DiscoverTạp chí tiêu điểmXung đột ở Cận Đông : Bước ngoặt quan hệ đồng minh Mỹ - Israel?
Xung đột ở Cận Đông : Bước ngoặt quan hệ đồng minh Mỹ - Israel?

Xung đột ở Cận Đông : Bước ngoặt quan hệ đồng minh Mỹ - Israel?

Update: 2024-10-10
Share

Description

Israel dường như ngày càng ít tham vấn Mỹ khi ra các quyết định ở Cận Đông. Dù vậy, tổng thống Joe Biden vẫn tiếp tục hậu thuẫn chính phủ thủ tướng Benjamin Netanyahu. Liệu những cuộc chiến mà Israel đang tiến hành sau ngày 07/10 có làm thay đổi vĩnh viễn những cam kết mà Washington đã có với Nhà nước Do Thái từ gần 80 năm qua hay không ?

Trang Responsible Statecraft của Mỹ, trước hết nhắc lại, mối quan hệ Hoa Kỳ - Israel, phần lớn được đánh dấu bằng cam kết nhất quán của Washington đối với an ninh của Israel, bắt đầu từ việc tổng thống Harry S. Truman chính thức công nhận Nhà nước Do Thái năm 1948.

Nhưng phải đợi đến sau cuộc chiến Sáu ngày vào tháng Sáu năm 1967, đối đầu giữa Israel với quân đội các nước Ả Rập, Hoa Kỳ dưới thời tổng thống Lyndon Johnson mới chính thức trở thành nhà cung cấp vũ khí chính cho Israel.

Ưu thế Chất lượng Quân sự

Kể từ đó, Washington đã đứng về phía Tel Aviv, bất chấp sự phản đối mạnh mẽ của nhiều nước Ả Rập trong vùng, các cuộc chiến của Israel chống các nước láng giềng, cuộc chiến triền miên và thường thì tàn khốc của Israel nhằm phủ nhận nguyện vọng quốc gia của người dân Palestine, khi lấy danh nghĩa bảo đảm an ninh cho chính mình.

Geoffrey Aronson,Viện Trung Đông, trả lời trang Responsible Statecraft, nhấn mạnh : « Mối quan hệ giữa Mỹ và Israel vẫn dựa trên những thỏa thuận được đúc kết sau cuộc chiến tháng 6/1967, theo đó, Hoa Kỳ cam kết duy trì ưu thế quân sự quy ước cho Israel nhằm đối phó với bất kỳ sự phối hợp nào của các kẻ thù trong khu vực. Đổi lại, Israel cam kết duy trì sự mơ hồ về kho vũ khí hạt nhân của mình – không được công bố và không được triển khai ».

Bất kể hoàn cảnh nào, từ chương trình vũ khí hạt nhân bí mật của Israel trong những năm 1960 cho đến việc xây dựng các khu định cư bất hợp pháp trên cao nguyên Golan, ở Cisjordanie (Bờ Tây) và Đông Jerusalem, Mỹ đều đáp ứng bằng cách cung cấp vũ khí và tài chính nhiều hơn cho Israel – hơn 300 tỷ đô la là khoản viện trợ lớn nhất mà Washington cấp cho một nước ngoại quốc duy nhất cho đến nay.

Theo một báo cáo của trường đại học Brown, công bố hôm thứ Hai, 07/10/2024, được trang Responsible Statecraft trích dẫn, viện trợ của Mỹ dành cho Israel kể từ sau loạt tấn công khủng bố của phe Hamas, là gần 18 tỷ đô la, mức cao nhất trong một năm.

Điều này nhằm bảo đảm cho Israel có một Ưu thế Chất lượng Quân sự (Qualitative Military Edge – QME), đòi hỏi Washington phải duy trì cho Tel Aviv khả năng « đánh bại bất kỳ mối đe dọa quân sự quy ước từ bất kỳ quốc gia riêng lẻ nào, hoặc khả năng một liên minh các quốc gia hoặc từ các tác nhân phi nhà nước ».

Và chính quyền Biden vẫn trung thành với cam kết này nhằm duy trì QME cho Israel – vốn dĩ đã được ghi nhận trong luật pháp Hoa Kỳ - bất chấp những lo ngại chưa từng có về việc Israel có thể « sử dụng sai » vũ khí do Hoa Kỳ cung cấp. Tổng thống Mỹ đã khẳng định rằng sự ủng hộ của Mỹ dành cho Israel vẫn « vững như bàn thạch ». Ông nhấn mạnh, « đừng hiểu nhầm. Hoa Kỳ toàn tâm, toàn ý ủng hộ Israel ».

Geoffroy Aronson lưu ý thêm rằng, « việc Hoa Kỳ triển khai lực lượng – điều chưa từng có – để phòng thủ trước các cuộc tấn công bằng tên lửa của Iran nhằm vào Israel đã làm suy yếu lập trường lâu nay về cốt lõi hợp tác chiến lược Mỹ – Israel. Theo đó, kho vũ khí quy ước do Washington cung cấp cho Tel Aviv, tức QME, cho phép Nhà nước Do Thái "tự phòng vệ". Những hệ quả từ sự phụ thuộc quan trọng này của Israel vào sự can dự quân sự trực tiếp của Washington còn phải chờ xem ».

Israel hay Mỹ Ai là siêu cường ?

Bất chấp sự hào phóng này, các nhà lãnh đạo Israel thường xuyên thách thức các tổng thống và chính sách của Mỹ. Điều này đặt nghi vấn về sự cân bằng trong quan hệ. Tổng thống Bill Clinton từng nói một cách khiếm nhã sau cuộc gặp với thủ tướng đương nhiệm và tại vị lâu nhất của Israel, Benjamin Netanyahu rằng, « Ai là siêu cường ở đây ? » ( Nguyên văn : Who’s the f…. superpower here ?).

Trong một năm qua, chính phủ thủ tướng Netanyahu nhiều lần bác bỏ lời kêu gọi của tổng thống Biden về việc tìm kiếm một thỏa thuận ngừng bắn ở dải Gaza. Các chiến dịch quân sự của Israel đã làm thiệt mạng hơn 41 ngàn người, phần lớn là phụ nữ và trẻ em, và làm hơn 2,2 triệu người dân (chiếm khoảng hơn 90% dân số) buộc phải di tản do các cuộc oanh kích của Israel chống Hamas.

Đến mức, nhật báo Pháp Le Monde, trong bài xã luận ngày 04/10/2024, đã phải thốt lên rằng, « Hoa Kỳ trở thành khán giả ở Cận Đông ». Còn nhật báo thiên hữu Le Figaro thì cho rằng, « Hoa Kỳ đã mất mọi ảnh hưởng đối với các tác nhân trong cuộc xung đột ở Cận Đông ». Một năm sau loạt tấn công khủng bố của phe Hamas, dẫn đến các chiến dịch quân sự trả đũa của Israel, Washington đã bị Tel Aviv – đồng minh chính của Mỹ trong khu vực – giáng vai trò xuống hàng « trợ tá ».

Martin Quencez, giám đốc quỹ tư vấn German Marshall, trên đài phát thanh France Culture ngày 07/10/2024, nhìn nhận đây thực sự là một thất bại của Washington. Nhưng việc Tel Aviv có thể lấn lướt, phớt lờ các khuyến nghị của giới lãnh đạo cao cấp Mỹ, thực hiện những điều mà Mỹ không mong muốn còn vì tính chất phức tạp của một số điểm trên bình diện chiến lược.

« Chẳng hạn tôi nhớ đến việc Hoa Kỳ cảnh báo Israel về chiến dịch tấn công Rafah, miền nam dải Gaza, hồi tháng 5/2024, hay như việc Mỹ yêu cầu Israel không nên đáp trả cuộc oanh kích của Iran hồi mùa xuân năm nay. Nhưng cuối cùng thì phía Israel và một bộ phận giới chiến lược gia Mỹ đã đồng tình rằng Israel đã có lý khi không nghe theo Mỹ, rằng bằng cách mở chiến dịch quân sự ở Rafah, họ đã có thể phá hủy một số đường hầm và các hoạt động của phe Hamas ; và khi đáp trả cuộc tấn công của Iran ngày 14/4, họ đã có thể giành lại được ưu thế trong vấn đề răn đe đối với Iran.

Và vì Mỹ cũng tìm cách hạn chế các quyết định của Israel và vì Israel không nghe Mỹ, chúng ta thấy là Joe Biden thật sự không có một giải pháp nào bởi vì chính bản thân ông và nước Mỹ cũng không đề nghị được một giải pháp thật sự nào khác cho vấn đề an ninh ở Trung Đông. »

Lợi ích chiến lược chung ở Cận Đông

Với việc Israel mở chiến dịch tấn công trên bộ ở miền nam Liban chống Hezbollah và nguy cơ bùng nổ đối đầu Israel – Iran trong khu vực, phải chăng mối quan hệ Mỹ - Israel đã đi đến một bước ngoặt quan trọng ? Nhiều chuyên gia tại Mỹ cho rằng bất chấp việc có những bất đồng đối với các chính sách của Tel Aviv và những phát biểu gay gắt đối với đồng minh, nhưng Mỹ vẫn đang thực sự cho phép Israel leo thang xung đột khi tiếp tục bán vô điều kiện số lượng lớn đạn dược, vũ khí tấn công cho Israel.

Theo quan điểm của nhà nghiên cứu địa chính trị Pháp, Martin Quencez, đó là vì Mỹ và Israel vẫn còn chia sẻ nhiều lợi ích chiến lược ở Trung Đông.

« Khi chính quyền Biden xem xét những gì chính phủ Israel đang thực hiện, về hình thức, họ chỉ trích rất nhiều. Nhưng về cơ bản, rõ ràng chúng hoàn toàn phù hợp với ý tưởng về một chính sách làm suy yếu, thậm chí là tiêu diệt phe Hamas, trong mọi trường hợp, đây chính là những gì Benjamin Netanyahu miêu tả.

Tương tự, cuộc đối đầu với Hezbollah cũng là điều gì đó minh họa cho ý tưởng này. Những tuần qua, một số chỉ huy của Hezbollah, các nhà lãnh đạo của Hezbollah, đã bị hạ sát. Nhiều chỉ huy của Hezbollah bị Israel giết cũng từng là những chỉ huy được Mỹ treo thưởng, và tìm cách trừ khử từ nhiều năm qua.

Các cuộc tấn công chống Hezbollah, trong một chừng mực nào đó, đã gây khó khăn cho chính quyền Biden rõ ràng trên bình diện nhân đạo và chính trị, nhưng ở đây còn có sự hỗ trợ, có thể nói là về mặt chiến lược, bởi vì có một sự phù hợp về lợi ích ở cấp độ này ».

Với các chiến dịch quân sự chống Hezbollah và phe Hamas, cánh tay vũ trang nối dài của Iran tại Cận Đông, Israel phần nào đạt được một trong số các mục tiêu chiến lược : Ngăn chặn những nỗ lực của Mỹ nhằm giảm căng thẳng với Iran. Nhưng viễn cảnh một cuộc chiến trực diện với Iran mà Tel Aviv bị nghi ngờ là đang tìm cách mở rộng và lôi kéo Mỹ can dự, lại là một cơn ác mộng cho Washington.

Chính quyền Biden có thể hoàn toàn ủng hộ các chiến dịch quân sự của Israel tại Liban, ở dải Gaza, nhằm làm suy yếu các kẻ thù, nhưng đồng thời không muốn để bị vướng vào « mớ chằng chịt » có nguy cơ đẩy Mỹ lao vào cuộc chiến trực diện với Iran. Chiến lược này cũng được Mỹ áp dụng tương tự như với Ukraina, tìm cách ngăn chặn bằng mọi giá một cuộc chiến công khai giữa Mỹ và Nga.

Nguy cơ đối đầu Iran – Israel : Hoa Kỳ « đu dây » ?

Đương nhiên chính sách này của Biden, giống như dưới thời Obama, phần nào bị các đối thủ diễn giải như là một sự do dự dùng đến vũ lực, và đã làm giảm đi đáng kể khả năng răn đe của Mỹ. Như thủ tướng Israel từng khoe khoang là ông « biết nước Mỹ là gì. Nước Mỹ là thứ mà quý vị có thể di chuyển dễ dàng, di chuyển chúng theo đúng hướng. Họ sẽ không cản đường chúng ta ! », có lẽ vì thế mà ông Netanyahu không ngần ngại vượt qua điều được cho là « những lằn ranh đỏ ».

Cũng theo nhà nghiên cứu về địa chính trị và chiến lược tại German Marshall Fund, những gì diễn ra sau đó mới là điều thú vị. Nghĩa là Hoa Kỳ rơi vào trong tình thế, ở đó, sau sự việc, họ đôi khi nhận thấy rằng việc Israel không tôn trọng lằn ranh đỏ là đúng.

« Ví dụ như việc Israel đáp trả cuộc không kích đầu tiên của Iran hồi tháng Tư vừa qua. Joe Biden trước đó đã nói với Israel rằng, trong một chừng mực nào đó nên chấp nhận mình đã thắng, "quý vị đã bị dội bom, hệ thống phòng không của chúng ta đã có thể bảo vệ tốt nhất có thể an ninh của Israel. Hãy xem điều đó như là một thắng lợi, đừng nên trả đũa".

Nhưng Israel đã đáp trả một cách có chừng mực nhằm vào một số căn cứ của Iran, điều đó cho phép vừa gởi đi một thông điệp đến

Comments 
loading
In Channel
loading
00:00
00:00
1.0x

0.5x

0.8x

1.0x

1.25x

1.5x

2.0x

3.0x

Sleep Timer

Off

End of Episode

5 Minutes

10 Minutes

15 Minutes

30 Minutes

45 Minutes

60 Minutes

120 Minutes

Xung đột ở Cận Đông : Bước ngoặt quan hệ đồng minh Mỹ - Israel?

Xung đột ở Cận Đông : Bước ngoặt quan hệ đồng minh Mỹ - Israel?

RFI Tiếng Việt