DiscoverKênh Khám Phá
Kênh Khám Phá

Kênh Khám Phá

Author: Kenh Kien Thuc

Subscribed: 2Played: 3
Share

Description

Kênh Khám Phá
26 Episodes
Reverse
Mặt Trời là một trong những thiên thể quan trọng nhất trong vũ trụ, là một trong những yếu tố then chốt để con người tồn tại. Ảnh hưởng của Mặt Trời lên Trái Đất rất đa dạng, bao gồm sự chuyển động của Trái Đất, khí hậu, hệ sinh thái... Mặt Trời có thể tiếp tục cháy vì áp suất và nhiệt độ mạnh bên trong nó, khiến cho các phản ứng vật lý đặc biệt xảy ra mà không cần phụ thuộc vào oxy.
Phát hiện này đã làm dấy lên mối lo ngại rằng việc "vá" lỗ hổng hiện có trên tầng ozone có thể mất nhiều thời gian hơn do biến đổi khí hậu đang làm trầm trọng thêm các vụ cháy rừng. Ngoài ra, những tổn thất này cũng làm lu mờ những lợi ích đạt được từ Nghị định thư Montreal ký năm 1987, theo đó các bên tham gia nghị định đã đồng ý loại bỏ dần các chất gây hại cho tầng ozone. Tầng ozone nằm cách bề mặt Trái Đất khoảng 15-35 km và bảo vệ con người khỏi các tia UV có hại của Mặt Trời. Phần mỏng nhất của tầng ozone - được gọi là "lỗ thủng tầng ozone" – nằm ở Nam Cực. Mỗi năm, lỗ hổng đó có thể mở rộng hoặc thu hẹp nhưng trong những tháng sau vụ cháy rừng "Mùa hè Đen tối", nó đã mở rộng thêm khoảng 2,5 triệu km2. Quy mô khủng khiếp của vụ cháy rừng này đã khiến khói bay vào tầng bình lưu và gây phản ứng hóa học mà về cơ bản là "kích hoạt" một số hợp chất phá hủy tầng ozone đã tồn tại sẵn trước đó.
ổi. Định luật này có nghĩa là vật chất không thể tự mất đi cũng như không thể tự tăng lên. Nói cách khác, vật chất trong tự nhiên luôn không thay đổi, nhưng nó sẽ chuyển hóa giữa các dạng khác nhau. Vật chất sẽ không biến mất dựa trên "Định luật bảo toàn vật chất". Theo định luật này, vật chất không tự sinh ra cũng như không tự mất đi hoàn toàn mà chỉ chuyển hóa thành các dạng khác. Ví dụ, trong một phản ứng hóa học, sự hình thành và phá vỡ liên kết hóa học sẽ gây ra sự sắp xếp lại của các loại hóa chất, nhưng tổng khối lượng sẽ không thay đổi.
Đã có nhiều báo cáo cho rằng người ta nhìn thấy những con gấu ở vùng hoang dã có hành vi bất thường, như đứng, ngồi bất động trong thời gian dài ở những địa điểm cụ thể. Chúng dường như không làm gì ngoài việc ngắm nhìn những phong cảnh đẹp như tranh vẽ của hoàng hôn, hồ nước và núi non. Có rất ít lời giải thích về lý do tại sao gấu lại thể hiện hành vi như vậy, ngoài giả thuyết rằng chúng chỉ đơn giản thấy những khung cảnh như vậy là đẹp mắt và muốn ngắm nhìn.
Năm 2000, dựa trên dữ liệu đo được bởi vệ tinh Hipparcos của Cơ quan Thiên văn Châu Âu, ngôi sao HD140283 được tính toán có tuổi thọ lên tới 16 tỷ năm. Con số này đặt ra một vấn đề rất lớn đối với các nhà thiên văn học, bởi vì thời gian tồn tại của vũ trụ, được tính từ bức xạ nền vi sóng, là 13,8 tỷ năm. Đây được gọi là "nghịch lý tuổi tác" trong thiên văn học. Do đó, ngôi sao này đã được đặt theo tên của Methuselah, người đàn ông sống lâu nhất trong Kinh thánh - sống đến 969 tuổi. Về cơ bản, ngôi sao này được cấu tạo từ hydro và heli, bên trong hầu như không có sắt, điều này phù hợp với tuổi thọ lâu dài của nó, khi ngôi sao này được hình thành, sắt vẫn là một vật chất quý hiếm trong vũ trụ. Nhưng làm thế nào mà một ngôi sao có thể tồn tại lâu hơn toàn bộ vũ trụ hơn 2 tỷ năm?
Giống như một quốc gia có chủ quyền với vùng trời phía bên trên lãnh thổ, não bộ chúng ta cũng vô thức tạo ra những vùng đệm như vậy. Nó tuyên bố sở hữu một không gian mở rộng ra phía bên ngoài làn da. Chắc chắn bạn đã từng trải nghiệm nó, một tình huống mà không gian riêng tư của bạn bị xâm phạm nghiêm trọng: Bố mẹ đột nhiên vào phòng mà không gõ cửa, giờ cao điểm phải đứng trên xe bus, một bà cụ lạ mặt tiếp cận bạn ở quán ăn với rổ kẹo cao su trên tay… Nhưng cảm giác về không gian riêng tư còn là một thứ gì đó nhạy cảm hơn thế, đến nỗi, vô thức của bạn có thể lờ mờ cảm thấy những lúc nó đang bị đánh cắp. Thử nhớ lại thời còn đi học mà xem, chúng ta đều biết chính xác khi nào một giám thị trong phòng thi đang tiến đến gần mình. Trong giờ kiểm tra văn, bạn đang viết trôi chảy thì giáo viên đến đằng sau và đọc trộm bài bạn. Lúc đó, tự nhiên bạn sẽ cảm thấy bối rối và không biết viết gì tiếp nữa.
Sao Mộc là nơi có khí hậu vô cùng khắc nghiệt với vô số cơn bão khác nhau. Nhưng cơn bão nổi tiếng nhất lại có tên là "Vết Đỏ Lớn", các nhà khoa học dự đoán rằng cơn bão này mạnh đến mức có thể nuốt chửng được cả Trái Đất - nó lọt vào tầm mắt quan sát của nhân loại trên địa cầu từ năm 1830.
Các nhà nghiên cứu từ Viện Nghiên cứu Thủy sản Hắc Long Giang của Viện Khoa học Thủy sản Trung Quốc đã nuôi thành công loại cá diếc đầu tiên trên thế giới mà không có xương dăm, đánh dấu một bước đột phá lớn về lý thuyết và kỹ thuật trong chăn nuôi thủy sản. Đáng chú ý, đây là một loại cá diếc đã được chỉnh sửa gen. Cá diếc là một loài cá nước ngọt có da cứng, nhiều xương, chủ yếu được ăn ở Đông Âu và Châu Á. Tuy nhiên, cá diếc lại có khá nhiều xương dăm, gây khó khăn cho việc ăn và chế biến ở quy mô công nghiệp. Việc loại bỏ di truyền các xương dăm của cá diếc có thể mở ra nhiều cơ hội thương mại hơn.
Ở sâu trong rừng nhiệt đới Congo, châu Phi, người ta nói rằng một quần thể vượn có kích thước cơ thể khổng lồ và tập tính vô cùng man rợ đang thống trị ở đó. Được biết đến với cái tên vượn Bondo hoặc vượn Bili, rất nhiều người dân địa phương đã báo cáo rằng họ nhìn thấy tận mắt sinh vật bí ẩn này. Chúng thường đi bằng hai chân, có kích thước bằng một người đàn ông trưởng thành và làm tổ trên mặt đất giống như khỉ đột. Họ cho rằng chúng là một loài vật rất hung dữ, nổi tiếng là có thể giết được sư tử. Một số người cho rằng chúng là một loài vượn lớn hoàn toàn mới, trong khi những người khác cho rằng chúng là con lai giữa khỉ đột và tinh tinh. Các báo cáo gây sốc về vượn Bondo đã được lưu hành trong nhiều thập kỷ. Mặc dù rõ ràng là có điều gì đó thú vị đang xảy ra với loài vượn lớn ở rừng nhiệt đới Congo nhưng có vẻ như nhiều báo cáo trong số đó đã phóng đại sự thật và thêm vào đó nhiều tình tiết giật gân. Giống như nhiều câu chuyện thuộc loại này, câu chuyện về vượn Bili có thể là sự pha trộn giữa thực tế và hư cấu.
Tính tới thời điểm hiện tại, con người đã ghi nhận được tổng cộng 118 nguyên tố trong bảng tuần hoàn hóa học. Khá thú vị, không phải ai trong số chúng ta cũng có cơ hội được tiếp xúc với tất cả nguyên tố nói trên. Thay vào đó, khả năng để một ai đó tiếp xúc với vỏn vẹn 5 nguyên tố sẽ cao hơn 9 lần so với 113 nguyên tố còn lại. Lý do cũng khá đơn giản: Trong số hàng chục nguyên tố được tìm thấy trong lớp vỏ Trái đất, năm nguyên tố gồm ôxy, silic, nhôm, sắt và canxi chiếm tổng cộng hơn 92% . Trên thực tế, gần một nửa số nguyên tử chúng ta tiếp xúc hàng ngày là oxy, khiến nó trở thành nguyên tố phổ biến nhất trên hành tinh. Ở chiều ngược lại, con người cũng ghi nhận sự tồn tại của astatine - nguyên tố tự nhiên được đánh giá là hiếm nhất trên Trái đất ở thời điểm hiện tại. Theo ước tính, trên khắp bề mặt Trái Đất chỉ tồn tại khoảng 25 gram astatine. Loại nguyên tố này quý hiếm đến mức, các nhà khoa học vẫn chưa biết thông tin cơ bản về nguyên tố này, chẳng hạn như nó trông như thế nào.
Mưa methan trên Mặt Trăng Titan Titan - Mặt trăng lớn nhất của sao Thổ là một trong những thiên thể bí ẩn nhất trong hệ Mặt Trời. Vật thể giống như Trái đất này chứa chất lỏng trên bề mặt của nó, sở hữu một khí hậu thực sự kỳ lạ và đã gây tò mò cho các nhà khoa học trong nhiều năm. Trên Titan, khí mê-tan thỉnh thoảng rơi xuống dưới dạng mưa, sau khi nó bốc hơi khỏi bề mặt và tạo thành những đám mây dày. Mưa mê-tan trên mặt trăng lạnh cóng này sẽ rơi rất chậm do trọng lực thấp và sương mù dày đặc. Chu trình thủy văn của Titan (trong đó "thủy" liên quan đến khí mê-tan chứ không phải nước như trên Trái đất), tạo nên cảnh quan và cung cấp khí mê-tan và ethane lỏng vào các hồ lớn như Kraken Maren, vốn có độ sâu 300 mét.
Người ta thường tin rằng vàng là một trong những kim loại quý hiếm nhất và đắt nhất, nhưng vẫn có một kim loại khác đã đ.ánh bại vàng cả về giá cả và độ quý hiếm. Giá trị của các loại kim loại trên Trái Đất thường được xếp hạng dựa theo nhu cầu của con người và khả năng tiếp cận, hay độ quý hiếm. Với riêng vàng, tính linh hoạt, độ dẫn điện, độ bền và vẻ ngoài đẹp mắt đã giúp vàng chắc chắn nằm trong top 5 kim loại đắt nhất. Mặc dù được xếp hạng khá cao trong bảng xếp hạng các kim loại quý, vàng vẫn phải chịu thua một loại kim loại khác về giá cả và độ hiếm – đó là rhodium. Theo đó, rhodium hiện được coi là kim loại quý đắt nhất và là một trong những kim loại quý hiếm nhất. Giá bán mỗi ounce rhodium ở mức 10.300 USD tại thời điểm hiện tại, tức gấp khoảng 5 lần so với giá vàng. Vậy điều gì khiến rhodium có giá bán cao đến vậy?
Có thứ gì ẩn sau những cánh cửa an toàn nhất thế giới
Theo một nghiên cứu năm 2004, Hệ thống rạn nứt Đông Phi cho thấy là lục địa châu Phi đang tách thành hai mảng kiến tạo
Muội than cũng giúp bảo vệ lốp xe khỏi tia cực tím - yếu tố khiến cao su nhanh chóng trở nên giòn và dễ phân hủy. TQuay lại câu hỏi chính là tại sao lốp lại luôn có màu đen. Đầu tiên, phải khẳng định màu này được lựa chọn hoàn toàn không phải vì yếu tố thẩm mỹ, độ thuận tiện. Ưu điểm lớn nhất của việc làm lốp xe màu đen là độ bền
Mặc dù giống chó lớn nhất và giống hổ nhỏ nhất có kích thước gần như tương đương nhau, nhưng một con chó không thể đánh bại một con hổ vì cấu trúc xương và cơ thể của hổ rất khỏe, răng và móng vuốt của chúng cũng rất sắc. Trong cuộc chiến với hổ, một con chó sẽ không đủ tầm vóc và sức mạnh để chiếm ưu thế nên nó sẽ dễ dàng bị hổ đánh bại. Đồng thời, hổ cũng có tính phòng ngự rất mạnh, đối mặt với bất kỳ kẻ thù nào cũng có thể đề cao cảnh giác, một khi bị công kích, hổ cũng có thể phản ứng nhanh chóng.
Khi các phi hành gia quay trở lại Mặt Trăng lần đầu tiên sau hơn 50 năm trong sứ mệnh Artemis III của NASA, họ sẽ mặc bộ đồ vũ trụ thế hệ tiếp theo của Axiom Space để đi bộ trên bề mặt Mặt Trăng. Bộ đồ phi hành gia Artemis III, AxEMU, được trưng bày bằng chất liệu màu xám đậm, nhưng phiên bản cuối cùng có thể sẽ có màu trắng toàn bộ khi được các phi hành gia NASA mặc trên bề mặt Mặt Trăng, giúp cho các phi hành gia an toàn và mát mẻ khi làm việc trong điều kiện khắc nghiệt của môi trường không gian. "Chúng tôi đang tiếp nối di sản của NASA bằng cách thiết kế một bộ đồ vũ trụ tiên tiến cho phép các phi hành gia hoạt động an toàn và hiệu quả trên Mặt Trăng", Michael T. Suffredini, chủ tịch kiêm giám đốc điều hành của Axiom Space cho biết. "Bộ đồ phi hành gia Artemis III của Axiom Space sẽ sẵn sàng đáp ứng những thách thức phức tạp ở cực nam của Mặt Trăng và giúp nâng cao hiểu biết của chúng ta về Mặt Trăng để có thể hiện diện lâu dài ở đó". Bộ đồ vũ trụ Axiom Extravehicular Mobility Unit (AxEMU) mới đã được tiết lộ hôm nay tại Lễ hội Sao Hỏa Mặt Trăng 2 của Trung tâm Vũ trụ Houston là một mẫu thử nghiệm. Trong thời gian tới, một bộ được trang bị đầy đủ các thiết bị vũ trụ phục vụ cho huấn luyện sẽ được chuyển đến NASA vào cuối mùa hè này. Bộ đồ phi hành gia AxEMU sẽ cung cấp cho các phi hành gia những khả năng tiên tiến để khám phá không gian đồng thời cung cấp cho NASA các hệ thống cần thiết để tiếp cận, sống và làm việc trên và xung quanh Mặt Trăng. Bộ đồ phi hành gia tiên tiến này sẽ đảm bảo cho các phi hành gia được trang bị thiết bị mạnh mẽ, hiệu suất cao và được thiết kế để phù hợp với nhiều thành viên phi hành đoàn.
Có tám hành tinh trong Hệ Mặt Trời, được sắp xếp theo thứ tự khoảng cách giảm từ Mặt Trời, đó là Sao Thủy, Sao Kim, Trái Đất, Sao Hỏa, Sao Mộc, Sao Thổ, Sao Thiên Vương và Sao Hải Vương. Nếu sắp xếp theo kích thước, thì Sao Thổ đứng thứ hai, chỉ sau Sao Mộc. Cái tên Sao Thổ ra đời như thế nào? Tương truyền rằng người xưa quan sát thấy màu sắc của hành tinh này bằng mắt thường là màu vàng đất, kết hợp với thuyết Âm Dương Ngũ Hành, họ đặt tên cho nó là "Sao Thổ". Là một hành tinh lớn hơn nhiều so với Trái Đất, Sao Thổ là một hành tinh khí khổng lồ bao gồm chủ yếu là hydro, heli và các nguyên tố khác. Lõi của Sao Thổ được làm bằng đá và băng, được bao quanh bởi nhiều lớp hydro và khí kim loại. Hơn 400 năm trước, nhà thiên văn học người Ý Galileo Galilei đã phát minh ra kính viễn vọng thiên văn và hướng nó vào các vì sao trên bầu trời, mở ra một kỷ nguyên quan sát và khám phá vũ trụ mới của loài người. Khi Galileo hướng kính viễn vọng thiên văn về phía Sao Thổ, ông phát hiện ra rằng có thứ gì đó giống như tai người ở cả hai mặt của hành tinh này, ông đã rất tò mò về điều đó. Nhiều thập kỷ sau, nhà thiên văn học người Hà Lan Huygens sau một thời gian dài quan sát và theo dõi, cuối cùng đã xác định được rằng thứ giống như tai người này thực chất là một vòng phẳng (vành đai) xung quanh Sao Thổ. Vành đai này là hệ thống vành đai hành tinh rất nổi tiếng của Sao Thổ, chủ yếu bao gồm băng, đá và bụi. Trong số tám hành tinh của Hệ Mặt Trời, Sao Thủy và Sao Kim không có vệ tinh và chúng rất nhỏ; Trái Đất có một vệ tinh là Mặt Trăng; Sao Hỏa có hai vệ tinh; Sao Hải Vương có 14 vệ tinh đã được xác nhận; Sao Thiên Vương có 29 vệ tinh đã được xác nhận; Sao Mộc có 79 vệ tinh đã được xác nhận; trong khi đó Sao Thổ có 82 vệ tinh đã được xác nhận, khiến nó trở thành hành tinh có số lượng vệ tinh lớn nhất trong Hệ Mặt Trời. Ngoài ra, có hàng chục đến hàng trăm mặt trăng nhỏ có đường kính 40-500 mét trong vành đai của Sao Thổ, nhưng những mặt trăng nhỏ này không được coi là mặt trăng thực sự. Dù khoa học và công nghệ của con người ngày nay đã rất phát triển, tuy nhiên chúng ta vẫn chưa thể khám phá được hết những bí mật của các vệ tinh của Sao Thổ, chẳng hạn như Titan. Titan là mặt trăng lớn nhất của Sao Thổ và là mặt trăng lớn thứ hai trong Hệ Mặt Trời (sau Ganymede). Không chỉ vậy, Titan là mặt trăng duy nhất trong Hệ Mặt Trời có bầu khí quyển đáng kể. Điều đáng kinh ngạc hơn nữa là Titan được rất nhiều nhà khoa học nghi ngờ là có sự sống, và họ từ lâu đã suy đoán rằng khí metan trong khí quyển có thể là cơ sở cho sự tồn tại của sự sống. Tuy nhiên vệ tinh bí ẩn nhất của Sao Thổ lại là Iapetus. Đây là vệ tinh lớn thứ ba của Sao Thổ và là vật thể không cân bằng thủy tĩnh lớn nhất trong Hệ Mặt Trời. Năm 1671, nhà thiên văn học người Pháp Cassini lần đầu tiên quan sát Iapetus, ông phát hiện ra rằng mỗi khi mặt trăng này di chuyển về phía đông của Sao Thổ, nó sẽ đột ngột biến mất. Hơn 30 năm sau, Cassini đã sử dụng kính viễn vọng thiên văn tiên tiến hơn để quan sát thấy rằng bất cứ khi nào Iapetus di chuyển đến một khu vực cụ thể, độ sáng của nó sẽ giảm đi rất nhiều. Từ đó Cassini đoán rằng Iapetus nên được chia thành hai mặt sáng và tối. Bởi vậy nhiều nhà thiên văn học còn gọi nó với một cái tên khác là "khuôn mặt âm dương" bởi sự khác biệt rất lớn về màu sắc giữa hai bán cầu của nó. Năm 1997, NASA đã gửi một tàu thăm dò hành tinh vào không gian gọi là tàu thăm dò Sao Thổ Cassini-Huygens. Tàu thăm dò Sao Thổ Cassini-Huygens là tàu thăm dò hành tinh lớn nhất và phức tạp nhất được nhân loại phóng cho đến nay, nó thực sự bao gồm hai tàu thăm dò nhỏ hơn, một là tàu thăm dò Cassini, nhiệm vụ chính là khám phá Sao Thổ, tàu còn lại là tàu thăm dò Huygens, được giao nhiệm vụ thực hiện các chuyến thăm thực địa tới vệ tinh Titan. Năm 2004, tàu thăm dò Cassini đến gần Sao Thổ và bay thành công qua Iapetus, chụp được hình ảnh rõ ràng của Iapetus. Sau khi hình ảnh được gửi trở lại Trái Đất, tất cả các nhân viên đều cảm thấy bị sốc! Ở khu vực xích đạo của Iapetus, thực sự có một "dấu hàn" dài tới 1.300 km. Dấu hàn này cao hơn khu vực xung quanh một cách rõ ràng - độ cao của đường nâng lên tới 13 km. Xét từ điều kiện địa chất gần dấu hàn này, các nhà thiên văn học cho rằng nó đã tồn tại từ rất lâu. Việc phát hiện ra các dấu hàn đã làm dấy lên những cuộc thảo luận sôi nổi trong cộng đồng thiên văn học và các nhà thiên văn học từ nhiều quốc gia đã đưa ra dự đoán của riêng họ. Một số nhà thiên văn học tin rằng Iapetus có lẽ là một con tàu vũ trụ bị bỏ rơi. Trước khi nền văn minh nhân loại xuất hiện, người ngoài hành tinh đã đến Hệ Mặt Trời và họ rời đi sau khi kiểm tra cẩn thận toàn bộ Hệ Mặt Trời. Nhưng bằng cách nào đó, họ đã bỏ lại một con tàu vũ trụ trên quỹ đạo quanh Sao Thổ. Kể từ đó, tàu vũ trụ đã quay quanh Sao Thổ với tư cách là một trong những mặt trăng của nó. Tuy nhiên, phỏng đoán này đã không được cộng đồng học thuật công nhận rộng rãi, bởi vì cho tới hiện tại, chúng tra vẫn chưa thể xác nhận cấu trúc thực sự của nó chỉ bằng một "dấu hàn" có vẻ ngoài tương tự. Cũng có quan điểm cho rằng đây thực chất là chỗ phình ra tự nhiên do lực ly tâm trong quá trình quay của Sao Thổ gây ra. Khi bắt đầu hình thành Iapetus, nó ở trạng thái nóng chảy, gần với trạng thái chất lỏng đặc, và lực ly tâm do chuyển động quay của nó tạo ra sẽ khiến vị trí xích đạo của nó phình ra. Sau đó, khi Iapetus dần nguội đi, chỗ phình ra này đông đặc lại và tồn tại cho đến ngày nay.
Tọa lạc ở vị trí hẻo lánh trên dãy núi Dolomite của Italia, căn nhà này gần như được ngụy trang trong cảnh quan đồi núi hoang sơ và thô cứng, được biết đến như "ngôi nhà cô đơn nhất thế giới". Với cửa trước nhìn ra độ cao gần 2.800 mét, ngôi nhà này chắc chắn sẽ không mang lại cảm giác an toàn cho nhiều người.
Việc làm một chút nhỏ khi đi ngủ mỗi đêm có thể mang lại lợi ích rất lớn cho cơ thể và tinh thần của bạn vào ngày hôm sau, giúp bạn tỉnh táo và minh mẫn hơn gấp đôi. Nếu bạn thường cảm thấy mệt mỏi, đờ đẫn và thiếu sự linh hoạt khi thức dậy mỗi ngày, bạn có thể thử sử dụng một loại phụ kiện có thể vẫn còn xa lạ với nhiều người, đó là kính ngủ. Theo một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Sleep, việc đeo kính ngủ khi đi ngủ có thể giúp cải thiện đáng kể tinh thần của chúng ta vào ngày hôm sau.
loading