DiscoverHeart to Heart- Góc của Tâm - Nâng tầm cảm xúc tích cực
Heart to Heart- Góc của Tâm - Nâng tầm cảm xúc tích cực
Claim Ownership

Heart to Heart- Góc của Tâm - Nâng tầm cảm xúc tích cực

Author: Lê Thị Minh Tâm

Subscribed: 0Played: 2
Share

Description

Xin chào bạn,
Chuỗi Podcast này là nơi chia sẻ những trải nghiệm, câu chuyện và bài học trong hành trình hiểu để thương, để có kiến thức, giúp tăng cường năng lực hồi phục , giảm stress tăng hạnh phúc cho cộng đồng
Chuỗi Podcast này cũng là món quà gởi đến bạn, mong những điều tốt đẹp đến với bạn... mong nó mang lại nhiều và nhiều hơn nữa, thấu hiểu, lòng trắc ẩn, niềm vui, tin tưởng, hài lòng và những nét đẹp trong cuộc sống.
Minh Tâm
18 Episodes
Reverse
Chào các bạn, Tất cả chúng ta đều hướng tới sự tự tin trong cuộc sống hàng ngày và cảm thấy ngưỡng mộ những con người tự tin ngoài kia. Tại sao cùng một năng lực, cùng một kiến thức, cùng một kinh nghiệm mà họ lại thoải mái trong việc học tập và sự nghiệp của mình, còn một số người, chỉ vì tự ti mà ngay cả ý kiến của mình cũng không dám nêu lên. Nếu như bạn đang cần cải thiện sự tự tin thì bài chia sẻ này sẽ rất có ích cho bạn. Nào, hãy cùng tìm hiểu xem tự tin thực sự là gì và tại sao chúng ta lại cần nó đến vậy  bạn nhé. 1. Tự Tin là gì? 2. Người tự tin thể hiện như thế nào 3. Tầm quan trọng của sự tự tin 4. Làm thế nào để cải thiện sự tự tin 5. Các hướng dấn cụ thể để tăng cường sự tự tin Lê Thị Minh Tâm
sự tự ti và hình ảnh tiêu cực về bản thân là nguyên nhân gây nên lòng tự trọng thấp. Cảm nhận tiêu cực về bản thân, thiếu sự tôn trọng và yêu thương dành cho bản thân là nguồn gốc của nhiều căng thẳng tâm lý và khó khăn trong tương tác với người khác Học cách chấp nhận, yêu thương và đón nhận những điều mình có sẽ tăng cường sự tự tin và niềm vui, sự lạc quan trong cuộc sống Trân trọng, Minh TâS
Những câu chuyện của gia đình, quan tâm và hướng dẫn của các ông bố dành cho con  Câu chuyện thức hành chánh niệm hàng ngày cho con trẻ  Câu chuyện Tí và Hoa Hồng Gai, tác giả Lê Thị Minh Tâm. Mình viết câu chuyện này, khi quan sát sinh hoạt của các gia đình bạn bè và khi hướng dẫn thực hành chánh niệm dành cho các bạn trẻ
- Ngày chủ nhật yêu thương dành cho gia đình.  Cả một tuần bận rộn, các con rất muốn cả nhà sum vầy cùng nhau và đi chơi công viên - Hướng dẫn thực hành chánh niệm dành cho trẻ trong hoạt động hàng ngày
Hạt giống bị lạc! Mẹ ơi hoa hướng dương kìa mẹ! Hoa đẹp quá! Sao hoa lại nở một mình ? Sao hoa lại mọc trong kẽ đá hở mẹ? Mẹ hoa đâu? Bạn hoa đâu? Hoa đẹp, buồn và kiêu hãnh quá mẹ à!  ********
Giáng sinh đến rồi!, Năm cũ cũng sắp qua, năm mới sắp đến Nhìn lại một năm đầy thử thách và cũng nhiều yêu thương và nhiều bài học Câu chuyện này dành cho các bạn. Dành tặng cho các bạn yêu Thông xanh. "Thông vẫn xanh màu xanh của biển, của trời của hy vọng, của kiên cường của niềm tin cho đến hôm nay và mai sau!" Chúc các bạn kiên cường đeo đuổi ước mơ và mong ước của mình Chúc các bạn có mùa Giáng Sinh và năm mới an lành vá khoẻ mạnh Minh Tâm
Mỗi gia đình là một vương quốc nhỏ và mỗi cô con gái là một nàng công chúa.  Xin dành tặng cho tất cả các cô công chúa của chúng ta!
Ngày xửa ngày xưa..  Những câu chuyện kể của bà của mẹ, dì, chị  đi theo cùng chúng ta từ tuổi thơ đến trưởng thành Nghe đọc chuyện,  giúp trẻ phát triển tư duy phán đoán và trí tưởng tượng phong phú.  Nghe kể chuyện,  đọc chuyện giúp chúng ta ngủ ngon hơn, có cảm giác yên bình hơn. Trong phần 2 này Tâm đọc một số chuyện trẻ em do Tâm sáng tác. Một món quà nhỏ gởi đến các bạn và các bé Lê Thị Minh Tâm
Đón nhận, chấp nhận và biết ơn cơ thể. Cơ thể sinh học là phần “Con”, là nền tảng để phần “Người”, nhân cách được phát triển. Khi vượt qua và sống sót được từ những đại dịch, bạn mới thật sự hiểu được rằng, lúc này sức khoẻ và gia đình mới là quan trọng nhất. Sự lành lặn, khoẻ mạnh của cơ thể mới là điều ưu tiên nhất. Ông bà ta thường hay nói: “Còn người còn của”. hay “Cuộc sống là một món quà quý giá của tạo hoá đã ban tặng cho bạn”- Khuyết danh. “Cơ thể có khoẻ mình mới có sức mà làm, có khoẻ mình mới kiềm tiền, có khoẻ mình mới có thể có sức mà học, có khoẻ mình mới chăm sóc tốt cho gia đình, có khoẻ mình mới có thể cảm thấy an lạc, hạnh phúc, hài lòng và thoả mãn”, ( Chị Hai, 65 tuổi, làm công nhân vệ sinh). Như bạn đã biết, khi có một tín hiệu nào đó của cơ thể như đau, hay mệt mỏi, kiệt sức, nó nhắc ta cần chú tâm đến nó một chút, cần làm một điều gì đó khác đi cho chính mình. Bạn buồn, bạn khổ, bạn đau, bạn hạnh phúc, bạn vui, cơ thể đều thể hiện cảm xúc đó. Mỗi cảm xúc cơ thể trải nghiệm là một lời nói mà cơ thể nói với chúng ta. Trân trọng và biết ơn cơ thể, cơ thể chúng ta đã làm việc hết sức mình, làm việc hết công suất. Cơ thể chúng ta cho ta sức mạnh, năng lực phục hồi và khả năng hồi phục từ bệnh tật và chữa lành!.. Minh Tâm
Bạn bị căng thẳng, bạn bị stress, bạn cảm giác bực bội khi không đi ra ngoài hay du lịch được?  Thực hành  Biển- Dạo Biển này sẽ rất tốt cho tâm trí của chúng ta Nghiên cứu cho rằng: Hoàn toàn thư giãn, thả lỏng trong lúc dạo biển. Nó không chỉ giúp giảm đi những tâm trạng u buồn hay lo âu của con người mà còn gia tăng cảm giác tỉnh táo, khỏe người, tươi tỉnh. Kết quả của một nghiên cứu cũng rất thú vị: “Biển có một ảnh hưởng tích cực lên tâm trạng của nam hơn là nữ, nó tốt nhiều hơn cho nam giới trong việc cải thiện tâm trạng và sức khỏe tâm thần”. Ở gần nước, một điểm xanh yên tĩnh, cho phép não bạn được thiền định, nghỉ ngơi, giảm các kích thích. Richard Shuter, nhà tâm lý học lâm sàng cho rằng: màu xanh có tác dụng làm dịu sâu sắc đối với con người. “Nhìn chăm chú  vào đại dượng thực sự thay đổi tần số sóng não của chúng ta và đưa chúng ta vào trạng thái thiền định nhẹ”.
Tận hưởng ôxy và trồng cây, điều ít người để ý đến nhưng cực kỳ quan trọng cho sự sống. Thời điểm nào trong ngày làm bạn thoải mái và thư thái nhất? Làm bạn cảm thấy thật sự có ý nghĩa và gắn bó? Từ trước đến nay chúng ta hay nói mảng cây xanh làm ta cảm thấy thoải mái hơn, nhẹ nhàng hơn, gần gũi với thiên nhiên cây xanh,giúp ta thanh thản và khỏe mạnh hơn. Trong thời điểm mà mọi người Không thể ra ngoài nhiều thì hãy cùng mình thực hiện bài quán tưởng Ôxy nhé. bài tập này giúp bạn thả lỏng cơ thể. Nghiên cứu cho rằng: “Trung bình một người sẽ cần 9,5 tấn không khí để thở trong vòng 1 năm, với khí Ôxy chiếm 23% số lượng này. Tức là một năm mỗi người chúng ta cần 2,185 tấn Ôxy để tồn tại, vậy thì số lượng cây cần thiết để sản xuất đủ khí Ôxy đủ cho một người trong 1 năm là: 2,185 x 1000 / 15,83 = 138 cây” (Green Việt). #ôxycayxanh #Huydongnoilucvatiemnang #selfcare #giảmstrestanghanhphuc
Tắm rừng: "... Bạn lắng nghe những âm thanh của cây, tiếng gió, tiếng lá rơi, tiếng dế, tiếng chim cu gáy... trong mùa Thu, hay tiếng ve trong những ngày Hè. Mùi của đất, của hoa, của cỏ cây, cảm nhận không khí mát mẻ... và còn hơn thế nữa.." Người Nhật đã có một khái niệm rất mộc mạc để nói về nó, đó chính là “Tắm Rừng”, có nghĩa là dành thời gian hiện diện với cây cỏ. Tắm rừng đã trở thành một phần của chương trình sức khỏe cộng đồng tại Nhật Bản từ thập niên 80 của thế kỷ 20 và họ đã dành nhiều nghiên cứu về tính hữu ích của Tắm rừng đối với sức khỏe con người như: Nhịp tim và huyết áp chậm hơn; Giảm những hooc-môn gây stress: cây tỏa ra hợp chất có tácđộng tích cực trên con người, hợp chất này được gọi là phytonicide thực sự làm giảm mức độ hooc-môn căng thẳng. Muốn có được phytonicide, bạn cần hít thở không khí của rừng; Tăng cường nhận thức: Khi tách mình ra để đến với tự nhiên, tách mình ra khỏi các thiết bị điện tử, giảm các kích thích thường xuyên lên não, trải mình với tự nhiên làm tăng chức năng của nhận thức; Tăng cường các kích thích khứu giác, thị giác và hệ thần kinh; Tăng cường hệ thống miễn dịch; Cải thiện cảm xúc chung về sức khỏe tâm lý: giảm trầm cảm vàlo âu; tăng thư giãn, tăng mức độ hài lòng, tăng lòng biết ơn và vị tha. Những vấn đề tâm lý hay gặp:  Những câu chuyện mà thân chủ tin tưởng mang đến với tôi trong hơn 18 năm làm việc, bao gồm các nội dung sau: -  Mâu thuẫn gia đình -  stress, căng thẳng trong công việc, nuôi dạy con cái, -  Những câu chuyện liên quan đến cá nhân như thiếu động lực,lạc lỏng, thất vọng, đau khổ, bất an hay giận dữ. -  Thậm chí, có những thân chủ không biết mình có vấn đề gì, đếntham vấn là bởi gia đình đưa đến, giáo viên gởi qua... -  Có cả những em có khó khăn về tâm lý, thậm chí có những khó khăn về sức khỏe tâm thần, không biết mình có gì, cần gì, chỉlà sự buông xuôi, phó mặt cho đời đưa đẩy. -  Thậm chí có những bạn cảm thấy mặt kẹt trong chính tâm trícủa mình, trong cái khung nhận thức của mình đang vùng vẫymong muốn thoát ra nó... -  Có người mong muốn làm thế nào để cảm thấy bình an hơn -  Làm thế nào để tập trung vào công việc, vào học tập tốt hơn -  Làm thế nào để giảm lo âu -  Làm thế nảo để vượt qua đau khổ sau đổ vỡ của một mối quanhệ -  Những điều ảnh hưởng đến sức khoẻ tinh thần. V.V... Nhìn lại những vấn đề trên nếu như chúng ta tiếp cận theo kiểu nhìn vấn đề theo hướng thiếu hụt, tiêu cực, bệnh tật, không có gì, thì có lẽ tta sẽ thấy vô vọng và hành trình hồi phục có lẽ sẽ rất lâu, rất xa, rất khó và thậm chí bế tắt phải không bạn? Trong chuỗi bài từ số 6 này tôi sẽ chia sẻ với các bạn về cách huy động nguồn lực tự nhiên trong bảo vệ sức khoẻ tâm lý và cơ thể. Trong đó tắm rừng là một phần rất quan trọng 
Trong phần đầu này, chúng ta có thể dành một chút thời gian để phản tỉnh,  tìm hiểu về chính mình, -  Điều gì quan trọng nhất đối với bạn? -  Điều gì làm bạn sợ nhất? -  Điều gì làm bạn lo lắng hoặc bạn đang căng thẳng về điều gì? - Điều gì tạo nên bạn của ngày hôm nay? Chia sẻ khái niệm về lo lắng và lo  Chia sẻ đồng cảm cùng với bạn. "Khi bạn có tâm trạng lo lắng và lo âu, biết rằng bạn không đơn độc một mình, tôi cũng đã từng trải qua những điều đó và cũng biết nhiều người đã trải qua điều đó, tôi cũng biết được những cách thức để phòng ngừa, giảm và chữa lành nó, tôi muốn chia sẻ với bạn bộ công cụ này." Các cách thức vượt qua lo lắng lo âu ban đầu. Bạn biết đó, rối loạn lo âu cũng có thể được phòng ngừa và chữa lành. Dưới đây là một vài bước cơ bản mà bạn có thể làm để phòng ngừa. Bước 1:Khi bạn nhận thấy dấu hiệu của lo âu thì tạm thời để mình chậm lại một chút và hỏi mình: Vì sao việc lo lắng này nó lại quan trọng với mình như vậy? Mình thật sự sợ điều gì? Điều gì mới thật sự quan trọng đối với mình trong thời điểm này? Có cách nào để mình vượt qua lo lắng một cách an toàn và khoẻ mạnh? Bước 2:Nếu như có nhiều thứ lo lắng và suy nghĩ lo lắng nhảy nhót trong đầu thì hãy thiết lập cho mình thời gian, lên lịch cho thời gian lo lắng của mình, khoảng 15-20 phút. Bạn viết lại tất cả những gì vẫn đang lo lắng vào trong một cuốn sổ. Hoặc viết vào một tờ giấy rồi vo  lại. Nhớ đừng dành thời gian cho lo lắng trước giờ đi ngủ bạn nhé. Còn nếu trước giờ ngủ mà có nhiều suy nghĩ lo lắng, thì hãy ngồi dậy, viết nó ra giấy, biết rằng mình tạm thời cất nó vào đấy rồi quay trở lại đi ngủ. Bước 3: Khi bạn tìm được giá trị của bản thân đóng góp cho lo âu thì: • Xác định lại ưu tiên của mình. • Xác định ưu tiên và hướng đến kết quả mong đợi Bước 4: Nếu cơn lo âu càng lúc càng tăng, thì tìm kiếm sự hỗ trợ xã hội về cảm xúc và giải pháp bạn nhé!
Bạn mong muốn tìm hiểu về sức khoẻ tâm lý của bản thân? Hay bạn có boăn khoăn về việc mình có dấu hiệu gì về vấn đề sức khoẻ tâm thần? Theo Tổ chức Y Tế Thế Giới cũng nhấn mạnh rằng Sức Khoẻ Tâm Lý - Wellbeing “là một trạng thái mà một cá nhân nhận ra khả năng của bản thân, có thể đương đầu với những căng thẳng bình thường của cuộc sống, có thể làm việc có năng suất và hiệu quả và có thể đóng góp cho cộng đồng của mình”. Phần này đề cập đến: Sức khỏe tâm lý đề cập đến sức khỏe tâm thần tích cực bao gồm các yếu tố: Tính tự chủ, tự quyết Triển nở của một cá nhân: khả năng mở rộng và phát triển bảnthân Thành thục và hiểu về môi trường sống Mục tiêu sống Mối quan hệ tích cực với người khác Sự chấp nhận bản thân Hình ảnh tích cực về bản thân Khả năng quản lý bản thân- suy nghĩ- cảm xúc - hành vi.3 mặt quan trọng của sức khoẻ tâm lý đó là: sự hài lòng, thỏa mãn và hạnh phúc. Trong mỗi chúng ta, ai cũng muốn hướng tới tôi tin rằng bạn cũng vậy. Vấn đề sức khỏe tâm thần bao gồm cả rối loạn về tâm thần và các triệu chứng của rối loạn về tâm thần nhưng chưa đủ để đánh giá hay chẩn đoán là một rối loạn tâm thần. Các dấu hiệu của sức khỏe tâm thần kém: Cảm thấy trầm buồn hoặc không vui Cảm xúc lo âu và lo lắng thường xuyên Kiệt quệ về cảm xúc Có vấn đề về giấc ngủ Thay đổi cân nặng hoặc ăn uống Thu mình và tự cách ly Lạm dụng chất Cảm thấy tội lỗi hoặc vô dụng Thay đổi trong hành vi và cảm xúc Suy nghĩ làm tổn hại bản thân, suy nghĩ tự tử... Ngoài ra có những dấu hiệu khác, các vấn đề khó khăn tâm lý liên quan đến quá trình phát triển tâm sinh lý và gia đình như: Sự tin tin và tôn trọng bản thân thấp Khó khăn trong các mối quan hệ Tiêu cực về bản thân và thế giới xung quanh Mất mát người thân Tổn thương hay đau khổ Đối diện với các khủng hoảng Là những dấu hiệu cảnh báo sớm cho các nguy cơ ảnh hưởng  đến sức khoẻ tinh thần và tâm lý của bạn. Và điều quan trọng hơn là cần làm gì để tăng cường năng lực hồi phục cho chính chúng ta
Ban biết rồi đó, đại dịch COVID 19 thật sự khiến chúng ta phải suy nghĩ lại, nhìn nhận lại nhiều thứ trong cuộc sống, trong phát triển kinh tế, xã hội, môi trường sống, môi trường tự nhiên và việc phòng ngừa, cũng như chăm sóc sức khoẻ cả thể chất và tinh thần, không chỉ là việc của một cá nhân mà cả một cộng đồng và toàn cầu. Trước khi đi vào khám phá nguồn lực, thì có lẽ bạn sẽ hỏi cách thức nào? phương pháp nào, hướng tiếp cận nào, hay công cụ nào giúp khám phá nguồn lực, nội lực và tiềm năng một cách hiệu quả, toàn diện hơn, phổ thông hơn và gần gũi hơn để chăm sóc sức khoẻ tâm lý sức khỏe tâm thân. "Một cá nhân, một con người muốn phát triển bản thân trong đó có phát triển, duy trì và bảo vệ sức khỏe tâm - thân tốt thì cũng sẽ cần tiếp cận và khám phá nguồn nội lực, tiềm năng, nguồn lực hay tài nguyên bên ngoài và tài nguyên tinh thần của người đó. Khi các nguồn lực này được tiếp cận một cách hiệu quả, thì nó cũng tạo nền tảng cho sự duy trì và phát triển bền vững về mặt sức khoẻ và xây dựng được một năng lực hồi phục, khả năng bật dậy phát triển sau những biến cố."  Huy động nguồn lực và tiềm năng: Mình sẽ chia sẻ trong phần  này để giúp bạn làm phong phú thêm cho vốn sống của bạn cũng như có thêm một nền tảng triết lý vững vàng để tự tin hơn nữa trong việc áp dụng nó. Còn nếu như bạn muốn nhanh chóng áp dụng thì cũng không sao cả bạn có thể chuyển đến bài số 5, số 6 số 7 và  sau đó quay trở lại phần  này và sau đó trở lại phần này sau bạn nhé. Giờ thì chúng ta tiếp tục!
Yêu là không đủ đề duy trì một một quan hệ. Để duy trì một mối quan hệ hôn nhân còn cần thêm nhiều yếu tố khác!
Nghiên cứu cho rằng: Việc tắm cũng tạo ra ions âm tính như không khí biển, nó giúp cho ta cảm thấy được cân bằng và có năng lượng. Vâng, với hành động tắm và nước giúp bạn nhiều hơn những gì bạn nghĩ, nước mang lại cho cuộc sống sự thanh lọc và nuôi dưỡng cơ thể. "Róc rách, róc rách, tiếng nước chảy! một khung cảnh hùng vỹ của thiên nhiên đang hiện dần ra trước mắt."  Những ngày giãn cách xã hội vì lý do gì đó hay vì  không đi đâu đâu được thì chúng ta ở nhà hồi tưởng lại những kỷ niệm về những đợt giã ngoại, tăm rứng, tắm sông, tắm suối, tắm thác... Tuổi thơ tôi gắn với con sông Ba hiền hoà, mỗi ngày sau giờ học, chúng tôi đã từng chạy ra sông, đôi khi nghịch ngợm trốn học, chúng tôi phóng ra cữa sổ, chạy nhanh đến sông, ngâm mình trong vùng nước mát. Hay những ngày đi dã ngoại cùng với các bạn, men theo con suối đến dòng thác nước Đchogang, gắn với một địa danh lịch sử thời xưa. Chân lội nước, tay tát nước, chúng tôi tắm mình dưới giòng thác nhỏ mà thấy tươi mới, sảng khoái, tỉnh táo làm sao! Tuổi thơ bạn thì như thế nào? Cảm ơn bạn đã đồng hành cùng tôi trải qua những trải nghiệm về tắm rừng, thư giãn cùng Ôxy, trồng cây, dạo biển và tắm thác thật thư giãn, thư thái và nhẹ nhàng phải không bạn Như bạn thấy đó, các nguồn lực trên nó quan trọng như thế nào đến sự sống và sức khỏe con người chúng ta!
Xin Chào các bạn, Mình tên là Minh Tâm. Có rất nhiều bạn đã  hưởng lợi từ các chương trình tập huấn phát triển bản thân, quản lý stress, tự chăm sóc, tự tạo động lực và tham vấn tâm lý của mình trong hơn 20 năm. Chuỗi podcast  này là nơi chia sẻ những  trải nghiệm và bài học trong hành trình  hiễu để thương, để có kiến thức, giúp tăng cường năng lực hồi phục , giảm stress tăng hạnh phúc cho cộng đồng Chuỗi Podcast này cũng là món quà gởi đến bạn,  mong những điều tốt đẹp đến với bạn... mong nó mang lại nhiều và nhiều hơn nữa, thấu hiểu, lòng trắc ẩn, niềm vui, tin tưởng, hài lòng và những nét đẹp trong cuộc sống của bạn Mình tin rằng trong chính mỗi con người đã có những  ánh sáng, nó tỏa sáng tự nhiên trong trái tim, trong chính con người bạn. Chỉ có đâu đó đôi khi bạn đối diện với những khổ đau, bệnh tật,  lo âu, căng thẳng, mất động lực, giận dữ ,khó khăn,  làm cho bạn bị mệt mỏi, bị lu mờ. Mình hy vọng rằng giờ là lúc , khi bạn trong hành trình chuyển hoá bản thân, bạn  lắng nghe, bạn hiểu mình hơn, thương mình hơn, bạn sẽ lấy lại động lực cho  chính bạn...  để lan tỏa ánh sáng tự nhiên trong trái tim bạn  làm một điều gì đó cho sức khoẻ tâm- thân của bạn và hơn thế nữa…  Trân trọng, Minh Tâm ThS. Khoa Học Xã Hội Sức Khoẻ; Nhà Tham Vấn Tâm Lý Sinh Viên, Đại Học RMIT; Giám sát chuyên môn chương trình Tham Vấn Tâm Lý " Tập làm nhà tâm lý của bạn", Chi Hội Tâm Lý Hoa Súng, Hội Tâm Lý Giáo Dục TP.HCM; là một IFP alumni (cựu sinh viên học bổng quốc tế IFP)