DiscoverTruyện đêm
Truyện đêm
Claim Ownership

Truyện đêm

Author: VNPodcast

Subscribed: 2,036Played: 16,650
Share

Description

Những câu truyện, bài học cuộc sống Support this podcast: https://anchor.fm/doctruyendem/support
120 Episodes
Reverse
Truyện ngắn “Sóng trên đỉnh núi” của tác giả Lê Mạnh Thường gợi nỗi xúc động cho người đọc, người nghe bởi sự giản dị, chân chất của các nhân vật. Sín là nhân vật trung tâm của truyện, một chàng trai dân tộc miền núi chưa bao giờ biết về biển đã lên đường nhập ngũ, để rồi từ đó gắn bó với biển đảo như chính quê hương của mình. Những nhân vật khác cũng bộc lộ cá tính, phẩm chất rất đáng yêu của người lính. Họ luôn sát cánh bên nhau, dũng cảm, kiên cường trong mọi tình huống. Bên cạnh đó là sự hóm hỉnh, tếu táo, dí dỏm, gần gũi như anh em một nhà của người lính đảo. Đó chính là sức mạnh giúp họ vượt qua những ngày tháng gian khổ mà cũng rất đỗi vinh quang, tự hào. Câu chuyện tình yêu của người lính cũng được tác giả viết bằng những tràng văn đẹp, ấm nồng, đó là nguồn sức mạnh tinh thần giúp người lính đang ngày đêm canh giữ biển trời được chia sẻ, cảm thông và yêu thương. Sự hy sinh của Sín là một nốt lặng của thiên truyện ngắn, thể hiện nỗi đau xót, tiếc thương. Câu chuyện gợi cho chúng ta nhiều nghĩ suy, để có được cuộc sống tự do, bình yên thì sự hy sinh âm thầm, anh dũng của người lính càng được trân trọng hơn bao giờ hết...(Lời bình của BTV Văn Khánh) Từ khóa tìm kiếm : Sóng trên đỉnh núi, Lê Mạnh Thường, người lính nơi hải đảo, Sin, chàng trai, dân tộc miền núi, hy sinh, anh dũng --- Send in a voice message: https://anchor.fm/doctruyendem/message Support this podcast: https://anchor.fm/doctruyendem/support
- Truyện tiếp nối nguồn cảm hứng “Vợ Đông chồng Tây” trong hầu hết sáng tác những năm gần đây của Kiều Bích Hương. Ta gặp trong đó những câu chuyện của thời đại hôm nay – Chuyện trải nghiệm mới trong cuộc sống khi lấy chồng ngoại quốc, chuyện các gia đình có điều kiện đưa con ra nước ngoài gửi gắm người thân, chuyện làm du lịch, làm kinh tế ở Tây, ở ta. Nhà văn Kiều Bích Hương gửi vào câu chữ hiểu biết về thế giới, đất nước Bồ Đào Nha, về lối sống ưa chuyển dịch với một văn phong thông suốt, liền mạch. Trong những dữ liệu có vẻ toàn cầu và to tát ấy, ta bắt gặp những chi tiết rất đời thường về tình thân, tình chồng vợ, về tính cách con người, về hoài bão, mục đích sống không ai giống ai. Nhân vật xưng “tôi”, người dì trong truyện ngắn này, trong tâm thế là công dân toàn cầu, một phụ nữ hiện đại với lối suy nghĩ đầy tư tưởng giải phóng cá nhân. Thế nhưng trong sâu thẳm vẫn là những nét tính cách và bản chất truyền thống Việt Nam: dịu dàng và nữ tính, coi trọng gia đình, các giá trị làm nên con người tử tế. Những đứa trẻ dẫu có cách hành xử ra sao cuối cùng vẫn mong sống trọn trong tình yêu thương của bố mẹ. Và ta cũng bắt gặp hình mẫu phụ nữ làm kinh tế liều lĩnh, táo bạo, vươn tầm nhìn ra thế giới qua nhân vật “Chị Nhung” với mô hình đầu tư khách sạn trong nước. Mỗi người một lựa chọn, một nhu cầu, một đam mê sống. Tác giả không quy kết cách sống nào là đúng, là sai. Đọng lại trong câu chuyện nuôi nấng hai đứa con chị gái của cặp vợ Đông chồng Tây là những phát hiện, mách bảo về tình yêu thương, về sự trao quyền, trao tự do, khích lệ hòa nhập. Quả thật, khi cuộc sống đặt ta vào sự đã rồi, ngay trong những hoàn cảnh chính bản thân cũng không mong muốn, một số niềm vui và hứng khởi lại đến thật bất ngờ khi trưởng thành trong hoàn cảnh ấy…(Lời bình của BTV Võ Hà) Từ khóa tìm kiếm : Hậu duệ của Da Gama, nhà văn Kiều Bích Hương, châu Âu, du ký, gia đình, tình cảm, quê hương --- Send in a voice message: https://anchor.fm/doctruyendem/message Support this podcast: https://anchor.fm/doctruyendem/support
Nhà văn Võ Thị Xuân Hà không còn xa lạ với nhiều bạn đọc qua các tập truyện ngắn như: “Vĩnh biệt giấc mơ ngọt ngào”, “Bầy hươu nhảy múa”, “Cổ tích cho tuổi học trò”, “Kẻ đối đầu”, “Giá nhang đèn và những truyện khác”, “Màu vàng thần tiên”, “Chuyện của con gái người hát rong”, “Đàn sẻ ri bay ngang rừng”, “Tiếng gà gáy trong rừng hoa A-rui”, “Cà phê yêu dấu”, “Những bông điệp cuối mùa”, “Cành phong hương”, “Chuyện của các nhân vật có thật trên đời”, “Hoàng mộc hương”…Văn của Võ Thị Xuân Hà có phong cách rất riêng, nội lực dồi dào, sâu sắc, trữ tình. Từng thử sức ở lĩnh vực biên kịch điện ảnh nên trong không ít tác phẩm, có nhiều đoạn nhà văn viết như kịch bản. Mỗi câu văn ngắn gọn là hình ảnh sinh động, cuốn hút tạo nên một mảng hiện thực vời vợi, dạt dào cảm xúc cho độc giả. Trong chương trình Đọc truyện đêm khuya hôm nay, giọng đọc…sẽ chuyển tới các bạn một sáng tác như thế của nhà văn Võ Thị Xuân Hà, truyện ngắn mang tên "Đất hoa" Từ khóa tìm kiếm : Đất hoa, Võ Thị Xuân Hà, truyện ngắn, tình cảm, vợ chồng, cuộc sống, hạnh phúc --- Send in a voice message: https://anchor.fm/doctruyendem/message Support this podcast: https://anchor.fm/doctruyendem/support
Truyện ngắn “Tính cách Nga” là một tác phẩm với dung lượng vừa phải. Tuy nhiên, chính trong tác phẩm không lớn này, A-lếch-xây Tôn-xtôi đã làm nổi bật những nét chính yếu trong tính cách của dân tộc Nga thông qua câu chuyện không quá nhiều tình tiết. Thực sự, con người ta thường chỉ bộc lộ đúng bản chất của mình trong những tình huống éo le đau đớn nhất. Và những con người trong truyện ngắn “Tính cách Nga” cũng đã hành xử đúng với mình nhất, xứng đáng với đạo lý và tình nghĩa nhất khi phải đối mặt với hiện thực đầy mất mát và bi thảm. Tác phẩm kể về người lính xe tăng Ê gô Đrê-mốp. Anh vốn là một thanh niên đẹp trai, tuấn tú, rất yêu thương cha mẹ mình. Anh cũng có cô người yêu Katya xinh đẹp ở làng mà anh coi như báu vật. Trên chiến trường, anh lập được nhiều chiến công nhưng vốn là người khiêm nhường nên không hay kể lể về thành tích của mình. Trong một trận đánh, xe tăng bị bắn cháy và Drê -mốp đã bị thương nặng. Anh phải trải qua nhiều ca phẫu thuật mới thoát được cái chết mười mươi. Rốt cục gương mặt anh bị biến dạng, có nguy cơ bị loại ngũ. Tuy nhiên, anh vẫn kiên quyết đề nghị cấp trên cho anh trở lại trung đoàn cũ. Cấp trên cho anh nghỉ phép hai mươi ngày về thăm nhà trước khi lại ra chiến trường. Về quê cũ, không muốn làm cha mẹ phải đau đớn vì khuôn mặt đã bị biến dạng của mình, Đrê -mốp xưng là bạn của con trai họ. Và anh đã được gia đình tiếp đón rất tình cảm. Sáng hôm sau, Ca-chi-a cũng tới thăm anh và hỏi chuyện về người yêu của mình… Đrê - mốp đã kể về các chiến tích của người lính và quyết định sẽ vĩnh viễn ra khỏi cuộc đời Ca-chi-a để không làm cô đau đớn…Trở lại chiến trường, Đrê -mốp đã nhận được thư của người mẹ: bằng sự linh cảm của hiền mẫu, bà muốn hỏi anh: có phải đó là chính anh đã trở về thăm nhà hay không? Vì bà luôn có cảm giác anh thực sự là con trai bà… Bà nói rằng, bà tự hào về con trai mình và muốn gặp lại anh để biết sự thật… Rồi Đrê-mốp có cơ hội gặp lại mẹ, gặp lại người yêu. Ca-chi-a nói rằng cô chỉ muốn suốt đời sống với anh thôi dù gương mặt anh bây giờ không như xưa nữa…Đó là nét tính cách Nga mà A-lếch-xây Tôn-xtôi muốn nói tới, sự nhân ái thủy chung không gì có thể thay đổi, càng trong bi thương càng ngời sáng và bền vững…(Lời bình của nhà thơ Hồng Thanh Quang) Từ khóa tìm kiếm : Tính cách Nga, A-lếch-xây Tôn-xtôi, dân tộc, tâm hồn, đạo lý, tình nghĩa, nhân ái, thủy chung --- Send in a voice message: https://anchor.fm/doctruyendem/message Support this podcast: https://anchor.fm/doctruyendem/support
Truyện ngắn “Khu độc thân” của nhà văn Nguyễn Thế Hùng mà chúng ta vừa nghe kể về câu chuyện những người lính sỹ quan độc thân xa nhà hết sức giản dị, chân chất, đời thường nhưng cảm động. Nhân vật tôi, ông Tuỳnh, Len… có hoàn cảnh gần giống nhau, ông Tuỳnh và Len xa gia đình, người xa vợ, người xa chồng và nhân vật tôi thì có người yêu ở quê. Họ chia sẻ với nhau trong cuộc sống hàng ngày, thấu cảm nỗi cô đơn, thiếu thốn. Sự bông đùa, trêu ghẹo nhau khi vắng chồng, xa người yêu cũng chỉ là cái cách giải tỏa nỗi buồn, nỗi cô đơn mà thôi. Chúng ta thấy thẳm sâu trong câu chuyện là nỗi mong nhớ cồn cào, sự khao khát của tôi, của Len, kể cả ông Tuỳnh… họ biết nén lại, biết chờ đợi và hi sinh để bảo toàn hạnh phúc của riêng mình. Sự ấm áp của câu chuyện chính là tình yêu lứa đôi của các nhân vật được đặt trong trạng huống khá trớ trêu nhưng ai cũng tự tìm cho mình con đường đi đến hạnh phúc đích thực. Ông Tuỳnh vui với hạnh phúc tuổi già với cô Thương cùng đứa con trai kháu khỉnh. Len đoàn tụ với chồng sau mấy năm xa cách và sinh con đầu lòng xinh xắn. Cuộc sống của họ đơn giản, khiêm tốn nhưng hạnh phúc đủ đầy, ấm áp. Câu chuyện về những người độc thân mà chúng ta lại có cảm giác ấm cúng, tin cậy, yêu đời… Đó là thông điệp nhân văn mà tác giả đã khéo léo gửi gắm trong truyện ngắn này… (Lời bình của BTV Vân Khánh) Từ khóa tìm kiếm : Khu độc thân, Nguyễn Thế Hùng, tình đồng chí, đồng đội, vợ chồng --- Send in a voice message: https://anchor.fm/doctruyendem/message Support this podcast: https://anchor.fm/doctruyendem/support
Các truyện ngắn của Nguyễn Quang Thiều thường đẩy nhân vật vào những hoàn cảnh éo le, trớ trêu, thậm chí là đẩy nhân vật vào đỉnh điểm của sức chịu đựng, để sau đó là sự vỡ òa của cảm xúc, lắng đọng mãi nơi tâm hồn mỗi độc giả những thông điệp của lòng yêu thương, tình yêu cuộc sống, số phận con người. Đồi ngựa trắng theo tôi là một truyện ngắn điển hình cho phong cách đó. Huy đã quay lại ngọn đồi lần thứ ba và định rằng đây sẽ là lần trở lại cuối cùng bởi thời gian của anh không còn nhiều nữa, khi chất độc da cam của những năm tháng chiến tranh đang ngày càng phát tác. Thời gian của câu chuyện trải dài trong nhiều năm, từ khi chiến tranh chưa kết thúc đến thời kỳ sau hòa bình. Con ngựa trắng vừa là chứng nhân, vừa là cảm hứng để nảy nở tình yêu giữa Huy và Mị. Một tình yêu trong trẻo, đẹp đẽ của thời chiến vừa mới nhóm lên thì hai người đã phải cách xa nhau, kéo theo một khát vọng dang dở về việc hoàn thành bức tranh về con ngựa trắng của Huy. Chiến tranh và sự khốc liệt của nó đã cuốn đi nhiều thứ, lấy đi nhiều thứ của con người, trong đó có tuổi trẻ và hạnh phúc của nhiều đôi lứa. Nhưng bi kịch của Đồi ngựa trắng ít nhiều nguôi vơi khi tác giả để cho Huy và Mị được gặp lại nhau trong những ngày tháng cuối cùng của Huy, khi mà cả Mỵ nữa, cũng đã đi sang nửa dốc bên kia của đời người. Chi tiết cuối cùng của truyện, khi con ngựa hí vang, rùng mình và tung vó giống như một phép màu, một điều kỳ diệu. Tuổi trẻ cùng tình yêu của Huy và Mị cũng như được tái sinh, và họ đã chạm tới một niềm hạnh phúc khác biệt, không phải ai cũng dễ dàng có được trong đời (Lời bình của BTV Đỗ Anh Vũ) Từ khóa tìm kiếm : Đồi ngựa trắng, Nguyễn Quang Thiều, truyện ngắn, Huy, Mị,con ngựa trắng, tình yêu, chung thủy --- Send in a voice message: https://anchor.fm/doctruyendem/message Support this podcast: https://anchor.fm/doctruyendem/support
Nhân vật cô gái Ngần đã rất may mắn khi gặp được bà mẹ chồng bao dung, tốt bụng. Nếu bà không chấp nhận đứa bé không phải cháu mình và phanh phui mọi chuyện thì không biết cuộc đời Ngần sẽ sang ngã rẽ nào...Mọi người cứ khen cô số tốt khi được gả vào gia đình khá giả. Nhưng là người trong cuộc, Ngần mới hiểu được nỗi khổ khi gả cho người chồng ham chơi, lười biếng. Tuy vậy cô vẫn hết lòng làm trọn phận sự người vợ, người con dâu ngay cả lúc chồng tai nạn nằm liệt giường. Số phận lại đưa đẩy một lần nữa khi trong đêm khuya Ngần gặp người đàn ông lạ lúc tắm sông. Nhu cầu sinh lý của cơ thể khiến việc chống đối của Ngần yếu ớt như có, như không. Nếu Ngần không mang thai thì có lẽ sự cố này như giấc mộng đêm trăng mà thôi. Nhưng cái thai trong bụng Ngần lớn từng ngày, từng tháng là bằng chứng cho sự ngoại tình của cô. Ngần tìm cách dấu diếm nhưng sao qua mắt được bà mẹ chồng có phần xét nét của mình. Thế nhưng cô may mắn khi mẹ chồng chấp nhận hai mẹ con. Có lẽ cũng là phụ nữ, cũng là người vợ, người mẹ nên bà thấu hiểu hoàn cảnh và cái khó của con dâu mình. Truyện ngắn được viết rất thật, đi vào tâm tư tình cảm, những khát khao cơ thể và đấu tranh nội tâm của người đàn bà gặp nhiều sự cố bất thường trong đời mình. Người đọc, người nghe mừng cho số phận của cô gái Ngần khi có cái kết có hậu. Nhưng có lẽ cuộc đời không phải ai cũng may mắn như Ngần. (Lời bình của BTV Hoàng Hiệp) Từ khóa tìm kiếm : Trăng khuya, Trần Hồng Giang, mẹ chồng, người vợ, con dâu, tình cảm, tha thứ --- Send in a voice message: https://anchor.fm/doctruyendem/message Support this podcast: https://anchor.fm/doctruyendem/support
Truyện ngắn “Chí đại dương” kể cho chúng ta nghe về Kình, một ngư dân táo bạo, bản lĩnh và gan dạ. Kình bám biển bằng mọi giá, dẫu bị thương nặng sau vụ tai nạn trên biển, Kình vẫn nhất quyết bám biển để sinh tồn. Cuộc sống của Kình gặp nhiều sóng gió, thử thách nhưng anh không bao giờ khuất phục. Trận bão kinh hoàng năm ấy tưởng đã nhấn chìm Kình xuống đại dương nhưng anh vẫn sống sót, từ tỉ phú về nghề làm nước mắm và nuôi cá, Kình trắng tay. Thế nhưng, với bản lĩnh kiên cường và có phần lì lợm, táo bạo, Kình làm lại từ đầu. Không ai nghĩ rằng, một người đàn ông ngư dân què quặt như Kình lại có thể làm những điều phi thường như thế. Xưởng nước mắm nức tiếng cả một vùng, rồi lan rộng khắp cả nước của vợ chồng Kình được xây dựng từ bộ óc sáng tạo, từ ý chí và bản lĩnh, quyết tâm của Kình. Giấc mơ làm giàu chính đáng trên vùng biển quê hương đã giúp Kình vượt qua mọi sóng gió, thử thách. Nhà văn Đỗ Tiến Thụy tập trung xây dựng nhân vật thông qua diễn tiến câu chuyện, để nhân vật bộc lộ tính cách, phẩm chất qua lời nói, hành động. Chúng ta nghe cách nói của Kình với vợ con, với khách lạ rất phớt lờ, có phần hơi cộc cằn, thế nhưng, đằng sau đó là một con người có chí lớn, dám nghĩ dám làm. Kình muốn các con mình phải biết nuôi ý chí chinh phục đại dương. “Kình sẽ kiên định với kế hoạch của mình. Hải trình vươn khơi dở dang của cha ông phải được thằng Kiếm tiếp nối với một con tàu to, không chỉ chống chọi được bão tố từ trời, mà còn đủ sức đối đầu với những cú đâm húc từ những con tàu nước lớn luôn rắp tâm tranh cướp ngư trường”. Mong cho khát vọng của Kình được thực hiện bởi đứa con mà anh đang kì vọng, đó là giấc mơ lớn vươn xa đến với đại dương, một chí lớn đáng trân trọng. Phải chăng đó cũng là thông điệp mà nhà văn Đỗ Tiến Thụy gửi gắm trong truyện ngắn này…(Lời bình của BTV Vân Khánh) Từ khóa tìm kiếm : Chí đại dương, Đỗ Tiến Thụy, Tạp chí Văn nghệ quân đội, Kình, ngư dân, khát vọng, bám biển, quê hương --- Send in a voice message: https://anchor.fm/doctruyendem/message Support this podcast: https://anchor.fm/doctruyendem/support
Vấn đề được đặt ra trong truyện ngắn “Thằng chăn vịt” vẫn là nỗi trăn trở về việc làm. Không phải làng Việt nào cũng có một ngành nghề truyền thống để có thể phát triển. Ở những ngôi làng thuần nông, người nông dân quanh năm phải sống với việc chăn nuôi và đồng ruộng. Cả hai việc này đều rất vất vả, thu nhập lại bấp bênh. Chính vì vậy, tư tưởng phải thoát khỏi làng để đổi thay cuộc sống đã manh nha xuất hiện, đặc biệt ở lớp trẻ. Thêm nữa, khi các nhà máy, công xưởng mọc lên ở nông thôn trong cơ chế đô thị hóa nông thôn thì việc người nông dân bỏ ruộng, ô nhiễm môi trường… trở thành một vấn đề nhức nhối. Trong truyện ngắn này, tác giả đã đề cập đến, tuy mới chỉ bắt đầu nhưng rõ ràng đã có những dự báo không mấy tốt lành. Hình ảnh làng quê của Thịnh và Phúc mà theo cách nói của Phúc là như hình thù một cái bào thai không bao giờ chịu lớn là một chi tiết gợi nhiều suy nghĩ. Liệu rằng làng quê ấy có thoát khỏi sự quẩn quanh, nghèo đói khi mà nông dân bỏ ruộng lên thành phố làm ăn, thanh niên ăn chơi lêu lổng, dự án làm nhà máy chưa thực hiện nhưng đồng ruộng đã bỏ hoang..Tác giả Đặng Ngọc Hưng chia sẻ rằng “Tôi chỉ biết cuộc sống của người nông dân qua góc nhìn hạn hẹp của người đứng ngoài nhìn vào, từ xa nhìn lại. Tôi không dám phán xét mà chỉ mô tả lại những sự thay đổi từ cái cũ sang cái mới và ít nhiều suy nghĩ”. Vâng, điều mà tác giả bày tỏ cũng là điều mà người đọc, người nghe đặt ra những câu hỏi về sự đổi thay này khi mà cuộc sống ở nông thôn đang chuyển mình chật vật và nhiều biến động… (Lời bình của BTV Vân Khánh) Từ khóa tìm kiếm : Thằng chăn vịt, Đặng Ngọc Hưng, Làng Việt thời hội nhập, Báo Nông thôn ngày nay, Hội nhà văn Việt Nam, Ban Văn học nghệ thuật, Đài Tiếng nói Việt Nam --- Send in a voice message: https://anchor.fm/doctruyendem/message Support this podcast: https://anchor.fm/doctruyendem/support
Câu chuyện mang đến cho mỗi chúng ta cảm giác thân thuộc gần gũi bởi dường như mỗi làng quê Việt qua tầng tầng thế hệ luôn ẩn chứa vô vàn những câu chuyện (cổ xưa cũng có hiện tại cũng có) để người làng có thể truyền tụng, bàn tán, kể cho nhau nghe. Trong những câu chuyện đó dĩ nhiên không thể thiếu những nhân vật mang tính huyền thoại, đời sống riêng tư có phần khác lạ, không chỉ nhuốm màu sắc kỳ bí mà thậm chí còn mang tính ma mị, giật gân, gây tò mò…..Trong đó không biết có phải một phần cũng để dọa con trẻ hay không nữa? Nhân vật bà Miên trong truyện ngắn “Gốc đề” được nhà văn Hoàng Anh Tuấn kể cũng là một nhân vật như thế trong mắt của hai đứa trẻ Việt – Hưởng. Người như bà Miên được xây dựng nửa khôn nửa dại, nửa điên nửa tỉnh, nửa âm nửa dương, khác thường lập dị. Những người như bà đa phần sống cô độc, dễ bị người xung quanh hiểu sai, xa lánh, là đối tượng của đám trẻ con tò mò, vừa sợ hãi lại vừa thích trêu chọc. Sư thật về cuộc đời bà Miên chỉ được mở ra khi có lời kể của bà nội Hưởng. Vậy ra bà lại là một thân phận bé mọn, đáng thương, bị cuộc đời xô đẩy, sống lặng lẽ, chịu nhiều thiệt thòi. Một kiếp người không được chính danh, thực chất bà Miên là Mẹ Việt Nam Anh hùng có hai người con trai hy sinh vì tổ quốc. Câu chuyện trở nên có ý nghĩa khi tác giả chọn giọng kể, góc quan sát là những người trẻ, Việt – Hưởng . Vậy ra những đứa trẻ đâu thờ ơ với quá khứ. Họ cần phải được biết về gốc rễ, quá khứ để gắn bó hơn với quê hương, với những người xung quanh, với hiện tại. Một kết truyện đầy nhân văn...(Lời bình của BTV Tuyết Mai) Từ khóa tìm kiếm : Gốc đề, Hoàng Anh Tuấn, Lào Cai, Mùa phơi váy, Những chiều tam giác mạch, làng quê Việt --- Send in a voice message: https://anchor.fm/doctruyendem/message Support this podcast: https://anchor.fm/doctruyendem/support
Mạch chuyện khá đơn giản khi kể lại việc một người đàn ông trung niên đi xin việc. Ông vô tình nhìn thấy kỉ vật xưa là chiếc khung ảnh cũ và hồi tưởng lại thời trai trẻ của mình. Ông và cô gái Sundari yêu nhau say đắm nhưng rồi ông phản bội cô. Hơn 20 năm sau, ông gặp lại câu con trai nhưng không dám nhận con của mình. Câu chuyện là hành trình tìm lại quá khứ cũng như thức tỉnh của người đàn ông tên Shatri ẩn chứa nhiều điều về giá trị sống. Khi còn trẻ bằng vẻ ngoài bảnh trai và lời ong tiếng mật, chàng trai Chandran đã lừa cô gái Sudari đến với mình. Nhưng khi đã đạt được nàng thì anh không thực hiện lời hứa sẽ tổ chức một đám cưới đàng hoàng. Sundari ngỡ ngàng khi bị người mình yêu bỏ rơi. Cậu con trai được mẹ nuôi dậy khôn lớn và luôn nghĩ cha mình là người tốt. Chúng ta thấy sự đối lập trong nhân cách giữa hai nhân vật Shatri và Sundari. Trong lúc Sahtri lợi dụng sự ngây thơ trong sáng của cô gái trẻ để lừa dối rồi phản bội nàng thì Sundari lại vẫn giữ gìn hình ảnh của ông trong mắt con trai. Sự phản bội nào cũng mang đến nỗi đau và vết thương lòng sâu sắc. Thế nhưng bà Sundari đã giấu nỗi đau trong lòng để làm ảnh hưởng tính cách, nhân cách cậu con trai. Câu chuyện xúc động được viết nhẹ nhàng với nhiều chi biết bất ngờ. Chi tiết bất ngờ đầu tiên là khung hình cũ trong phòng vị giám đốc trẻ khiến ông Shatri tìm thấy con trai sau nhiều năm xa cách. Bất ngờ thứ 2 là ông không dám nhận con mình. Đáng lẽ một con người thất nghiệp đã ở tuổi xế chiều như ông sẽ bám víu vào người con thành đạt. Nhưng ông không làm vậy. Có lẽ lương tâm ông đã thức tỉnh. Ông không muốn hình tượng cao đẹp về người cha trong lòng con xụp đổ. Đó cũng là điều duy nhất ông có thể làm để chuộc lại lỗi làm bà Sundari và con của mình. Truyện ngắn đề cao những giá trị đạo đức của con người. Ngày hôm nay khi bạn phản bội, lừa đối người tin tưởng mình thì rồi sớm muộn chúng ta phải trả giá vì điều đó...(Lời bình của BTV Hoàng Hiệp) Từ khóa tìm kiếm : Sự phản bội,Ấn Độ, Sujatha Balasumaniam, người đàn ông, con trai, giá trị sống, trả giá --- Send in a voice message: https://anchor.fm/doctruyendem/message Support this podcast: https://anchor.fm/doctruyendem/support
Truyện ngắn “Mùa hoa núi” đã đẫn dắt người đọc, người nghe đến với không gian văn hóa vùng cao của người dân tộc Tày, Mông với những nét phong tục tập quán xưa cũ. Nhà văn Tống Ngọc Hân khai thác triệt để khía cạnh này với nhiều chi tiết, tình tiết hấp dẫn. Nét đặc sắc của văn hóa vùng cao không chỉ thể hiện bởi phong tục, tục lệ. Với sự quan sát tinh tế, nhà văn đã miêu tả đặc sắc nhất trong văn hóa ấy là ứng xử giữa người với người, giữa người với vật, giữa người với thiên nhiên. Truyện kể về một trong những mối ứng xử được cho là khó nói đến nhất, khó biểu hiện nhất, đó là ứng xử của những người đã từng yêu nhau. Sự ứng xử của hai người đàn ông một thời từng yêu một người phụ nữ, như mọi người thấy, phiên chợ cuối năm ở một bãi rừng trống trải hun hút gió, buốt lạnh nhưng mùi ly núi thì cứ ngào ngạt chiếm lĩnh bao phủ và tình người thì cứ ấm nồng như vậy. Đâu đó trong cuộc đua của thời đại, những xoay vần, suy biến, mai một, vẫn có những điều đẹp đẽ như thế hiển hiện và việc của người viết là lan tỏa những giá trị ấy. Để làm nổi bật thông điệp của truyện, nhà văn đã đưa vào những phong tục tập quán một cách chọn lọc. Cụ thể ở đây là phong tục tìm hiểu, yêu đương và kết hôn. Mâu thuẫn của câu truyện cũng từ đây mà sinh ra. Cái khát vọng được làm chủ cuộc đời, được chọn lựa hạnh phúc của con người mỗi ngày mỗi lớn. Họ luôn muốn thoát khỏi sự sắp đặt, dù sau đó cuộc sống chông chênh, muôn phần khó khăn. Cả hai người đàn ông đi qua đời Pằng rồi cũng đã lần lượt có vợ, có gia đình, tổ ấm. Chỉ mình Pằng, một mình đương đầu với nỗi bất hạnh. Mà hai người đàn ông ấy, nhìn xa, nghĩ sâu, đều thấy mình là người có lỗi, góp phần đưa đẩy Pằng đến hoàn cảnh hiện tại. Nên họ không thể quay lưng. Và dù, ban đầu có chút miễn cưỡng, nhưng rồi Pằng vẫn vui vẻ đón nhận những ân tình, chia sẻ ấy. Truyện gửi gắm thông điệp nhân văn sâu sắc về tình đời, tình người nơi vùng núi cao điệp trùng mây gió… Từ khóa tìm kiếm : Mùa hoa núi, Tống Ngọc Hân, vùng cao, văn hóa, ứng xử, tình yêu, tình người, tình đời --- Send in a voice message: https://anchor.fm/doctruyendem/message Support this podcast: https://anchor.fm/doctruyendem/support
Một câu chuyện rất dễ kể lại, không có nhiều nhân vật và các tình huống thắt mở nút, mâu thuẫn, cao trào nhưng lại khiến người nghe đồng cảm, bởi giọng kể tự nhiên, chân thật của tác giả. Bà Chín sinh ra trong một gia đình khó khăn, con đông, tía má vất vả kiếm miếng ăn nuôi sống đàn con. Tám anh chị em, đứa được đi học đứa phải nghỉ học. Đến khi trưởng thành, cuộc đời bà cũng đâu có sung sướng gì. Mặc cảm với bản thân, bà ở vậy một mình. Cũng vất vả, đầu tắt mặt tối, chả khi nào ngẩng đầu lên được để mà nhìn trời nhìn đất, nhìn cuộc sống chảy trôi làm sao. Mà đâu chỉ riêng bà Chín, số phận bà cũng là số phận chung của người dân cái ấp nghèo nơi cù lao xa xôi, lạc hậu này. Tưởng rằng, gần cuối đời, cuộc đời bà Chín sẽ chỉ quanh quẩn nơi góc nhà chái bếp với con Na, chẳng bao giờ có điện chỉ để mong được xem cải lương cho đã…Nhưng thật bất ngờ, điện đã được kéo ra tận cù lao-một thứ ánh sáng trắng không còn dành riêng nơi đô thị, nó sẽ lan tỏa khắp vùng quê, cù lao sẽ được thay áo mới, lớp trẻ sẽ không còn vất vả, thiệt thòi như ông, bà của chúng ngày xưa. Chính ánh sáng trắng đã xua đi cái lạc hậu, tối tăm và thắp lên hy vọng đổi đời cho bà Chín cũng như bao phận người thôn quê khác (Lời bình của BTV Vũ Hà) Từ khóa tìm kiếm : Ánh sáng trắng, Thanh Huyền, Vĩnh Long, Làng Việt thời hội nhập, nông thôn, nông dân --- Send in a voice message: https://anchor.fm/doctruyendem/message Support this podcast: https://anchor.fm/doctruyendem/support
Nắng cuối chiều

Nắng cuối chiều

2021-01-2130:001

Đây là truyện ngắn có lối viết không giống như những truyện ngắn được kể, được viết thông thường. Đó là một lối viết tự sự. Cả truyện ngắn không một mẩu đối thoại, song không kém phần hấp dẫn, dẫn dụ người đọc người nghe mong muốn hiểu hơn và đồng cảm hơn với một con người. Từ đó mà chiêm nghiệm, rằng con người có tham vọng thế nào, hoài bão đến đâu thì trước thiên nhiên vẫn rất nhỏ bé, vậy nên hãy gắng sống khiêm nhường, với mình, với người xung quanh và với cả xã hội. Rằng con người có thể dùng tiểu xảo để che mắt thế gian chứ không thể che giấu được lòng mình, vậy nên hãy sống trung thực, và trước tiên hãy trung thực với chính mình. Từ khóa tìm kiếm : "Nắng cuối chiều", Hiệu Constant, "Côn trùng”, “Đường vắng”, “Đời du học”, “À bientot…hẹn gặp lại”, “Tiếng dế” , “Làm dâu nước Pháp" --- Send in a voice message: https://anchor.fm/doctruyendem/message Support this podcast: https://anchor.fm/doctruyendem/support
- Bùi Hiển từ trước 1945 đã nổi tiếng với những truyện ngắn mang đậm chất sinh hoạt đời thường. Ngòi bút của ông rất có sở trường với những miêu tả chân thực, sống động cuộc sống ở thôn quê. Cho đến truyện ngắn này, ta một lần nữa lại thấy được sự linh hoạt trong bút pháp của ông khi miêu tả cuộc sống của con người ở thành phố. Đặt tên truyện là "Sai phạm cuối đời", sai phạm mà thực ra không hẳn là sai phạm, theo chúng tôi, nhà văn Bùi Hiển muốn mang tới cho độc giả một sự sẻ chia để chúng ta biết đồng cảm và yêu thương nhiều hơn những con người vốn dĩ rất bình dị, chất phác và chân thành trong cuộc sống quanh ta mỗi ngày. Từ khóa tìm kiếm : Sai phạm cuối đời, Bùi Hiển, con người, cuộc sống, thôn quê, bình dị, chất phác, chân thành --- Send in a voice message: https://anchor.fm/doctruyendem/message Support this podcast: https://anchor.fm/doctruyendem/support
Hôn lễ xanh

Hôn lễ xanh

2020-12-1129:481

Gắn bó với văn chương hơn 20 năm về đề tài biển đảo và người lính, tác giả Lê Mạnh Thường được bạn đọc biết đến với nhiều tác phẩm dung dị nhưng sâu sắc về cuộc sống chiến đấu và bảo vệ Tổ quốc của người lính nơi hải đảo. Chương trình Đọc truyện đêm khuya phát 5/10 xin gửi tới quý vị và các bạn truyện ngắn “Hôn lễ xanh” của tác giả Lê Mạnh Thường Từ khóa tìm kiếm : Hôn lễ xanh, Lê Mạnh Thường, biển đảo, người lính, Hoàng Sa, dân tộc, tình yêu, chủ quyền, tổ quốc --- Send in a voice message: https://anchor.fm/doctruyendem/message Support this podcast: https://anchor.fm/doctruyendem/support
"Mật rắn" được viết từ năm 1988, đến nay đã hơn 30 năm, nhưng vẫn còn nguyên vẹn sắc thái tươi mới của đời sống, đủ gieo vào lòng người đọc người nghe những bâng khuâng về số phận, về sự lựa chọn của mỗi con người... Từ khóa tìm kiếm : Mật rắn, Thăng long-Hà Nội, Nguyễn Dậu, Hải Phòng, số phận, con người --- Send in a voice message: https://anchor.fm/doctruyendem/message Support this podcast: https://anchor.fm/doctruyendem/support
Qua giọng văn chân thực, tác giả thể hiện sinh động thân phận bất hạnh của người phụ nữ khi lấy phải người chồng nát rượu, vũ phu, bệnh hoạn. Những cơn cuồng hoan điên loạn của Mín khiến người đọc, người nghe thương cảm cho cô gái Giãn. Những đoạn tả cảnh Giãn đau đơn khi mất hai con mang đến xúc động cho chúng ta. Hãy để cuộc sống không có cô gái nào phải hầu rượu cho chồng như Giãn. --- Send in a voice message: https://anchor.fm/doctruyendem/message Support this podcast: https://anchor.fm/doctruyendem/support
Câu chuyện xoay quanh bức tường rào giữa gia đình hai anh em ông Huấn, ông Hành. Tác giả xây dựng hai anh em, hai gia đình đối lập khá rõ nét. Trong lúc vợ chồng ông Huấn chất phác, thật thà vẫn tôn trọng những truyền thống tốt đẹp xưa thì gia đình người em trai lại khôn lỏi, lèo lá, tiện việc cho bản thân mà quên tình cảm anh em. Qua một sự việc nhỏ là xây tường rào tác giữa 2 gia đình tác giả phản ánh phần nào những tác động tiêu cực của đời sống nông thôn thời hội nhập... --- Send in a voice message: https://anchor.fm/doctruyendem/message Support this podcast: https://anchor.fm/doctruyendem/support
Trái tim sói tuyết

Trái tim sói tuyết

2020-10-0229:261

“Trái tim sói tuyết” là truyện ngắn lấy cảm hứng chủ đạo từ lễ “Xên bản”, một lễ cúng thiêng liêng và đậm chất văn hóa của đồng bào Thái Tây Bắc thường tổ chức vào đầu năm để cầu đất trời, thần linh cho dân bản một năm không bệnh tật, mưa thuận gió hòa. Từ đó, câu chuyện dựng lên những bi kịch, giằng xé và những âm mưu thủ đoạn xoay quanh... --- Send in a voice message: https://anchor.fm/doctruyendem/message Support this podcast: https://anchor.fm/doctruyendem/support
loading
Comments 
Download from Google Play
Download from App Store