TẾT THANH MINH
Update: 2024-08-15
Description
TẾT THANH MINH-TƯỞNG NIỆM NGƯỜI ĐÃ KHUẤT, CÀNG TIN YÊU SỰ SỐNG
Tiết thanh Minh còn gọi là Tết Thanh Minh, là một trong 24 tiết khí Trung Quốc hằng năm, thường tính theo lịch dương bắt đầu từ ngày 4 – 5/4 cho đến 20 – 21/4. Tiết Thanh Minh năm 2021 này rơi đúng vào thời điểm 03 giờ 15 phút ngày 4 tháng 4 hôm qua giờ Bắc Kinh, tức vào mùng 5 tháng 3 nông lịch. Thông thường đến tiết Thanh minh nhiệt độ bắt đầu tăng cao, lượng mưa nhiều hơn, do vậy cũng là mùa gieo trồng vụ xuân. Tiết thanh minh đến sau ngày Lập Xuân khoảng 45 ngày.
Ngay từ cách đây hơn 1400 năm về trước, Đỗ Mục, Nhà thơ nổi tiếng đời Đường đã sáng tác bài thơ mang tên Thanh Minh, lưu truyền cho đến ngày nay:
Thanh minh thời tiết vũ phân phân,
Lộ thượng hành nhân dục đoạn hồn.
Tá vấn tửu gia hà xứ hữu ?
Mục đồng dao chỉ Hạnh Hoa thôn.
Thanh minh lất phất mưa phùn
Khách đi đường thấm nỗi buồn xót xa
Hỏi thăm quán rượu đâu à ?
Mục đồng chỉ lối Hạnh Hoa thôn ngoài.
Tết Thanh Minh là một ngày lễ nhằm thể hiện bổn phận, báo hiếu của con cháu tưởng nhớ đến công lao của tổ tiên và những người thân đã khuất đã trở thành ngày Tết dân gian lưu truyền và kế thừa cho đến ngày nay. Tết Thanh minh cổ truyền Trung Quốc bắt nguồn từ thời nhà Chu cách đây hơn hai ngàn năm trăm năm. Ban đầu chỉ là tiêu chí một trong 24 tiết khí của một năm. Sau diễn biến dần thành ngày lễ tưởng nhớ tổ tiên và liên quan đến Tết Hàn Thực. Hàn thực liên quan đến câu chuyện giữa vua Tấn Văn Công của nước Tấn thời Xuân Thu với trung thần Giới Tử Thôi. Tết Hàn thực, ở nhiều nơi Trung Quốc mọi người chỉ ăn đồ nguội để tưởng niệm nhớ ơn những người có công đã khuất. Vào trước Tết Thanh Minh khoảng một hai ngày, nhiều gia đình liền tắt lửa cho bếp nguội lạnh, họ chỉ ăn đồ nguội, hoặc ăn bánh hấp bằng lá ngải để nguội. Về sau, tảo mộ đạp thanh là chủ đề hoạt động chính của Tết Thanh Minh.
Chữ “thanh” có nghĩa là “trong”, chữ “minh” có nghĩa là “sáng”, nên Tết thanh minh có nghĩa là khoảng thời gian mà khí trời trong sáng, quang đãng và thanh khiết nhất.
Tết thanh minh được xem là ngày tảo mộ, thể hiện lòng biết ơn và bổn phận của con cháu đối với người thân đã khuất. Sáng sớm, Mọi người ăn vận rất chỉnh tề mang theo cuốc xẻng đi đắp lại ngôi mộ cho to, rẫy hết cỏ dại và những cây hoang mọc trên mộ của người thân đã khuất. Sau đó thắp mấy nén hương, đốt vàng mã hoặc đặt thêm bó hoa dâng cho vong hồn người quá cố. Các cụ ông cụ bà trong gia đình thì lo khấn vái nơi phần mộ. trai trẻ gái xuân cũng nhân dịp này mà phô sắc phô tài. Cả trẻ em cũng theo cha mẹ đi tảo mộ. Những người quanh năm đi làm ăn xa cũng thường tranh thủ trở về vào dịp này để tảo mộ gia tiên và xum họp với đại gia đình. Thường người ta đi tảo mộ từ sáng sớm cho đến gần trưa.
Ngoài đi tảo mộ ra, mọi người còn tổ chức đi đạp thanh có nghĩa là đi du xuân ở ngoại ô, hoặc tổ chức đi trồng cây. Đánh đu cũng là một trong những hoạt động vui chơi trong dịp Tết Thanh Minh.
Về tiết khí mà nói, Trung Quốc đất đai rộng lớn, có nhiều miền khí hậu khác nhau. Các khu vực miền bắc Trung Quốc, Thanh Minh là mùa đẹp nhất trong năm, cây dương liễu đâm trồi, hoa bích đào nở rộ, hoa lê đơm trắng phau, thảm cỏ vừa nhộm xanh, mực nước suối dâng cao, ánh nắng chiếu ấm áp, bầu trời càng trong xanh, hoa đồi toả hương thơm. Quang cảnh thật là đẹp, sự sống dạt dào. Gió xuân thổi lên mặt, đồng ruộng thơm mùi đất, đường lên núi hoa dại nở đầy, tiếng chim hót líu lô, nước suối chảy róc rách, muôn vật đang hồi sinh, khiến lòng người mê say.
Trong khi đó, tại các vùng miền nam Trung Quốc, Thanh minh là mùa mưa phùn ướt áo tứ thân, vậy nên đây còn là mùa dễ gợi lên nỗi lòng thương cảm, lâng lâng đầy ắp niềm thương nỗi nhớ dâng trào.
Tết Thanh Minh, là ngày lễ tế xuân truyền thống nhất của Trung Quốc, là ngày lễ tưởng niệm người đã khuất, thờ cúng anh hùng liệt sĩ. Ngày 4/4, khắp các nơi Trung Quốc đều tổ chức hoạt động làm lễ trọng thịnh để tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ, bày tỏ lòng thành kính đối với các liệt sĩ hy sinh anh dũng vì sự độc lập dân tộc, giải phóng nhân dân, đất nước giàu mạnh, nhân dân hạnh phúc. Mọi người đến các nghĩa trang liệt sĩ, đặt trước mộ những bó hoa tươi, hay vòng hoa, hoặc cành tùng bách tỏ lòng thành kính, tưởng nhớ và biết ơn.
Nhân dân hai nước Trung-Việt có nền văn hóa tương đồng, có chung tục tảo mộ vào Tết Thanh minh, có nơi gọi Tiết Thanh minh là "tết âm phủ", qua đó có thể thấy đây là ngày tết của người quá cố.
Được biết vào Trước thềm Tết Thanh Minh, theo thông lệ hàng năm, Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Hùng Ba lại dẫn đoàn đại sứ quán đến Nghĩa trang Liệt sĩ Trung Quốc chi viện VN tại Gia Lâm Hà Nội làm lễ tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ vì nghĩa cả Quốc Tế đã yên nghỉ trên mảnh đất Việt Nam mà họ từng góp phần đổ máu hy sinh để giữ gìn. Trong Nghĩa trang liệt sĩ Gia Lâm đã an nghỉ 48 liệt sĩ Trung Quốc hy sinh tại Việt Nam trong thời kỳ chi viện Việt Nam chống Pháp, chống Mỹ và ủng hộ Việt Nam xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Trong thời kỳ chống Pháp và chống Mỹ, tổng cộng có hơn 1400 liệt sĩ TQ hy sinh vì sự nghiệp chính nghĩa của nhân dân VN. Họ yên nghỉ tại 40 nghĩa trang nằm ở 19 tỉnh/tp VN, cơ quan hữu trách VN luôn quản lý và giữ gìn tốt nghĩa trang nói trên.
Vào dịp Tết Thanh Minh đặc biệt này, trong khi tưởng nhớ những người đã khuất, chúng ta cũng nên ngập tràn hy vọng đối với tương lai tốt đẹp. Chúng ta cần có nhận thức mới đối với sự sống, quý trọng sự sống, để sự sống của mình trở nên càng có ý nghĩa hơn, không sống hoài sống phí trên dòng đời mà mình đang đi cho đến mãi mãi.
Tiết thanh Minh còn gọi là Tết Thanh Minh, là một trong 24 tiết khí Trung Quốc hằng năm, thường tính theo lịch dương bắt đầu từ ngày 4 – 5/4 cho đến 20 – 21/4. Tiết Thanh Minh năm 2021 này rơi đúng vào thời điểm 03 giờ 15 phút ngày 4 tháng 4 hôm qua giờ Bắc Kinh, tức vào mùng 5 tháng 3 nông lịch. Thông thường đến tiết Thanh minh nhiệt độ bắt đầu tăng cao, lượng mưa nhiều hơn, do vậy cũng là mùa gieo trồng vụ xuân. Tiết thanh minh đến sau ngày Lập Xuân khoảng 45 ngày.
Ngay từ cách đây hơn 1400 năm về trước, Đỗ Mục, Nhà thơ nổi tiếng đời Đường đã sáng tác bài thơ mang tên Thanh Minh, lưu truyền cho đến ngày nay:
Thanh minh thời tiết vũ phân phân,
Lộ thượng hành nhân dục đoạn hồn.
Tá vấn tửu gia hà xứ hữu ?
Mục đồng dao chỉ Hạnh Hoa thôn.
Thanh minh lất phất mưa phùn
Khách đi đường thấm nỗi buồn xót xa
Hỏi thăm quán rượu đâu à ?
Mục đồng chỉ lối Hạnh Hoa thôn ngoài.
Tết Thanh Minh là một ngày lễ nhằm thể hiện bổn phận, báo hiếu của con cháu tưởng nhớ đến công lao của tổ tiên và những người thân đã khuất đã trở thành ngày Tết dân gian lưu truyền và kế thừa cho đến ngày nay. Tết Thanh minh cổ truyền Trung Quốc bắt nguồn từ thời nhà Chu cách đây hơn hai ngàn năm trăm năm. Ban đầu chỉ là tiêu chí một trong 24 tiết khí của một năm. Sau diễn biến dần thành ngày lễ tưởng nhớ tổ tiên và liên quan đến Tết Hàn Thực. Hàn thực liên quan đến câu chuyện giữa vua Tấn Văn Công của nước Tấn thời Xuân Thu với trung thần Giới Tử Thôi. Tết Hàn thực, ở nhiều nơi Trung Quốc mọi người chỉ ăn đồ nguội để tưởng niệm nhớ ơn những người có công đã khuất. Vào trước Tết Thanh Minh khoảng một hai ngày, nhiều gia đình liền tắt lửa cho bếp nguội lạnh, họ chỉ ăn đồ nguội, hoặc ăn bánh hấp bằng lá ngải để nguội. Về sau, tảo mộ đạp thanh là chủ đề hoạt động chính của Tết Thanh Minh.
Chữ “thanh” có nghĩa là “trong”, chữ “minh” có nghĩa là “sáng”, nên Tết thanh minh có nghĩa là khoảng thời gian mà khí trời trong sáng, quang đãng và thanh khiết nhất.
Tết thanh minh được xem là ngày tảo mộ, thể hiện lòng biết ơn và bổn phận của con cháu đối với người thân đã khuất. Sáng sớm, Mọi người ăn vận rất chỉnh tề mang theo cuốc xẻng đi đắp lại ngôi mộ cho to, rẫy hết cỏ dại và những cây hoang mọc trên mộ của người thân đã khuất. Sau đó thắp mấy nén hương, đốt vàng mã hoặc đặt thêm bó hoa dâng cho vong hồn người quá cố. Các cụ ông cụ bà trong gia đình thì lo khấn vái nơi phần mộ. trai trẻ gái xuân cũng nhân dịp này mà phô sắc phô tài. Cả trẻ em cũng theo cha mẹ đi tảo mộ. Những người quanh năm đi làm ăn xa cũng thường tranh thủ trở về vào dịp này để tảo mộ gia tiên và xum họp với đại gia đình. Thường người ta đi tảo mộ từ sáng sớm cho đến gần trưa.
Ngoài đi tảo mộ ra, mọi người còn tổ chức đi đạp thanh có nghĩa là đi du xuân ở ngoại ô, hoặc tổ chức đi trồng cây. Đánh đu cũng là một trong những hoạt động vui chơi trong dịp Tết Thanh Minh.
Về tiết khí mà nói, Trung Quốc đất đai rộng lớn, có nhiều miền khí hậu khác nhau. Các khu vực miền bắc Trung Quốc, Thanh Minh là mùa đẹp nhất trong năm, cây dương liễu đâm trồi, hoa bích đào nở rộ, hoa lê đơm trắng phau, thảm cỏ vừa nhộm xanh, mực nước suối dâng cao, ánh nắng chiếu ấm áp, bầu trời càng trong xanh, hoa đồi toả hương thơm. Quang cảnh thật là đẹp, sự sống dạt dào. Gió xuân thổi lên mặt, đồng ruộng thơm mùi đất, đường lên núi hoa dại nở đầy, tiếng chim hót líu lô, nước suối chảy róc rách, muôn vật đang hồi sinh, khiến lòng người mê say.
Trong khi đó, tại các vùng miền nam Trung Quốc, Thanh minh là mùa mưa phùn ướt áo tứ thân, vậy nên đây còn là mùa dễ gợi lên nỗi lòng thương cảm, lâng lâng đầy ắp niềm thương nỗi nhớ dâng trào.
Tết Thanh Minh, là ngày lễ tế xuân truyền thống nhất của Trung Quốc, là ngày lễ tưởng niệm người đã khuất, thờ cúng anh hùng liệt sĩ. Ngày 4/4, khắp các nơi Trung Quốc đều tổ chức hoạt động làm lễ trọng thịnh để tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ, bày tỏ lòng thành kính đối với các liệt sĩ hy sinh anh dũng vì sự độc lập dân tộc, giải phóng nhân dân, đất nước giàu mạnh, nhân dân hạnh phúc. Mọi người đến các nghĩa trang liệt sĩ, đặt trước mộ những bó hoa tươi, hay vòng hoa, hoặc cành tùng bách tỏ lòng thành kính, tưởng nhớ và biết ơn.
Nhân dân hai nước Trung-Việt có nền văn hóa tương đồng, có chung tục tảo mộ vào Tết Thanh minh, có nơi gọi Tiết Thanh minh là "tết âm phủ", qua đó có thể thấy đây là ngày tết của người quá cố.
Được biết vào Trước thềm Tết Thanh Minh, theo thông lệ hàng năm, Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Hùng Ba lại dẫn đoàn đại sứ quán đến Nghĩa trang Liệt sĩ Trung Quốc chi viện VN tại Gia Lâm Hà Nội làm lễ tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ vì nghĩa cả Quốc Tế đã yên nghỉ trên mảnh đất Việt Nam mà họ từng góp phần đổ máu hy sinh để giữ gìn. Trong Nghĩa trang liệt sĩ Gia Lâm đã an nghỉ 48 liệt sĩ Trung Quốc hy sinh tại Việt Nam trong thời kỳ chi viện Việt Nam chống Pháp, chống Mỹ và ủng hộ Việt Nam xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Trong thời kỳ chống Pháp và chống Mỹ, tổng cộng có hơn 1400 liệt sĩ TQ hy sinh vì sự nghiệp chính nghĩa của nhân dân VN. Họ yên nghỉ tại 40 nghĩa trang nằm ở 19 tỉnh/tp VN, cơ quan hữu trách VN luôn quản lý và giữ gìn tốt nghĩa trang nói trên.
Vào dịp Tết Thanh Minh đặc biệt này, trong khi tưởng nhớ những người đã khuất, chúng ta cũng nên ngập tràn hy vọng đối với tương lai tốt đẹp. Chúng ta cần có nhận thức mới đối với sự sống, quý trọng sự sống, để sự sống của mình trở nên càng có ý nghĩa hơn, không sống hoài sống phí trên dòng đời mà mình đang đi cho đến mãi mãi.
Comments
Top Podcasts
The Best New Comedy Podcast Right Now – June 2024The Best News Podcast Right Now – June 2024The Best New Business Podcast Right Now – June 2024The Best New Sports Podcast Right Now – June 2024The Best New True Crime Podcast Right Now – June 2024The Best New Joe Rogan Experience Podcast Right Now – June 20The Best New Dan Bongino Show Podcast Right Now – June 20The Best New Mark Levin Podcast – June 2024
In Channel