Có khoảng 2 triệu người Mỹ gốc Việt đang sinh sống tại Hoa Kỳ, vậy họ đã và đang tham gia vào chính trường Mỹ như thế nào?
Làn sóng đi Mỹ định cư của người Việt Nam càng ngày càng gia tăng, vậy lý do vì sao người Việt lại thích đi Mỹ như vậy?
Là nước có nhiều thiên tai, chính phủ Việt Nam cần phải nâng cao khả năng đối phó với thảm họa thiên nhiên, để bảo vệ tính mạng và tài sản của người dân, và cách tốt nhất là để người dân tự do tổ chức.
Dù được dự báo sẽ là cơn bão lịch sử, nhưng công tác chuẩn bị đối phó của nhà nước đối với bão Yagi vẫn được cho là sơ sài và chủ quan, dẫn đến thiệt hại to lớn về nhân mạng và tài sản của người dân.
Cơn bão Yagi đã đi qua nhưng đời sống của hàng triệu người ở Việt Nam vẫn đang bị ảnh hưởng. Liệu cơn bão và trận lũ lịch sử này đã đủ để gióng lên tiếng chuông cảnh tỉnh về nạn chặt phá rừng tự nhiên ở Việt Nam hay chưa, là chủ đề của số podcast tuần này.
Bão Yagi đã để lại hậu quả thảm khốc ở miền bắc trong những ngày qua, nhưng đây cũng là lúc người Việt Nam thể hiện tình thần đoàn kết của mình, và câu hỏi đặt ra là làm sao để áp dụng tinh thần ấy một cách hiệu quả.
Nguyễn Viết Dũng, một cựu thí sinh của chương trình Đường lên đỉnh Olympia, bàn về hiện tượng Chu Ngọc Quang Vinh, người phải hứng chịu làn sóng đấu tố vì bày tỏ quan điểm chính trị trên mạng xã hội.
Sinh ra và lớn lên ở Việt Nam nhưng không sở hữu bất cứ giấy tờ tùy thân nào, và phải rời bỏ quê hương tới ba lần, đây là câu chuyện của một người H'mông trẻ sinh ra ở Hà Giang.
Số podcast tuần này là câu chuyện với Minh Trang để tìm hiểu kinh nghiệm tự xin học bổng đi du học ở Châu Âu, và suy nghĩ của cô về quyết định học nhân quyền, một lĩnh vực được coi là nhạy cảm ở Việt Nam.
Bethani rời Việt Nam khi mới 15 tuổi vì có ba là người tị nạn, nhưng không vì thế mà cô vứt bỏ đi danh tính người Việt Nam của mình.
Câu chuyện của Y Phic Hdok không chỉ dừng lại ở nỗ lực quảng bá văn hóa của người Ê-đê, mà còn là ví dụ điển hình của tình trạng phân biệt sắc tộc mà các sắc dân thiểu số ở Tây Nguyên phải gánh chịu, nhưng trên hết đây là câu chuyện về tinh thần vượt qua nghịch cảnh và lòng bao dung.
Kể từ khi kết nối với mạng internet toàn cầu lần đầu tiên năm 1997, internet giờ đây đã trở thành một phần không thể thiếu của đời sống kinh tế và xã hội ở Việt Nam. Nhưng câu chuyện đằng sau nỗ lực vận động để mạng internet được đưa về Việt Nam thì ít ai biết.
Số podcast tuần này là câu chuyện của nhà hoạt động Huệ Như, người được mệnh danh là 'nữ tướng' của phong trào chống "BOT bẩn", để cùng tìm hiểu hành trình từ một giáo viên trở thành một nhà hoạt động nổi tiếng cả nước của chị.
Người Việt Nam hiện chiếm đa số trong làn sóng di dân lậu vào nước Anh bằng đường biển, bất chấp khoảng cách địa lý. Số podcast tuần này sẽ tìm hiểu về hành trình tới nước Anh của một người Việt Nam, để hiểu hơn về những chặng đường, những mối hiểm nguy, và cả cái giá bằng tiền của việc tìm đường vào Anh Quốc.
Dù sinh ra và lớn lên ở Campuchia, đi học và làm việc như bao người địa phương khác, nhưng Phang Văn Tỷ thực ra lại là một người vô tổ quốc chỉ vì có gốc gác là người Việt. Điều này ảnh hưởng thế nào đến cuộc sống hiện tại và tương lai của cậu thanh niên 30 tuổi này, sẽ là chủ đề của số podcast tuần này.
Chồng chị Thu bị bắt chỉ bốn ngày sau khi con trai thứ hai ra đời. Trong suốt bốn năm qua, cô đã vừa kiếm sống, vừa chăm con và vừa đấu tranh cho chồng. Làm thế nào mà một người phụ nữ trẻ có thể vượt qua được nghịch cảnh lớn như vậy là nội dung của số podcast tuần này.
Tới Ukraine năm 18 tuổi và khi chiến tranh nổ ra đã tình nguyện nhập ngũ, chàng thanh niên người Việt sau đó bị thương đến hai lần, nhưng vẫn tiếp tục chiến đấu để bảo vệ Ukraine trướ
Cùng trò chuyện với một bạn du học sinh , người đã từng trở về Việt Nam sau khi học xong, nhưng sau đó đã phải quay trở lại nước ngoài lập nghiệp, để tìm hiểu nguyên do vì sao nhiều học sinh chọn ở lại chứ không quay về.
Nguyễn Viết Dũng từng lọt vào vòng thi quý của cuộc thi Đường Lên Đỉnh Olympia, và thi đậu vào trường Đại học Bách Khoa Hà Nội. Nhưng thay vì theo đuổi công danh như bao người khác, anh quyết định dấn thân vào con đường hoạt động dân chủ, và đã hai lần bị bắt giam.
Giáo hội Phật giáo Việt Nam trên thực tế không phải là tổ chức duy nhất đại diện cho nền Phật giáo Việt Nam, mà còn một giáo hội khác ít được biết đến hơn, với tên gọi Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất. Sự giống và khác nhau giữa hai tổ chức này là gì, và vì sao chỉ một mình Giáo hội Phật giáo Việt Nam được nhà nước công nhận, là nội dung của số podcast tuần này.