DiscoverTạp chí đặc biệtChâu Âu : Nhiều nước lo đối phó với tình trạng du lịch quá tải
Châu Âu : Nhiều nước lo đối phó với tình trạng du lịch quá tải

Châu Âu : Nhiều nước lo đối phó với tình trạng du lịch quá tải

Update: 2024-08-17
Share

Description

Châu Âu lo đối phó với tình trạng du lịch quá tải trong khi Bắc Triều Tiên dè dặt mở cửa đón khách nước ngoài trở lại ; Sinh viên Bangladesh xuống đường ở Dacca ngăn người ủng hộ cựu thủ tướng Hasina phá hỏng « cuộc cách mạng » ; Hàn Quốc dè chừng với ô tô điện sau hàng loạt vụ cháy pin xe ; Pháp muốn tinh thần Olympic thành « di sản ». Trên đây là một số chủ đề của Tạp chí Thế giới Đó đây tuần này.

Liệu châu Âu đang trở thành « nạn nhân » của chính thành công du lịch ? Nhiều thành phố nổi tiếng đã ban hành các biện pháp hạn chế số lượng khách : Venice ở Ý giới hạn số lượng khách hàng ngày, người dân Tây Ban Nha ở Barcelona biểu tình phản đối du lịch đại trà, một số thành phố tính đến việc làm du khách « nản lòng » vì phải trả phí tham quan những công trình quá nổi tiếng, trước đó vẫn được miễn phí.

Du lịch mang lại thu nhập cho nền kinh tế nhưng tình trạng du lịch quá tải gây khá nhiều phiền nhiễu cho người dân địa phương. Bồ Đào Nha, nơi ngành du lịch liên tiếp lập những kỷ lục mới, là một ví dụ điển hình, theo phản ánh của thông tín viên RFI Marie-Line Darcy tại Lisboa :

« Năm 2023, khoảng 30 triệu người đã được tiếp đón tại các cơ sở du lịch với tổng số 77 triệu đêm lưu trú. Lĩnh vực này đã mang lại 3 tỉ euro trong 6 tháng đầu năm 2024. Thế nhưng hiện giờ lĩnh vực du lịch bị quá tải, đặc biệt là ở Lisboa và vùng Algarve, nơi thu hút đến 40% du lịch Bồ Đào Nha.

Ở thủ đô Lisboa, cứ 1 người dân thì có 12 người khách, cao hơn cả tỉ lệ ở Amsterdam (Hà Lan) là 1/10 và Barcelona (Tây Ban Nha) là 1/9. Chính quyền không tìm cách hạn chế vì du lịch chiếm đến 12,7% GDP. Đây là nguồn thu giúp đất nước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế cách đây 16 năm. Hiện giờ, giá cả tăng chóng mặt, đến mức vùng Algarve trở thành ngoài tầm với đối với người Bồ Đào Nha trong khi trước đây họ vẫn thường xuyên đi nghỉ ở vùng này.

Ở Lisboa, thị trưởng muốn tăng thuế du lịch lên thành 4 euro/ngày để giải quyết trình trạng dơ bẩn trong thành phố. Nhiều vụ phản đối đã diễn ra, như cuộc biểu tình gần đây ở Sintra - viên ngọc di sản bị đông nghẹt du khách. Trong khi đó, một cuộc trưng cầu dân ý để phản đối cơ sở lưu trú du lịch đang được chuẩn bị ».

Pháp chuẩn bị đón « hiệu ứng » Olympic

Hơn 11 triệu du khách đã đến Paris trong kỳ Thế Vận Hội 2024. Trung tâm Luật và Kinh tế Thể thao cho rằng hiệu ứng Thế Vận Hội có thể sẽ mang tới 1,8 tỉ euro trong vòng 10 năm. Như vậy, Kinh đô Ánh sáng, vốn đã nổi tiếng, sẽ còn đón số lượng du khách nhiều hơn nữa. Trả lời RFI ngày 12/08, ông David Zénouda, phó chủ tịch Liên hiệp các ngành nghề và công nghiệp du lịch vùng Paris-Ile de France (UMIH Paris IDF), cho rằng cần phải chuẩn bị cho hiệu ứng từ « danh tiếng » này.

« Về lâu dài, danh tiếng đó có thể sẽ gây tác động và phải quản lý được tác động đó. Tôi muốn nói đến tình trạng du lịch quá tải. Tôi cho rằng các bảo tàng sẽ phải lập khung giờ tham quan. Hoặc những khu phố vốn « nổi tiếng trên Instagram » hoặc những khu vực vẫn được tham quan nhiều nhất Paris sẽ phải quản lý lượng khách du lịch liên tục. Chúng ta thấy tình trạng đó ở Barcelona. Tôi nghĩ rằng Paris từng là thành phố được tham quan nhiều nhất thế giới, sau Thế Vận Hội sẽ có rất nhiều người đến đây. Đó là còn phải nói đến việc nhà thờ Đức Bà Paris - Notre-Dame de Paris sẽ mở cửa trở lại vào cuối năm, đúng dịp lễ Giáng Sinh. Đó sẽ là những kỳ nghỉ đặc biệt và có tác động cho ngành du lịch. Nhưng mặt trái của tấm huy chương có thể sẽ là tình trạng quá tải du lịch và sau đó, sẽ phải quản lý vấn đề này ».

Bắc Triều Tiên dè dặt mở cửa trở lại đón du khách nước ngoài

Sau gần 5 năm đóng cửa chống dịch Covid-19, Bắc Triều Tiên sẽ mở cửa toàn bộ biên giới đón du khách nước ngoài vào tháng 12/2024. Bình Nhưỡng chưa khẳng định thông tin nhưng ngày 14/08, hai hãng lữ hành, trong đó có Koryo Tours tại Bắc Kinh chuyên về du lịch Bắc Triều Tiên, cho biết đã được đối tác Bắc Tiều Tiên ở Samjiyon xác nhận. Ông Simon Cockerell, giám đốc Koryo Tours, cũng xác nhận thông tin này với RFI ngày 15/08 :

« Đó là một tin tốt. Rất tích cực dù tôi hy vọng là Bắc Triều Tiên mở cửa toàn bộ, thay vì chỉ một phần. Họ thông báo mở cửa thành phố Samjiyon, gần núi Baektu (Bạch Đầu), ở miền bắc Bắc Triều Tiên. Đây là một vùng rất hẻo lánh. Lịch sử Bắc Triều Tiên kể lại rằng cố lãnh đạo Kim Nhật Thành đã được sinh ra ở đó. Đó cũng là nơi quân du kích đánh đuổi quân chiếm đóng Nhật Bản và cũng được coi là cái nôi của Nhà nước Bắc Triều Tiên. Đúng là có rất nhiều huyền thoại và truyền thuyết về núi Baektu này. Đây cũng là khu vực nằm gần biên giới với Trung Quốc.

Tại sao Bắc Triều Tiên lại chỉ chọn mở khu vực này ? Và lại vào mùa đông ? Rất khó giải thích. Đúng là họ có thể kiếm soát làn sóng du khách ra vào khu vực này, nhưng họ cũng có thể kiểm soát toàn bộ du khách trên cả nước. Dĩ nhiên là nếu đất nước mở cửa hơn thì sẽ tốt hơn cho mọi người. Nhưng chúng tôi nắm bắt những gì họ đề xuất, cơ hội sẽ luôn mang lại lợi ích hơn. Và đó mới chỉ là bước đầu ».

Ngay cả người Trung Quốc, những người đến Bắc Triều Tiên đông nhất trước năm 2020, cũng không được « ưu tiên » trong giai đoạn này. Bình Nhưỡng có bạn mới là Nga. Tháng 02/2024, du khách Nga là những người đầu tiên đến Bắc Triều Tiên kể từ khi hết dịch. Theo AFP, trước Covid-19, có khoảng 5.000 người phương Tây đến Bắc Triều Tiên hàng năm, trong đó có 20% là người Mỹ. Tuy nhiên, Washington đã cấm công dân du lịch Bắc Triều Tiên sau vụ sinh viên Otto Warmbier bị bắt giam 18 tháng ở Bắc Triều Tiên vì có « hành vi thù địch », sau đó được thả và qua đời trong tình trạng hôn mê ở Mỹ.

Bangladesh : Sinh viên xuống đường ngăn người ủng hộ cựu thủ tướng Hasina phá hỏng « cuộc cách mạng »

Ngày 15/08, hàng trăm sinh viên Bangladesh, tay cầm gậy tre, đi tuần ở Dacca để ngăn người ủng hộ cựu thủ tướng Sheikh Hasina lợi dụng cuộc tập hợp tưởng nhớ 49 năm ngày nhà lập quốc Sheikh Mujibur Rahman bị ám sát để « gây hỗn loạn ». Họ không muốn thành quả đấu tranh đường phố bị phá hoại. Và để đi được đến mục tiêu đó, là cả một quá trình đấu tranh đẫm máu, hơn 400 người thiệt mạng chỉ trong hơn một tháng. Tất cả bắt đầu từ một cuộc biểu tình phản đối nhỏ tại Đại học Dacca. Ngày 12/08, đặc phái viên RFI Nicolas Rocca gặp một trong những sinh viên đứng đầu cuộc nổi dậy này :

« Các giáo sư đang nói chuyện, sinh viên ngồi ăn trên bãi cỏ. Nếu không có những cửa sổ bị vỡ và những hình vẽ chằng chịt trên chân dung người cha của cựu thủ tướng Sheikh Hasina, thì không thể hình dung được rằng chính tại dưới chân một tòa nhà bị rào chắn như vậy mà một cuộc cách mạng đã nổ ra.

Rifat Sahid, một trong những nhà điều phối phong trào nổi dậy ở Bangladesh, có mặt ngay trong cuộc họp đầu tiên. Anh kể lại : « Chính nơi đó bắt đầu phong trào. Mọi chuyện bắt đầu một cách bình thường, khi Tòa Án Tối Cao hủy bỏ cải cách về hạn ngạch công chức, chúng tôi bắt đầu biểu tình từ đây, từ thư viện trung tâm. Lúc đầu, chỉ có 5 người chúng tôi và sau đó ngày càng đông hơn ».

Có khoảng 10 sinh viên đứng quanh Rifat Sahid, một trong những gương mặt biểu tượng của phong trào phản kháng. Abdullah Mohammed Ruhel nhớ lại : « Khi cựu thủ tướng gọi sinh viên chúng tôi là con của những kẻ cộng tác với kẻ thù chống nền độc lập, rất nhiều người đã phá phách các hàng lang và xuống đường ».

Đến giữa tháng 07, phòng trào lan rộng, gia tăng cường độ và thế là trấn áp với « lệnh giới nghiêm, cho phép bắn thẳng ». Rifat Rashid bị bắt cóc, bị chuốc ma túy và được thả 5 ngày sau. Điều đáng nói, theo sinh viên này, chính cách đáp trả bạo lực của chính quyền đã củng cố thêm phong trào phản đối.

Rifat Sahid kể tiếp : « Khi chúng tôi bắt đầu ở đây, chúng tôi không nghĩ sẽ tiến xa đến vậy, thậm chí đó còn không phải là ý định của chúng tôi. Nhưng khi chính phủ bắt đầu tiến hành một cuộc thảm sát tàn bạo, rất nhiều người đã tham gia cùng chúng tôi. Thực sự có thể gọi những gì chúng tôi trải qua là tiến trình xây dựng một nền độc lập mới ».

Hai sinh viên trở thành thành viên của chính phủ lâm thời cũng chính là những người đã khởi xướng cuộc phản đối từ thư viện của đại học này ».

Hàn Quốc : Người dân dè chừng ô tô điện sau hàng loạt vụ cháy pin xe

Xe ô tô điện đang trở thành chủ đề lo lắng ở Hàn Quốc sau hàng loạt vụ cháy pin. Thậm chí, nhiều chủ tòa nhà cấm xe ô tô điện trong bãi đậu xe của họ. Lo lắng nâng lên tầm quốc gia khiến chính phủ và các nhà sản xuất ô tô phải lên tiếng, theo ghi nhận ngày 14/08 của thông tín viên RFI Célio Fioretti tại Seoul :

« Làn gió lo sợ thổi qua Hàn Quốc. Sau hàng loạt vụ cháy pin ô tô, trong đó vụ lớn nhất đã thiêu rụi khoảng 100 ô tô trong một bãi đậu xe ngầm, gây hư hại cho cả tòa nhà, người dân Hàn Quốc không còn hào hứng với ô tô điện. Số lượng xe bán ra tại những trung tâm bán xe đã qua sử dụng tăng 180%.

Các nhà sản xuất ô tô Hàn Quốc không chịu được tình hình này vì họ đầu tư ồ ạt vào lĩnh vực ô tô điện từ hơn 10 năm nay. Để trấn an người tiêu dùng, các nhà công nghiệp và chính quyền đã tìm ra được « vật tế thần ».

Pin gây cháy chủ yếu có liên quan đến Trung Quốc. Các nhà sản xuất ô tô nhấn mạnh đến yếu tố này để chứng minh rằng pin của Hàn Quốc không nguy hiểm. Chính phủ cũng dự kiến bắt buộc các thương hiệu phải nêu rõ xuất xứ của pin được sử dụng để khuyến khích mua hàng Hàn Quốc.

Đây cũng là « chiêu » chính trị để thúc đẩy lĩnh vực pin Hàn Quốc đang phải đối phó với đối thủ lớn Trung Q

Comments 
In Channel
loading
00:00
00:00
x

0.5x

0.8x

1.0x

1.25x

1.5x

2.0x

3.0x

Sleep Timer

Off

End of Episode

5 Minutes

10 Minutes

15 Minutes

30 Minutes

45 Minutes

60 Minutes

120 Minutes

Châu Âu : Nhiều nước lo đối phó với tình trạng du lịch quá tải

Châu Âu : Nhiều nước lo đối phó với tình trạng du lịch quá tải

RFI Tiếng Việt