#Ep87《请客吃饭》- Mời khách ăn cơm - Học tiếng Trung cùng Wang Long - Luyện nghe tiếng Trung - Luyện thi HSK - Tiếng Trung giao tiếp - Learn Chinese HSK - Teach Chinese HSK - 汉语水平考试 - 听力练习 - 学习中文
Description
Chào mừng các bạn đến với bài số 87: #Ep87《请客吃饭》- Mời khách ăn cơm - Học tiếng Trung cùng Wang Long - Learn Chinese with Wang Long
Các bạn cần thông tin sách có thể liên hệ với mình qua facebook.com/wangjunlong666 hoặc zalo 0386668836 nha ^^
Sau đây là Nội dung bài khóa:《请客吃饭》
以前中国人请客吃饭的讲究很多。从座位的安排到上菜的先后顺序, 从谁第一个开始吃到什么时候可以离开都很有讲究。在安排座位时根据过去的传统方桌朝南的两个座位特别是左边的那个要给最重要的客人坐。主人邀请客人们入座时客人们往往先坐不重要的座位, 而把重要的座位留给别人。有时候最重要的或者最年长的客人没有坐下的话, 别的客人往往不肯坐下。上菜的时候, 一般先上涼菜, 然后上热菜。每道菜上来以后主人都会招呼大 家吃。这时, 一般要等最重要或最年长的客人开始吃, 其他人才会跟着吃。吃饭过程中主人常常会说 “多吃点儿, 慢慢吃", 有时候还会替客人夹菜。桌上的菜有时候并不都可以随便吃, 比如, 过春节或者主人家因为结婚请客餐桌上的鱼客人们往往不吃, 因为这道菜有特殊的意义。去别人家做客中国人一般不会把主人准备的菜都吃光多少会剩一点儿, 不然的话主人会很不好意思觉得自己准备的菜不够丰盛。请客吃饭常常少不了酒, 劝酒是中国人吃饭最有特点的地方。主人喜欢劝酒总是劝客人多喝点儿, 常常和客人干杯。客人之间往往也互相劝酒。在北方一些地区, 还有这样的风俗: 人们认为客人喝醉了才是主人真正的好朋友。要是客人不肯多喝的话, 主人就会不高兴。所以在中餐桌上, 你总能看到人们劝酒、劝菜、高声谈笑, 非常热闹。在餐桌上, 先吃完的人应该跟别人打招呼: “各位慢慢吃" "慢用”。主人应该是最后一个吃完的——他必须陪着客人。吃完饭后, 客人们并不是马上就离开, 往往还要聊一会儿天。等最重要的客人打算走了大家才能离开。当然在家里请客的人现在越来越少了, 餐桌上的讲究也没以前那么多了。不过如果你对这方面的知识一点也不了解的话, 就很可能会闹笑话。
---
Dịch: Mời khách ăn cơm
Trước đây, người Trung Quốc có rất nhiều điều cần chú ý khi mời khách ăn cơm. Từ việc sắp xếp chỗ ngồi cho đến thứ tự lên món trước sau. Từ việc ai là người bắt đầu ăn cho đến việc khi nào có thể rời khỏi bàn ăn đều có rất nhiều điều cần chú ý. Khi sắp xếp chỗ ngồi, theo truyền thống ngày xưa, hai chỗ ngồi ở bàn hướng nam, đặc biệt là chỗ ngồi bên trái sẽ dành cho vị khách quan trọng nhất. Khi chủ nhà mời khách ngồi vào bàn, khách mời thường sẽ ngồi vào những vị trí không quan trọng trước, còn để những vị trí quan trọng cho người khác. Có những lúc, vị khách quan trọng nhất hoặc lớn tuổi nhất chưa ngồi xuống thì những vị khách khác cũng sẽ không ngồi xuống. Khi lên món, thường sẽ lên món nguội như salad (rau trộn) trước, sau đó mới lên những món nóng. Sau khi lên mỗi món chủ nhà đều sẽ chú ý mời khách. Lúc này, thông thường sẽ đợi vị khách quan trọng nhất hoặc lớn tuổi nhất ăn trước thì những người khác mới bắt đầu ăn. Trong quá trình ăn, chủ nhà sẽ thường nói: "ăn nhiều một chút", "cứ ăn tự nhiên". Có những lúc còn gắp đồ ăn cho khách các món ăn trên bàn, có những lúc, không phải tất cả đều có thể ăn thoải mái được. Ví dụ như khi đón tết, hoặc là chủ nhà có đám cưới mời khách, món cá trên bàn, khách thường sẽ không ăn, bởi vì món ăn này có ý nghĩa đặc biệt. Khi đến nhà người khác làm khách, người Trung Quốc thường sẽ không bao giờ ăn hết sạch những món chủ nhà chuẩn bị, ít nhiều cũng sẽ để thừa lại một chút, nếu không thì chủ nhà sẽ thấy ngại vì cảm thấy đồ ăn mà mình chuẩn bị không đủ thịnh soạn. Khi mời khách ăn uống thường sẽ không thể thiếu rượu, "mời rượu - ép rượu" là điểm đặc biệt của người Trung Quốc khi ăn uống, chủ nhà thích "mời rượu - ép rượu", luôn mời khách uống nhiều một chút, thường sẽ uống cạn 100% với khách, giữa khách mời với nhau cũng thường sẽ "mời rượu - ép rượu". Ở một số nơi ở miền bắc còn có phong tục như thế này, người ta cho rằng, khách uống say mới đúng là người bạn thực sự của chủ nhà, nếu như khách không muốn uống nhiều chủ nhà sẽ không vui, bởi vậy, trên bàn ăn của người Trung Quốc, bạn sẽ thường nhìn thấy người ta mời ăn - ép rượu, nói cười lớn tiếng, vô cùng náo nhiệt. Trên bàn ăn, người ăn xong trước nên báo với người khác một tiếng: "các vị cứ ăn tự nhiên" , "ăn tự nhiên nhé". Chủ nhà phải là người ăn xong cuối cùng, họ bắt buộc phải ngồi cùng với khách. Sau khi ăn xong cơm, các khách mời không rời đi ngay, thường sẽ phải trò chuyện một lúc, đợi đến khi khách mời quan trọng nhất chuẩn bị ra về mọi người mới có thể rời khỏi. Đương nhiên, những người mời khách đến nhà ăn cơm ngày càng ít, những điều cần chú ý trên bàn ăn cũng không nhiều như trước nữa, có điều, nếu bạn không có 1 chút hiểu biết nào về phương diện này, thì rất có thể sẽ rơi vào những tình huống dở khóc dở cười.
---
Kĩ năng nghe hiểu tiếng Hán Luyện thi HSK HSKK Tiếng Trung giao tiếp Học tiếng Trung cùng Wang Long Learn Chinese with Wang Long