lữ hành trên đường đời, có người đi đến giữa đường phải xuống xe, không thể nào cùng bạn đi tới đích. Nhưng không can hệ gì, trong những ngày đồng hành, bạn đã cùng anh ấy thưởng thức cảnh đẹp trên dọc đường, nghe bạn kể lại những câu chuyện về mình, xin cảm ơn anh. Ngọc Ánh xin giới thiệu với các bạn bài tản văn “Đáng tiếc, mới là sự thật lớn nhất của tình yêu”của nữ nhà văn Trung Quốc Quan Tử Mạch.Trước khi nghe bài tản văn này, mời các bạn thưởng thức bài hát: Vượt qua biển cả đi thăm anh Em tiết kiệm tiền nửa năm là vì anh Em Vượt qua biển cả đi thăm anh Vì lần gặp nhau vui vẻ này Em từng nhiều lần tập hơi thở Để chuẩn bị đến lúc gặp nhau Khi ngôn ngữ khó nói lên lời Một phần ngàn nỗi lòng trong em Tích lũy dần vào trong ký ức Không thể xóa nhòa trong tim em Tản văn “Đáng tiếc, mới là sự thật lớn nhất của tình yêu” của nữ nhà văn Trung Quốc Quan Tử Mạch (Mời bạn nghe trực tuyến bài tản văn này...) Trên đây Ngọc Ánh vừa giới thiệu với các bạn bài tản văn “Đáng tiếc, mới là sự thật lớn nhất của tình yêu” của nhà văn trẻ Quan Tử Mệnh.
Chẳng còn mấy ngày nữa là đến Ngày Thiếu Nhi Quốc tế Mồng 1 tháng 6 rồi. Nhật Bản hằng năm có tới ba ngày lễ Thiếu Nhi, là quốc gia có nhiều ngày Thiếu nhi nhất, hình thức chào mừng của họ đậm đà bản sắc phong tục của Nhật Bản, rất thú vị và cũng rất có ý nghĩa. Trong đó, mồng 3 tháng 3 là ngày Con Gái. Gia đình nào có con gái thì bố mẹ đều trưng bày một đồ chơi búp bêmặc những bộ Wa fuku đẹp mắt, để làm quà tặng con gái. Mồng 5 tháng 5 là Ngày Con Trai. Đến ngày này, cha mẹ con trai đều treo “Cờ Cá Chép” lên trước cửa nhà, tượng trưng cá chép nhảy long môn. 15 tháng 11 là ngày lễ “7-5-3”, trong quan niệm phong tập quán của Nhật bản các cháu nhỏ ở lứa tuổi “3-5-7” là tuổi ngây thơ đáng yêu may mắt nhất trong cuộc đời, cho nên vào ngày này hằng năm, người lớn tổ chức các hoạt động phong phú náo nhiệt để chúc mừng con cháu độ tuổi “3-5-7”. Cũng như nhiều nước trên thế giới, cứ đến mồng 1 tháng 6 hằng năm, khắp các nơi Trung Quốc đều tổ chức nhiều hoạt động phong phú đa dạng để chào mừng ngày vui này của các em. Nhân ngày Thiếu nhi Quốc Tế mùng 1 tháng 6 sắp đến, Ngọc Ánh xin giới thiệu với các bạn và nhất là các thính giả nhí bài tản văn “Con Ngỗng Trắng” của nhà văn nổi tiếng Trung Quốc Phong Tử Khải và bài thơ cổ nổi tiếng “Vịnh Nga”. Trước hết mời các bạn thưởng thức bài hát “Con Sên và Chim Hoàng Ly”, bài ca dao tỉnh Đài Loan Trung Quốc, bài hát này mang nhịp điệu hoạt bát vui tai, lời bài hát cũng rất dí dỏm: Bài hát:Con Sên và Chim Hoàng Ly Một giàn nho trồng trước cửa nhà Lá nho xanh non trông nõn nà Con sên vách chiếc vỏ nặng chịch Nhích lên phía trước từng bước một Trên cây có hai chim Hoàng Ly Hi hi ha ha giễu cười sên Mùa nho chín còn lâu mới đến Bây giờ bò lên giàn làm chi Chim Hoàng Ly ơi đừng cười tớ Tớ bò đến nơi thì nho chín Phong Tử Khải là họa sĩ hiện đại và là nhà văn nổi tiếng Trung Quốc, ông sinh năm 1898, quê ở thành phố Gia Hưng tỉnh Chiết Giang Trung Quốc, ông qua đời vào năm 1977, hưởng thọ 79 tuổi. Sau đây, Ngọc Ánh xin giới bài tản văn “Con ngỗng trắng” của nhà văn Phong Tử Khải.
Hai bài tản ngắn: và <ÂN HẬN SUỐT ĐỜI> 12 tháng 5, Chương trình Văn nghệ cuối tuần đêm rơi đúng vào đêm Chủ Nhật thứ 2 của tháng 5, đây là “Ngày của mẹ” hằng năm. Ngày của Mẹ xuất xứ từ phương Tây, nhưng theo đà văn hóa ngày càng hội nhập, ngày tôn vinh người mẹ, thể hiện lòng biết ơn sâu sắc đến mẹ đã được người dân nhiều nước trên thế kể cả các nước phương Đông trong có Trung Quốc và Việt Nam hoan nghênh. Nhân dịp “Ngày Của Mẹ”12/5 năm nay, trước hết Ngọc Ánh xin chúc tất cả các chị em phụ nữ đã và đang làm mẹ “Ngày Của Mẹ” vui vẻ hạnh phúc bên chồng con. Cội nguồn “Ngày Của Mẹ” xuất hiện sớm nhất vào thời Cổ Hy Lạp, hồi đó ngày 8 tháng 1 hằng năm là Ngày của Mẹ, nhưng tại Trung Quốc, Mỹ, Canada và một số nước khác, thì thường lấy tuần chủ nhật thứ hai trong tháng năm làm Ngày của Mẹ. Đến ngày này, các mẹ của nhiều nước nhận được món quà khác nhau của con cái mình. Ngày nay, tại Trung Quốc, hoa Cẩm chướng được mọi người ưu ái nhất trong Ngày của Mẹ, bởi vì hoa cẩm được mọi người lấy làm loài hoa tặng mẹ và chúc phúc mẹ. Trong Chương trình Văn nghệ cuối tuần đêm nay, Ngọc Ánh xin giới thiệu hai bài tản văn ngắn nhan đề “Hoài niệm mẹ”, và “Ân hận suốt đời” của Giáo sư Đại Học Bắc Kinh Quý Tiễn Lâm, ông là nhà ngôn ngữ học, nhà Văn và nhà phiên dịch nổi tiếng Trung Quốc. Trước khi đi vào nội dung chính của chương trình mời quý vị và các bạn thưởng thức bài hát “Thật sự yêu Mẹ” do nhóm nhạc nổi tiếng Hồng Công Trung Quốc Beyond trình bày. Đây là bài hát ca ngợi tình thương bao la của mẹ, lời bài hát chứa chan lòng tri ân và chúc phúc đối với mẹ, từng được bình là ca khúc Vàng trong top 10 ca khúc năm 1989. Tình thương của mẹ không nhường một ai Quyết xông pha nỗi lòng day dứt Lòng tri ân cần phải đền đáp Gió xuân gieo mưa thấm vào lòng con Mẹ lặng lẽ lo toan ban tặng suốt đời Đó là đôi mắt dịu hiền của mẹ Dạy con kiên nghị hướng ra phía trước Dặn con dù vấp ngã cũng không bỏ rở Con không biết lấy gì đền ơn Tình thương của mẹ bao la rộng lớn Cho phép con thưa rằng “con yêu mẹ” Giáo sư Đại Học Bắc Kinh Quý Tiễn Lâm, nhà ngôn ngữ học, nhà Văn và nhà phiên dịch nổi tiếng Trung Quốc sinh vào năm 1911, qua đời năm 2009. Học vấn của giáo sư Quý Tiễn Lâm nổi tiếng trong và ngoài nước. Ông đã thu được thành quả nặng ký về nghiên cứu các lĩnh vực ngôn ngữ Ấn độ cổ đại, lịch sử Phật giáo, tiếng Tocharian bị thất truyền, ông còn phiên dịch Rāmāyaṇa. một sử thi cổ đại viết dưới dạng trường ca tiếng Sanskrit và là một phần quan trọng của bộ kinh Ấn Độ giáo
loading
Comments 
loading
Download from Google Play
Download from App Store