DiscoverTRITHUCVN's Podcast
TRITHUCVN's Podcast
Claim Ownership

TRITHUCVN's Podcast

Author: William

Subscribed: 34Played: 1,501
Share

Description

TRITHUCVN Podcast

698 Episodes
Reverse
Dân gian vẫn có câu: “Khó nhất là tu tại gia, thứ hai tu chợ, thứ ba tu chùa”, cũng có nơi nói: “Thứ nhất là tu tại gia, thứ hai tu chợ, thứ ba tu chùa”. Vậy tu luyện rốt cuộc là tu thứ gì? Vì sao tu tại gia lại là điều khó nhất? Những câu hỏi này cũng khiến nhiều người quan tâm không khỏi thắc mắc.Mời đọc bài tại: https://trithucvn.co/van-hoa/vi-sao-lai-noi-kho-nhat-la-tu-tai-gia.html
Lương Văn Can (1854-1927), một nhà chí sĩ thời thuộc Pháp, từ đầu thế kỷ 20 đã khẳng định: “Nhà buôn cần có đủ thương đức thương tài mới cạnh tranh được với tư bản thế giới”. “Thương đức – thương tài” – hai chữ đó đã gói gọn triết lý về đạo đức kinh doanh cho người Việt học hỏi.Mời đọc bài tại: https://trithucvn.co/van-hoa/thuong-duc-thuong-tai-4-triet-ly-quy-gia-ve-dao-kinh-doanh-nguoi-viet-da-co-tu-dau-tk-20.html
Trong cuộc sống, có rất nhiều người luôn cảm thấy mình sống một đời đau khổ, “Tại sao tôi sống tốt như thế này, luôn làm việc thiện, không hại ai cả, mà tôi luôn cảm thấy mình thật khổ sở?”, “Tại sao tôi đối xử tốt với người khác mà mọi người lại bất công với tôi như vậy?”, “Tại sao tôi luôn nỗ lực làm việc mà vẫn cứ nghèo đói, ông Trời có công bằng với tôi không?” v.v… Vậy thì rút cuộc là vì sao?Mời đọc bài tại: https://trithucvn.co/doi-song/vi-sao-nhieu-nguoi-luon-cam-thay-minh-song-mot-doi-dau-kho.html
Nhiều người Việt sống ở nước ngoài thời gian lâu, khi về Việt Nam, thường có nhận xét: “Ở Việt Nam bây giờ, ít người có văn hóa cảm ơn và xin lỗi.” Một số ít người có nhận xét thấu đáo hơn: “Anh đi ra sống ở nước ngoài, học được văn hóa cảm ơn và xin lỗi.” Dĩ nhiên, mình thích lời nhận xét sau hơn.Mời đọc bài tạ: https://trithucvn.co/van-hoa/day-con-van-hoa-cam-on-va-xin-loi.html
Cổ nhân giảng: Người học rộng biết nhiều mà lại có thể khiêm nhượng, nhường nhịn người khác, đối với việc thiện thì không bê trễ, người như vậy được xưng là người quân tử. Người quân tử không yêu cầu người khác mà ở bất cứ lúc nào, việc nào đều tự yêu cầu bản thân mình, không làm việc có lỗi.Mời đọc bài tại: https://trithucvn.co/van-hoa/nhuong-nhin-la-khi-chat-cua-nguoi-quan-tu.html
Trên đường phố, những em học sinh mặc trang phục truyền thống khoanh tay cảm ơn mọi người trong khi băng qua đường. Đây có phải là trẻ em Nhật Bản không? Không phải, đây là trẻ em Hà Nội, Việt Nam…Mời đọc bài tại: https://trithucvn.co/van-hoa/van_hoa_giao_thong_tre_em_viet.html
Ở phương Đông cổ đại, từng có thời điểm rất nhiều gia đình sinh sống theo hình thức gia tộc quần tụ, thậm chí “tứ đại đồng đường”, “ngũ đại đồng đường”. Nhiều người như vậy sinh sống cùng nhau thực sự không phải là một việc đơn giản, lại càng không phải là một việc dễ dàng. Người xưa có thể sống hòa thuận cùng nhau như vậy hoàn toàn là nhờ vào “hiếu đễ”. “Hiếu” thì có lẽ mọi người đều biết, nhưng “đễ” có nghĩa là gì?Mời đọc bài tại: https://trithucvn.co/van-hoa/nguoi-xua-giang-hieu-de-de-la-gi.html
“Vệ sinh yếu quyết” của Hải Thượng Lãn Ông là tác phẩm gồm nhiều bài thơ lục bát, viết về các chỉ dẫn dưỡng sinh và phòng bệnh thường ngày, dễ hiểu dễ thuộc và gần gũi với người Việt.Mời đọc bài tại: https://trithucvn.co/suc-khoe/tho-luc-bat-10-dieu-ran-cua-hai-thuong-lan-ong-de-co-duoc-tram-nam-tho-truong.html
Khoa học thực chứng hiện đại sau 400 năm phát triển đã có những bước tiến đáng kinh ngạc. Nhưng cũng có vô số vấn đề mà khoa học thực chứng không thể giải thích. Để tìm hiểu những vấn đề đó, cần có một thái độ cởi mở và khiêm tốn học hỏi. Lần đầu nghe thông tin về khả năng chữa bệnh siêu phàm của cụ Nguyễn Đức Cần, rất nhiều người coi đó là mê tín, nhưng trước những bằng chứng thuyết phục, họ đã phải thay đổi quan điểm của mình.Mời đọc bài tại: https://trithucvn.co/khoa-hoc/nguyen-duc-can-luong-y-sieu-pham-ma-khoa-hoc-van-chua-the-ly-giai.html
Giáo sư Trương Côn Luân (Zhang Kunlun) từng là một trong những nhà điêu khắc thành danh nhất tại Trung Quốc, tác giả của một số tượng đài lớn nhất thời bấy giờ. Ông được trao tặng rất nhiều giải thưởng nghệ thuật, và từng là Viện trưởng Viện Điêu khắc và Nghiên cứu Điêu khắc thuộc Viện Nghệ thuật Sơn Đông.Mời đọc bài tại: https://trithucvn.co/van-hoa/buc-tuong-duc-phat-va-chuyen-doi-cua-mot-nha-dieu-khac.html
Ngày nay, từ mỹ nhân thông thường được dùng để chỉ một người phụ nữ xinh đẹp. Nhưng cái đẹp ấy thường là vẻ đẹp về dung mạo bên ngoài. Thời xưa, một người phụ nữ được xưng là mỹ nhân phải có đầy đủ các tiêu chuẩn rất khắt khe về phẩm hạnh và tri thức.Mời đọc bài tại: https://trithucvn.co/van-hoa/my-nhan-theo-tieu-chuan-xua.html
Babylon là một cái tên huyền thoại đã quá đỗi quen thuộc trong văn hóa phương Tây: nó gắn liền với vườn treo Babylon, một trong 7 kỳ quan của thế giới cổ đại; nó gắn liền với Babylon, một nơi đã từng là thành phố lớn nhất trên thế giới trước Công Nguyên; và nó cũng gắn liền với ngọn tháp Babel cùng vọng tưởng chạm tới thiên đàng – điều mà theo truyền thuyết đã khiến nhân loại không còn sử dụng chung một ngôn ngữ.Mời đọc bài viết tại:  https://trithucvn.co/van-hoa/thap-babel-babylon-va-vong-tuong-cham-toi-thien-dang.html
Nhìn về thế giới ngày hôm nay với đầy những vấn nạn, hỗn loạn và nguy cơ ngoài tầm kiểm soát, nhân loại đã trở thành nạn nhân của những tham vọng mù quáng từ chính chúng ta. Đại dịch viêm phổi Vũ Hán chỉ là một giọt nước tràn ly, ở đâu đó, những người còn chút lương tri vẫn đang nhắc tới những điều mang tính chất lâu dài hơn: các cuộc chiến tranh dai dẳng, thảm họa ô nhiễm môi trường, sự cạn kiệt nguồn tài nguyên, v.v.. Thế hệ này của thế giới chưa bao giờ trải nghiệm bất cứ điều gì giống như đại dịch hiện tại. Những người sống sót trong đại dịch quá khứ đã ra đi, nhưng chua chát làm sao, bài học không ở lại, hay nói đúng hơn là bị quên lãng.Mời đọc bài viết tại: https://trithucvn.co/van-hoa/mac-khai-ve-nhung-bai-hoc-tu-cac-dai-dich-trong-lich-su-nhan-loai.html
Lý Phù Dao chỉ mới 6 tuổi khi cha mẹ cô bé bắt đầu bị bức hại trong các trại giam, trại cưỡng bức lao động và trung tâm tẩy não tại Trung Quốc. Phù Dao đã dành cả tuổi thơ trong sự bắt nạt ở trường, sống nhờ những người họ hàng, hết nhà này sang nhà khác, dành thời gian nghỉ rảnh rỗi để chia ra thăm cha hoặc mẹ bị nhốt ở những cơ sở giam giữ khác nhau cách xa nửa ngày đường. Rồi ngay cả những người họ hàng cũng không thể tiếp tục nuôi dưỡng Phù Dao vì chính họ cũng bị bức hại. Nhưng câu chuyện của Lý Phù Dao không phải là câu chuyện về một đứa trẻ bất lực vùng vẫy trong xã hội rạn nứt. Thay vào đó, cô đã trở thành nguồn hy vọng cho người mẹ của mình, một người phụ nữ lương thiện bị nhốt cùng phòng giam với những kẻ giết người và buôn bán ma túy.Mời đọc bài tại: https://trithucvn.co/trung-quoc/hoi-uc-6-tuoi-mc-song-tai-new-york-ke-chuyen-gia-dinh-vuot-qua-buc-hai.html
Trên đời này, không thiếu những người luôn tự cho mình là đúng, tự cao tự đại, nhưng lại khuyết thiếu người thực sự nhận rõ được chính mình. Người càng có trí tuệ lại càng có thể nhận biết được sự vô tri của mình, trong khi những người tự cho rằng mình điều gì cũng biết thì thường lại hoàn toàn không biết gì cả.Mời đọc bài tại: https://trithucvn.co/van-hoa/nhan-ro-chinh-minh-la-mot-loai-tri-tue.html
Sự quan tâm giữa người với người xuất phát từ tình yêu thương, lòng nhân ái và trắc ẩn, cũng có khi sự quan tâm xuất phát từ tính tò mò hoặc lợi ích. Trong bài này, tôi muốn nói đến sự quan tâm ở vế đầu: tình yêu thương, lòng nhân ái và trắc ẩn. Ta có thể nghĩ nếu yêu thương thì tự nhiên sẽ biết quan tâm, cần gì phải học? Không phải như vậy.Mời đọc bài tại: https://trithucvn.co/van-hoa/day-tre-biet-quan-tam-toi-moi-nguoi.html
Sự giáo dục của gia đình là nền tảng căn bản cho một đứa trẻ, đây là điều mà nhiều nhà nghiên cứu xã hội học đã chứng minh và được công nhận bởi tính đúng đắn của nó. Người Việt mình có biết điều ấy, nhưng cái biết của người Việt mình chỉ dừng lại ở biết, chưa quan tâm để hiểu một cách sâu sắc cần phải giáo dục con cái gì, như thế nào.Mời đọc bài tại: https://trithucvn.co/van-hoa/lam-the-nao-de-co-the-lam-ban-voi-con.html
Tuổi teen (từ 12 tới 19) luôn là lứa tuổi khiến các bậc phụ huynh phải đau đầu.Mời đọc bài tại: https://trithucvn.co/doi-song/khi-nao-cha-me-nen-bat-dau-day-do-cac-con-tuoi-teen.html
Người xưa thường nói: “nhân chi sơ, tính bản thiện”, nghĩa là bản tính nguyên sơ của mỗi người trong chúng ta đều là lương thiện. Chúng ta thường thấy mỗi đứa trẻ khi mới sinh ra đều đẹp tựa thiên thần, ai cũng muốn bế, ai cũng muốn âu yếm, không ai nỡ ghét bỏ.Mời đọc bài tại: https://trithucvn.co/van-hoa/song-luong-thien-tranh-nha-tu-lon-nhat-doi-nguoi.html
Trạng thái tâm lý của con người rất dễ thay đổi do ảnh hưởng từ người khác hoặc những nhân tố bên ngoài. Tuy nhiên thông thường, người ta đều có thể tự điều chỉnh tâm thái của bản thân. Có một câu nói như thế này: “Hai người cùng nhìn ra ngoài qua khung cửa sổ nhà ngục, một người nhìn thấy bùn trên mặt đất, một người lại nhìn thấy những vì sao trên bầu trời.”Mời đọc bài tại: https://trithucvn.co/van-hoa/khi-tam-thai-thay-doi-cuoc-song-se-tran-ngap-niem-vui.html
loading
Comments 
loading
Download from Google Play
Download from App Store