RỒNG NGÓC ĐẦU MÙNG 2 THÁNG 2 NÔNG LỊCH TRUNG QUỐC
Update: 2024-08-07
Description
Việt Nam có câu “tháng Giêng là tháng ăn chơi”, thời giờ thấm thoắt, vậy là đã ra Giêng rồi. Vừa vào tháng Hai nông lịch, trong dân gian Trung Quốc có ngay một ngày lễ quan trọng, đó là Mùng 2 tháng 2.
Hộp thư thính giả Đài phát thanh quốc tế Trung Quốc là cẩm nang kiến thức, giới thiệu đất nước, văn hóa và con người Trung Quốc. Sau đây Sảnh Hoa xin giới thiệu với quý và các bạn cái tích của ngày lễ Mùng 2 tháng 2 nông lịch Trung Quốc.
Trong dân gian Trung Quốc, mùng 2 tháng 2 nông lịch là ngày Long Đài Đầu, tức là Rồng Ngóc Đầu, ngoài ra đây còn là ngày lễ Canh Xuân, ngày Nông sự, Ngày Thanh Long, vậy nên mùng 2 tháng 2 nông lịch là ngày trùng lặp nhiều nghi lễ cổ truyền dân gian Trung Quốc. Sao Giác Long nổi lên từ chân trời phía Đông vào mùng 2 tháng 2 nông lịch, nên gọi là “Rồng ngóc đầu”. Trong văn hóa Nông canh Trung Quốc, “Rồng Ngóc đầu ” là thời điểm dương khí tăng lên, mưa nhiều lên, muôn vật trở nên dạt dào sức sống, nhà nông bắt đầu bận rộn công việc đồng áng cho vụ xuân. Có rất nhiều truyền thuyết và các hoạt động dân gian liên quan Ngày “Rồng Ngóc Đầu” mùng 2 tháng 2.
Trung Quốc đất đai rộng lớn, có khá nhiều miền khí hậu khác nhau, vậy nên phong tục tập quán các nơi trong cái giống nhau cũng có nhiều khác nhau. Từ xưa, cứ đến Ngày Rồng Ngóc Đầu mùng 2 tháng 2 nông lịch, các nhà nông đều làm lễ dâng hương cầu mong trong cả năm mới mưa thuận gió hòa, tháng ngày bình an, ấm no đầy đủ.
Trung Quốc lưu truyền rộng rãi câu ngạn ngữ:
二月二, 龙抬头; 大仓满, 小仓流
Nhị nguyệt nhị, long đài đầu; đại thương mãn, tiểu thương lưu.
(Nghĩa là: mùng 2 tháng 2, rồng ngóc đầu dậy, kho lớn chứa đầy ắp, kho nhỏ chứa tràn ra cả bên ngoài)
Mỗi khi tiết xuân đến, cứ vào mùng 2 tháng 2 , ngay từ lúc sáng sớm, phần lớn khu vực phương bắc nhà đều rước đèn lồng ra bên giếng hoặc bên bờ sông để lấy nước, về đến nhà liền thắp đèn, thắp hương dâng cúng. Thời xưa, mọi người gọi nghi thức này là “dẫn điền long”.
Tại khu vực miền nam, Mồng 2 tháng 2 âm lịch vừa là ngày “Rồng Ngóc đầu”, còn là Ngày sinh của Thần Thổ Địa, đó là “Lễ Xã Nhật”. Một số tỉnh miền Nam Trung Quốc như Chiết Giang, Phúc Kiến, Quảng Đông, Quảng Tây vv... chủ yếu làm lễ cúng Thần Thổ Địa.
Trong tháng Giêng nông lịch nhiều nơi Trung Quốc, nhiều nơi có tập tục không cắt tóc, mọi người quan niệm rằng tháng Giêng cắt tóc sẽ mang lại điều không may cho ông cậu trong nhà, vậy nên ra Giêng mọi người mới bắt đầu ra hiệu cắt tóc. Tục ngữ Trung Quốc có câu: “Mồng hai tháng hai cắt tóc rồng, cả một năm mới tốt tinh thần”, ngoài ra mọi người cho rằng cắt tóc vào mồng hai tháng hai mới mang lại vận may, cho nên rất đông người đi hiệu xếp hàng từ sớm để cắt tóc, hoặc uốn sấy tóc, bằng không phải đợi đến tối.
Hai nước Trung Việt có nhiều ngày lễ hoặc nghi thức giống nhau, không hiểu Việt Nam có ngày lễ mùng 2 tháng 2 “Rồng ngóc đầu” như Trung Quốc không nhỉ? Cầu mong năm 2021 mưa thuận gió hòa, dịch COVID-19 tại các nước trên thế giới bị chặn triệt để, để loài người trên được trở lại với cuộc sống bình thường.
Mời quý vị và các bạn theo dõi tiếp Hộp thư thính giả trên sóng Đài phát thanh Quốc tế Trung Quốc do Sảnh Hoa thực hiện.
Sau đây Sảnh hoa xin tiếp chuyện bạn nghe đài.
Bạn Hoà ở tỉnh Quảng Bình là thính giả thích nghe Đài phát thanh Quốc tế Trung Quốc. Hoà viết:
Em là thính giả của Quý Đài, có cảm tình với quý Đài và đón nghe thường xuyên, nhưng hôm nay em mới mạnh dạn viết thư cho quý đài để tâm sự. Em rất thích học tiếng Phổ thông Trung Quốc, trước đây em thường theo học qua Đài truyền hình Việt Nam và Đài tiếng nói Việt Nam, sau rồi em thường xuyên theo dõi Đài phát thanh Quốc tế Trung Quốc để học theo, em vừa học theo vừa ghi chép cẩn thận. Nhân đây em muốn hỏi về nguồn gốc của phiên âm tiếng phổ thông Trung Quốc.
Xin cảm ơn bạn Hoà, trước khi giải đáp bạn về nguồn gốc phiên âm tiếng Phổ thông Trung Quốc, Sảnh Hoa xin định nghĩa về tiếng phổ thông Trung Quốc, hoan nghênh các bạn đang có mặt bên máy thu thanh yêu thích học tiếng Trung Quốc cùng nghe để tham khảo.
Trung Quốc là một quốc gia có 56 dân tộc, trong đó dân tộc Hán chiếm 93,3%, dân số của cả nước, tiếng phổ thông Trung Quốc là ngôn ngữ giao tiếp chung của bà con dân tộc Hán hiện đại, đồng thời cũng là ngôn ngữ thông dụng của nhân dân các dân tộc trong cả nước. Tiếng phổ thông Trung Quốc lấy phiên âm tiếng Bắc Kinh làm chuẩn, lấy phương ngôn tiếng miền Bắc làm cơ sở, lấy tác phẩm bạch thoại hiện đại điển phạm làm quy phạm ngữ pháp. Phiên âm tiếng Hán thường gọi là tiếng phổ thông Trung Quốc là phương án “La tinh hóa” chữ Hán của Trung Quốc, từ năm 1955 đến năm 1957, được Ủy ban phương án phát âm tiếng Hán, Ủy ban cải cách văn chữ Trung Quốc ấn định. Phương án phiên âm chủ yếu dùng để ghi chú phiên âm cho cách đọc tiếng phổ thông, là một loại ký hiệu phiên âm cho tiếng phổ thông Trung Quốc. Ngày 11 tháng 2 năm 1958, Quốc hội Trung Quốc phê chuẩn việc công bố phương án này.
Thực ra Hán Ngữ vốn có mấy hình thức phiên âm bao gồm:
Phiên âm theo nét bút chữ Hán, phiên âm theo chữ La tinh, phiên âm theo chữ Xla-vơ, phiên âm theo cách hỗn hợp mấy loại chữ cái, phiên âm theo cách tốc ký, theo đồ án, theo chữ số. Cuối cùng quyết định áp dụng hệ thống ký hiệu chữ cái La Tinh phiên âm cho chữ Hán để tiện cho sự giao lưu và hợp tác quốc tế
Hiện nay hầu như các trường học tiếng Trung Quốc ở trong nước và cả Hải ngoại đều sử dụng ký hiệu chữ La Tinh để phiên âm cho chữ Hán, cũng tức là tiếng Phổ thông Trung Quốc. Ngụ ý của hai chữ Phổ thông có nghĩa là phổ biến và thông dụng.
Trên đây Sảnh Hoa vừa giải đáp bạn Hoà ở tỉnh Quảng Bình về vấn đề phiên âm tiếng Phổ thông Trung Quốc.
Nếu các bạn muốn tìm hiểu vấn đề gì về Trung Quốc xưa và nay, hoan nghênh gửi E-mail hoặc tin nhắn vào hộp thư của Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc trên Facebook nhé.
Hộp thư kỳ này xin khép lại tại đây, Sảnh Hoa xin chào tạm biệt các bạn.
Hộp thư thính giả Đài phát thanh quốc tế Trung Quốc là cẩm nang kiến thức, giới thiệu đất nước, văn hóa và con người Trung Quốc. Sau đây Sảnh Hoa xin giới thiệu với quý và các bạn cái tích của ngày lễ Mùng 2 tháng 2 nông lịch Trung Quốc.
Trong dân gian Trung Quốc, mùng 2 tháng 2 nông lịch là ngày Long Đài Đầu, tức là Rồng Ngóc Đầu, ngoài ra đây còn là ngày lễ Canh Xuân, ngày Nông sự, Ngày Thanh Long, vậy nên mùng 2 tháng 2 nông lịch là ngày trùng lặp nhiều nghi lễ cổ truyền dân gian Trung Quốc. Sao Giác Long nổi lên từ chân trời phía Đông vào mùng 2 tháng 2 nông lịch, nên gọi là “Rồng ngóc đầu”. Trong văn hóa Nông canh Trung Quốc, “Rồng Ngóc đầu ” là thời điểm dương khí tăng lên, mưa nhiều lên, muôn vật trở nên dạt dào sức sống, nhà nông bắt đầu bận rộn công việc đồng áng cho vụ xuân. Có rất nhiều truyền thuyết và các hoạt động dân gian liên quan Ngày “Rồng Ngóc Đầu” mùng 2 tháng 2.
Trung Quốc đất đai rộng lớn, có khá nhiều miền khí hậu khác nhau, vậy nên phong tục tập quán các nơi trong cái giống nhau cũng có nhiều khác nhau. Từ xưa, cứ đến Ngày Rồng Ngóc Đầu mùng 2 tháng 2 nông lịch, các nhà nông đều làm lễ dâng hương cầu mong trong cả năm mới mưa thuận gió hòa, tháng ngày bình an, ấm no đầy đủ.
Trung Quốc lưu truyền rộng rãi câu ngạn ngữ:
二月二, 龙抬头; 大仓满, 小仓流
Nhị nguyệt nhị, long đài đầu; đại thương mãn, tiểu thương lưu.
(Nghĩa là: mùng 2 tháng 2, rồng ngóc đầu dậy, kho lớn chứa đầy ắp, kho nhỏ chứa tràn ra cả bên ngoài)
Mỗi khi tiết xuân đến, cứ vào mùng 2 tháng 2 , ngay từ lúc sáng sớm, phần lớn khu vực phương bắc nhà đều rước đèn lồng ra bên giếng hoặc bên bờ sông để lấy nước, về đến nhà liền thắp đèn, thắp hương dâng cúng. Thời xưa, mọi người gọi nghi thức này là “dẫn điền long”.
Tại khu vực miền nam, Mồng 2 tháng 2 âm lịch vừa là ngày “Rồng Ngóc đầu”, còn là Ngày sinh của Thần Thổ Địa, đó là “Lễ Xã Nhật”. Một số tỉnh miền Nam Trung Quốc như Chiết Giang, Phúc Kiến, Quảng Đông, Quảng Tây vv... chủ yếu làm lễ cúng Thần Thổ Địa.
Trong tháng Giêng nông lịch nhiều nơi Trung Quốc, nhiều nơi có tập tục không cắt tóc, mọi người quan niệm rằng tháng Giêng cắt tóc sẽ mang lại điều không may cho ông cậu trong nhà, vậy nên ra Giêng mọi người mới bắt đầu ra hiệu cắt tóc. Tục ngữ Trung Quốc có câu: “Mồng hai tháng hai cắt tóc rồng, cả một năm mới tốt tinh thần”, ngoài ra mọi người cho rằng cắt tóc vào mồng hai tháng hai mới mang lại vận may, cho nên rất đông người đi hiệu xếp hàng từ sớm để cắt tóc, hoặc uốn sấy tóc, bằng không phải đợi đến tối.
Hai nước Trung Việt có nhiều ngày lễ hoặc nghi thức giống nhau, không hiểu Việt Nam có ngày lễ mùng 2 tháng 2 “Rồng ngóc đầu” như Trung Quốc không nhỉ? Cầu mong năm 2021 mưa thuận gió hòa, dịch COVID-19 tại các nước trên thế giới bị chặn triệt để, để loài người trên được trở lại với cuộc sống bình thường.
Mời quý vị và các bạn theo dõi tiếp Hộp thư thính giả trên sóng Đài phát thanh Quốc tế Trung Quốc do Sảnh Hoa thực hiện.
Sau đây Sảnh hoa xin tiếp chuyện bạn nghe đài.
Bạn Hoà ở tỉnh Quảng Bình là thính giả thích nghe Đài phát thanh Quốc tế Trung Quốc. Hoà viết:
Em là thính giả của Quý Đài, có cảm tình với quý Đài và đón nghe thường xuyên, nhưng hôm nay em mới mạnh dạn viết thư cho quý đài để tâm sự. Em rất thích học tiếng Phổ thông Trung Quốc, trước đây em thường theo học qua Đài truyền hình Việt Nam và Đài tiếng nói Việt Nam, sau rồi em thường xuyên theo dõi Đài phát thanh Quốc tế Trung Quốc để học theo, em vừa học theo vừa ghi chép cẩn thận. Nhân đây em muốn hỏi về nguồn gốc của phiên âm tiếng phổ thông Trung Quốc.
Xin cảm ơn bạn Hoà, trước khi giải đáp bạn về nguồn gốc phiên âm tiếng Phổ thông Trung Quốc, Sảnh Hoa xin định nghĩa về tiếng phổ thông Trung Quốc, hoan nghênh các bạn đang có mặt bên máy thu thanh yêu thích học tiếng Trung Quốc cùng nghe để tham khảo.
Trung Quốc là một quốc gia có 56 dân tộc, trong đó dân tộc Hán chiếm 93,3%, dân số của cả nước, tiếng phổ thông Trung Quốc là ngôn ngữ giao tiếp chung của bà con dân tộc Hán hiện đại, đồng thời cũng là ngôn ngữ thông dụng của nhân dân các dân tộc trong cả nước. Tiếng phổ thông Trung Quốc lấy phiên âm tiếng Bắc Kinh làm chuẩn, lấy phương ngôn tiếng miền Bắc làm cơ sở, lấy tác phẩm bạch thoại hiện đại điển phạm làm quy phạm ngữ pháp. Phiên âm tiếng Hán thường gọi là tiếng phổ thông Trung Quốc là phương án “La tinh hóa” chữ Hán của Trung Quốc, từ năm 1955 đến năm 1957, được Ủy ban phương án phát âm tiếng Hán, Ủy ban cải cách văn chữ Trung Quốc ấn định. Phương án phiên âm chủ yếu dùng để ghi chú phiên âm cho cách đọc tiếng phổ thông, là một loại ký hiệu phiên âm cho tiếng phổ thông Trung Quốc. Ngày 11 tháng 2 năm 1958, Quốc hội Trung Quốc phê chuẩn việc công bố phương án này.
Thực ra Hán Ngữ vốn có mấy hình thức phiên âm bao gồm:
Phiên âm theo nét bút chữ Hán, phiên âm theo chữ La tinh, phiên âm theo chữ Xla-vơ, phiên âm theo cách hỗn hợp mấy loại chữ cái, phiên âm theo cách tốc ký, theo đồ án, theo chữ số. Cuối cùng quyết định áp dụng hệ thống ký hiệu chữ cái La Tinh phiên âm cho chữ Hán để tiện cho sự giao lưu và hợp tác quốc tế
Hiện nay hầu như các trường học tiếng Trung Quốc ở trong nước và cả Hải ngoại đều sử dụng ký hiệu chữ La Tinh để phiên âm cho chữ Hán, cũng tức là tiếng Phổ thông Trung Quốc. Ngụ ý của hai chữ Phổ thông có nghĩa là phổ biến và thông dụng.
Trên đây Sảnh Hoa vừa giải đáp bạn Hoà ở tỉnh Quảng Bình về vấn đề phiên âm tiếng Phổ thông Trung Quốc.
Nếu các bạn muốn tìm hiểu vấn đề gì về Trung Quốc xưa và nay, hoan nghênh gửi E-mail hoặc tin nhắn vào hộp thư của Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc trên Facebook nhé.
Hộp thư kỳ này xin khép lại tại đây, Sảnh Hoa xin chào tạm biệt các bạn.
Comments
Top Podcasts
The Best New Comedy Podcast Right Now – June 2024The Best News Podcast Right Now – June 2024The Best New Business Podcast Right Now – June 2024The Best New Sports Podcast Right Now – June 2024The Best New True Crime Podcast Right Now – June 2024The Best New Joe Rogan Experience Podcast Right Now – June 20The Best New Dan Bongino Show Podcast Right Now – June 20The Best New Mark Levin Podcast – June 2024
In Channel