DiscoverTrà đàm Trong Suốt
Trà đàm Trong Suốt
Claim Ownership

Trà đàm Trong Suốt

Author: Trong Suốt

Subscribed: 15Played: 82
Share

Description

Trà đàm Trong Suốt – Con đường chuyển hóa trong cuộc sống hàng ngày để dẫn đến hạnh phúc đích thực. Bạn yêu quý,Trà Đàm Trong Suốt là những buổi chia sẻ của Trong Suốt và những người bạn về cách đối diện với những thói xấu và sai lầm bên trong, để chuyển hóa chúng dưới ánh sáng trí tuệ. Mỗi cuộc trà đàm xoay quanh một chủ đề, từ những khó khăn trong công việc, trắc trở trong tình yêu, các mối quan hệ gia đình và xã hội, cho tới những mâu thuẫn nội tâm gây đau khổ. Mỗi vướng mắc trong cuộc sống hàng ngày được chia sẻ từng bước cụ thể, từ hiểu đúng gốc rễ vấn đề, đến phương pháp thực hành trong tâm, để “chuyển độc thành trí”, dẫn tới hạnh phúc và an lạc thực sự.Trang Trà Đàm Trong Suốt sẽ lần lượt giới thiệu một số trích đoạn, dành tặng những người bạn yêu quý của Trong Suốt. Bạn có thể đọc lại các buổi nói chuyện từ đường link kèm theo. Hy vọng bạn sẽ tìm được điều gì đó có ích cho mình, và giúp mọi người cùng sáng thêm lên bằng tình yêu và hiểu biết. Yêu quý bạn, Trong Suốt. Facebook: https://www.facebook.com/TradamTrongSuot
13 Episodes
Reverse
"Theo cách nhìn nhà Phật là mình bị ốm vì do mình đã từng làm hại đến sức khỏe người khác. Đấy! Mình bị ốm nặng vì mình đã từng làm hại nặng nề đến sức khỏe người khác. Mình bị ốm chết bởi vì mình đã không chỉ làm hại sức khỏe mà mình còn giết hại người khác. Nên là tất cả những cái bệnh tật đều đến từ chỗ đấy.Ví dụ mình bị bệnh về dạ dày chẳng hạn, có khả năng một đời nào đó mình đã là một chiến binh cầm một thanh gươm đâm thủng dạ dày của người khác; đời này mình bị thủng dạ dày. Vì người kia tái sinh nhiều khi là một con gì đấy thôi, hoặc một cái đinh, hoặc một khuẩn gì đấy, họ tái sinh vào đấy và làm thủng dạ dày của mình. Do nhân quả mà, do nó công bằng.Nên tất cả những bệnh tật mà chúng ta phải chịu đều đến từ việc là chúng ta đã từng gây hại cho người khác. Nếu ta ngừng gây hại nữa, không gieo nhân bệnh tật nữa thì bệnh tật không đến nữa. Bệnh tật cũ thì đến nhưng bệnh tật mới không đến nữa."- Trích Trà đàm "Nhân Quả và Sức Khoẻ" - https://trongsuot.com/files/Nhan_qua_va_suc_khoe.pdf
Cuộc sống và tu tập của bạn giống như là nghệ thuật chỉnh dây đàn vậy. Bạn sẽ có được sự kết hợp và giao thoa tốt nếu như các bạn khéo léo. Bạn hoàn toàn có thể dùng tình yêu và công việc là một cơ hội lớn để chuyển hóa chính bản thân mình. Nếu bạn có một quan sát thấu đáo hơn về đạo Phật, bạn sẽ thấy mục tiêu cuối cùng của việc thực hành đạo Phật là một con đường để chuyển hóa tâm thức. Và điều quan trọng nhất bạn cần phải nhớ là ứng dụng tu tập trong đời sống hàng ngày.Bạn có thể thấy quan điểm tu hành khá phổ biến ở Việt Nam hiện nay là: “Tránh những gì gây cám dỗ” như tiền, quyền lực và phụ nữ... Điều này thực ra không sai nhưng chưa thật sự đầy đủ nếu như bạn đang đi trên con đường giải thoát. Vì tiền sẽ không xấu khi bạn không bị dính mắc vào nó, bạn có thể dùng tiền để cứu giúp người đời, làm việc gì đó có ý nghĩa. Tâm giải thoát là tâm khi tiếp xúc với đối tượng khác mà không bị ảnh hưởng và ràng buộc chứ không phải mình chối bỏ nó. Thêm vào đó, nếu trong cuộc sống hàng ngày bạn có một tình yêu, có một cơ hội và gặp những dính mắc, khó chịu… thì đấy không phải là một cái nợ mà đó chính là cơ hội để giải thoát khỏi nó. Vậy cách tập không phải là từ chối tình yêu và tiền bạc mà hãy sống và tồn tại cùng với nó. Đó gọi là tu tập. Tâm chuyển hóa là như vậy. Từ một cái tâm vướng mắc chuyển thành không vướng mắc. Sâu sắc hơn là tâm tôi giải thoát khỏi mọi ràng buộc, vướng mắc trên đời. Tu tập là để giải thoát khỏi mọi vướng mắc trên đời, trong đó có vướng mắc vào tiền bạc và gia đình. Câu trích làm ảnh: Tu tập không phải là từ chối tình yêu và tiền bạc, mà hãy sống và tồn tại cùng với nó. Từ một cái tâm vướng mắc chuyển thành không vướng mắc. Sâu sắc hơn là tâm giải thoát khỏi mọi ràng buộc, vướng mắc trên đời.- Trích Trà đàm "LIỆU CÓ THỂ YÊU ĐƯƠNG CUỒNG NHIỆT VÀ LÀM VIỆC HĂNG SAY MÀ VẪN TU TẬP ĐƯỢC KHÔNG?" , Hà Nội 2012 -
CHÁNH KIẾN LÀ GÌ?

CHÁNH KIẾN LÀ GÌ?

2022-04-1502:36:27

Ta thường hay bị những cảm xúc buồn, giận dữ, ghen tị… điều khiển. Nhưng chúng lại được chuyển hóa thành tình thương, sự thông cảm khi có Chánh kiến… Vậy Chánh kiến là gì? Và áp dụng vào đời sống ra sao?https://trongsuot.com/files/Chanh_kien.pdf
TÌNH YÊU LUÔN Ở ĐÂY

TÌNH YÊU LUÔN Ở ĐÂY

2022-04-0802:16:28

Khổ vì bị phản bội, vì không được tôn trọng, vì bị ngăn cản, vì không thể chia sẻ... chứ không phải vì Yêu.Ai cũng mong cầu hạnh phúc khi yêu, nhưng trong mọi chuyện tình, ta đều thấy bóng dáng của khổ đau, không ở dạng này thì ở dạng khác. Khoảnh khắc hạnh phúc quá ngắn ngủi, trong khi phiền não luôn chế ngự. Liệu trên đời có tồn tại một tình yêu hoàn hảo, không có khổ đau? Ngày lễ Tình nhân Valentine, 14/02/2014, cũng là ngày Rằm tháng Giêng, trong một căn phòng nhỏ, chừng 20 người cả nam lẫn nữ, già lẫn trẻ ngồi vây quanh Thầy Trong Suốt để tìm kiếm câu trả lời...https://trongsuot.com/magazine-tinh-yeu-luon-o-day/
Bạn có cho rằng làm người khác hài lòng là điều đúng? Thậm chí hy sinh hạnh phúc của bản thân, làm trái mong muốn của mình để họ vui lòng là điều nên làm? Nếu bạn gật đầu với cả hai câu hỏi này thì có lẽ ẩn dưới những việc bạn làm là một nỗi sợ mà lâu nay bạn không hề hay biết.https://trongsuot.com/ban-song-de-lam-hai-long-ai/
Tình yêu và duyên phận – khi chưa hiểu rõ, dù đang ngập tràn hạnh phúc, thì đau khổ đã tiềm ẩn. Để hạnh phúc trọn vẹn, tình yêu cần đi kèm trí tuệ. Những ai đã từng tuyệt vọng trong tình yêu, những ai đang cố gắng tìm lời giải về hạnh phúc trong tình yêu, hi vọng bài Trà Đàm này có thể phần nào giúp được.https://trongsuot.com/tinh-yeu-va-duyen-phan/
"Nỗi sợ, giống như mọi loại cảm xúc, có cùng nguyên tắc là: Tan biến khi lên đến đỉnh cao.Nỗi sợ chỉ to khi mình không chấp nhận và còn chống lại nó.Tập tưởng tượng khả năng xấu nhất có thể xảy ra và chấp nhận nó. Khi đó, sẽ thấy nó chỉ là một khả năng thôi, nó sẽ về zero."- Trích Trà đàm "Đối diện với sợ hãi", Sài Gòn 2012 -https://trongsuot.com/doi-dien-voi-so-hai/
Bảy giá trị của đau khổ:1. Khi một hoàn cảnh khổ xảy ra mình luôn nghĩ rằng "tôi là nạn nhân" của ai đấy, của cái gì đấy - đấy là Tâm lý nạn nhân. Tâm lý nạn nhân là rào cản lớn nhất làm mình không thay đổi được hoàn cảnh, vì mình trao quyền thay đổi vào người khác, cái khác. Khi nào thấy rằng nỗi khổ của mình 100% là do mình thì hết khổ.Khi mình là chủ nhân của vấn đề thì mình sẽ quyết định kết thúc vấn đề. Mình chuyển sang tâm lý rằng: "Mọi thứ xảy ra trên đời này đều tuân theo luật Nhân quả. Nỗi khổ của tôi là do một nhân xấu mà tôi đã gây ra trong quá khứ."2. Mỗi lần gặp khổ chúng ta lại có cơ hội được nhắc về sự không toại nguyện.Đau khổ có một cái đẹp thử hai là nhắc ta về sự thật: "Bản chất cuộc đời là không toại nguyện."3. Đau khổ có giá trị nhắc nhở mình không gây hại. Bệnh tật hoặc đau khổ đều nhắc mình về việc mình đã từng gây ra những sai lầm, đã từng hại những người khác và bây giờ mình phải cẩn thận gieo nhân mới.4. Đau khổ là một bài học rất tốt nhắc mình về kiêu ngạo. Càng ít đau khổ người ta càng trở nên tinh vi bên trong hơn.5. Mọi đau khổ đến từ cái tôi bị tổn thương. Nên mình càng vun đắp cho cái tôi của mình thì khả năng đau khổ của mình càng lớn. Mọi hạnh phúc đến từ việc thực sự quan tâm đến hạnh phúc cho người khác, không cần đòi hỏi.6. “Khi đang trên đường tu mà con gặp đau khổ hay bệnh tật thì hãy vui mừng. Vì đấy là dấu hiệu cho thấy rằng những nghiệp xấu của con đang được tiêu trừ” – Đức Liên Hoa Sanh.  7. Đau khổ là một cơ hội để mình chuyển hóa ghét bỏ thành thông cảm, không chỉ thông cảm với người ngoài mà còn thông cảm với chính mình.- Trích Trà Đàm "Vẻ đẹp của khổ đau và cách chuyển hoá cảm xúc", Sài Gòn 2012 -https://trongsuot.com/ve-dep-cua-kho-dau-va-cach-thuc-chuyen-hoa-cam-xuc/
HẠNH PHÚC ĐẾN TỪ BÊN NGOÀI THÌ BAO GIỜ LÀ ĐỦ?"Hôn nhân hạnh phúc là mình không cần đòi hỏi người đó phải như thế này, phải như thế kia nữa. Họ thích làm gì thì làm, không làm thì thôi. Vì không cần người đó làm gì cho mình, mà mình vẫn hạnh phúc, thì người kia không bị áp lực. Khi đó, mình không còn cần gì đó từ bên ngoài đem đến hạnh phúc.Khi một người đau khổ thì không thể giúp người bên cạnh mình hạnh phúc được. Nhưng một người hạnh phúc có thể làm người khác hạnh phúc. Giống như ly nước tràn, một khi đã đầy thì sẽ muốn rót qua cho người khác. Còn khi ly rỗng thì chỉ muốn người khác đổ đầy cho mình. Bởi vì hạnh phúc đến từ bên ngoài thì càng rót vào thì càng thiếu, còn khi luôn tràn đầy thì chỉ muốn cho đi."- Trích trà đàm: “Con đường thực hành trong tâm để lấy chồng mà vẫn an lạc” Hà Nội, 2016 -https://trongsuot.com/tra-dam-trong-suot/
"Bước đầu tiên để mình có thể đến với hạnh phúc thực sự không phải là ngồi làm những điều thật tốt, mà đơn giản là phải chấp nhận được cái điều xấu có thể xảy ra."- Trích Trà đàm Vô thường và Ngày tận thế Hà Nội, 2012 -https://trongsuot.com/tra-dam-trong-suot/
HỌC CÁCH SỐNG TÙY DUYÊNHỏi: Làm thế nào nhận ra dấu hiệu có duyên hay không với một người?Đáp: Nếu hiểu đầy đủ về chữ Duyên, cái gọi là nghiệp lực giữa hai người với nhau không chỉ từ một mà vô số nhiều đời trước. Có đời mình là kẻ thù người ta, có đời là cha mẹ, vợ chồng, người thân của người ta.  Đức Phật nói rằng, chỉ một vị Phật mới biết đầy đủ về nhân quả, còn người nào khác muốn biết thì sẽ bị điên. Dù không thể biết một người có duyên với mình hay không, nhưng ta có thể học cách sống Tùy Duyên. Thế nào là sống tùy duyên? Ví dụ, hai người yêu nhau rất lâu nhưng không thể cưới được nhau vì lý do nào đó như bố mẹ hai bên không cho phép. Nếu một người sống tùy duyên thì nhẹ nhàng cho qua, biết là không đủ duyên nên sẽ sống tùy hoàn cảnh điều kiện, không cả đời nhung nhớ người ấy, hay không dành cả đời căm tức oán giận cha mẹ đã không cho cưới người ấy. Sống tùy duyên sẽ rất thoải mái, còn sống không tùy duyên là sẽ giữ chặt hình bóng ấy trong lòng, căm tức hay nung nấu oán trách thì sẽ đau khổ mãi. Việc biết có đủ duyên không là điều rất khó, nhưng việc sống tùy duyên hay không thì tập được, và mọi người đều nên tập để hạnh phúc.”- Trích Trà đàm: “Hiểu Nghiệp mới thành công, tùy Duyên nên Hạnh phúc” – Sài Gòn 2012https://trongsuot.com/tra-dam-trong-suot/
CÁI TÔI TRONG TÌNH YÊU

CÁI TÔI TRONG TÌNH YÊU

2022-02-0403:27:32

Mỗi người đều đã từng hoặc đang bị tình yêu làm cho buồn khổ. Mình gây đau khổ cho người kia, hoặc người kia gây đau khổ cho mình, hoặc chính mình gây đau khổ cho mình – dù là ở trường hợp nào đi nữa, cũng đều có chung một lý do duy nhất.Biết lý do và chuyển hóa được nó, thì sẽ dần dần thoát ra khỏi đau khổ. Không biết thì chắc chắn bạn sẽ vẫn trong vòng lặp: Tiếp tục gây đau khổ cho một ai đó trong cuộc đời của mình, hoặc tiếp tục gây đau khổ cho chính mình. Bạn có muốn biết lý do và thoát khỏi vòng lặp đó?https://trongsuot.com/cai-toi-trong-tinh-yeu/
Bạn có thấy mình là người tốt? Bạn có đã hoặc đang khổ?Thầy Trong Suốt: Ở đây có bao nhiêu người nghĩ mình đã từng khổ, hoặc đang khổ thì giơ tay ạ! Những ai đã giơ tay thì kể chuyện khổ của mình đi ạ!...https://trongsuot.com/vi-sao-lam-nguoi-tot-ma-van-kho/
Comments 
loading
Download from Google Play
Download from App Store