Lễ khai mạc Thế Vận Hội Olympic 2024 với tầm nhìn táo bạo của Paris
Description
Trăm năm mới trở lại Paris, Thế Vận Hội mùa hè 2024 đã để lại nhiều dấu ấn cho khán giả toàn cầu, lần đầu được tổ chức bên ngoài sân vận động, trên dòng sông Seine tại thủ đô Pháp. Những màn trình diễn sáng tạo, táo bạo, hiện đại, truyền đi những thông điệp về văn hóa cách mạng Pháp về bình đẳng giới, về tôn giáo về những giá trị "woke"- thức tỉnh trước bất công xã hội, tạo ra hình ảnh một nước Pháp đa dạng sắc tộc, "thấu hiểu nhau".
Thủ đô Paris đã có một buổi tối ngập tràn ánh sáng, đúng như tên gọi của mình - Paris, Ville Lumière, với vô vàn những bất ngờ, những bí mật được ban tổ chức giấu kín, chỉ được vén màn cho công chúng trong lễ khai mạc Thế Vận Hội trên sông Seine. Trong khi hàng triệu khán giả từ khắp nơi trên thế giới theo dõi lễ khai mạc qua truyền hình, hàng trăm ngàn người có mặt tại Paris, bên bờ dòng sông Seine, tận mắt thưởng ngoạn những màn diễu hành của 94 con tàu chở 7. 500 vận động viên từ 206 phái đoàn (quốc gia và vùng lãnh thổ) trên lộ trình 6km, từ cầu Austerlitz đến cầu Iéna, trước tháp Eiffel. Cách đây hơn 2 năm, ban tổ chức đưa ra con số tham vọng : 2 triệu khán giả, được bố trí dọc hai bờ sông Seine, nhưng tham vọng này đã nhanh chóng bị điều chỉnh lại, xuống 600 000 và cuối cùng, chỉ còn hơn 300 000 vì bài toán an ninh.
Đọc thêm : Thế vận hội Paris 2024: Nhiều nhà báo Nga bị loại vì lý do an ninh
Những khán giả có vé đã xếp hàng từ đầu giờ chiều, cầm sẵn giấy tờ tuỳ thân trong tay để qua hàng rào kiểm soát an ninh. Đây cũng là lần đầu tiên từ 8 năm qua, du khách từ khắp nơi trên thế giới có thể đến dự Thế Vận Hội mùa hè, sự kiện tại Tokyo 2020 không chỉ bị hoãn lại vì đại dịch Covid-19, mà còn đóng cửa với khách du lịch.
Ông Ivan Gimenes đến từ Colombia, một người yêu thể thao và gần như không bỏ lỡ Thế Vận Hội nào từ 20 năm, trừ sự kiện tại Tokyo. Ông cùng bạn mình đã đặt vé từ sớm với mức giá 90 euro. Ông cho biết : “Tôi muốn chứng kiến khoảnh khắc cả thế giới cùng nhau hội tụ quanh thể thao, đây là một dịp quan trọng, đối với sự phát triển của thế giới, cho hòa bình và đoàn kết của thế giới, đó là lý do tại sao chúng tôi ở đây. Trong thể thao, mọi người đều bình đẳng, giống nhau, và chỉ có thể tốt hơn nhờ vào tập luyện, nhờ vào sức mạnh… Do vậy tôi rất tự hào khi có mặt tại đây, ngay dưới chân tháp Eiffel”.
Đối với gia đình 4 người nhà bà Stéphanie Hourdin, đến từ Toulouse, thành phố miền nam nước Pháp, sự kiện 100 năm một lần tại Paris là không thể bỏ lỡ. “Để cùng trải qua thời khắc này cùng nhau, cùng những khán giả từ các quốc gia khác nhau, đều quan tâm đến thể thao. Để quên đi những muộn phiền của thế giới trong lúc này và nói rằng chúng tôi đều quan tâm và cùng yêu thích thể thao”, bà Stéphanie chia sẻ.
Buổi lễ chính thức bắt đầu từ 19h30. Theo truyền thống, phái đoàn Hy Lạp – nơi khởi nguồn của Thế vận hội Olympic cổ đại, (từ năm 776 trước Công nguyên), tiến vào đầu tiên, mở ra buổi diễu hành trên sông Seine. Tiếp đó là tàu chở các vận động viên của phái đoàn Những vận động viên tị nạn - Équipe olympique des réfugiés, dưới màu cờ của Olympic, là những người được cấp quy chế tị nạn, không thể tham gia thi đấu vì không thuộc phái đoàn của một quốc gia nào.
Đội tuyển Olympic về Người tị nạn lần đầu được xuất hiện tại Thế Vận Hội Rio 2016 và chính thức được Ủy ban Olympic quốc tế thành lập thành phái đoàn riêng biệt vào tháng Ba năm 2021, tại sự kiện Thế Vận Hội Tokyo. Đội tuyển năm nay gồm 37 vận động viên trong 12 môn thể thao, là những người tị nạn ở nhiều quốc gia khác nhau. Để được gia nhập, vận động viên đó phải đạt được thành tích cao trong môn thể thao của mình, và có quy chế tị nạn, được tiếp đón tại một nước khác theo quy chế tị nạn, được Cao Uỷ Liên Hiệp Quốc về người tị nạn công nhận.
206 phái đoàn diễu hành trên sông Seine
Các phái đoàn lần lượt tiến vào, theo thứ tự bảng chữ cái tiếng Pháp. Sự kiện năm nay chào đón sự trở lại của phái đoàn Bắc Triều Tiên, vắng bóng tại Tokyo năm 2021. Phái đoàn của Palestine cũng được chào đón nồng nhiệt bằng những tràng vỗ tay của khán giả bên hai bờ sông Seine, trái ngược với những tiếng hò reo phản đối trước sự xuất hiện của phái đoàn Israel. Các vận động viên Việt Nam cũng có mặt, gồm 12 vận động viên nữ và 4 vận động viên nam, tham gia thi đấu các môn như xe đạp, bơi lội, bắn súng, cử tạ, bắn cung, hay judo. Cuộc diễu hành kết thúc bằng chiếc tàu chở các vận động viên Pháp.
Tại Trocadéro, dưới chân tháp Eiffel, trước nguyên thủ của 85 quốc gia và nhiều lãnh đạo của các định chế quốc tế, tổng thống Pháp Emmanuel Macron tuyên bố chính thức khai mạc Thế Vận Hội Olympic lần thứ 33 của thời hiện đại”.
Sự trở lại của Céline Dion
Buổi lễ khai mạc kéo dài 4 tiếng đã được đánh dấu bởi những màn trình diễn nghệ thuật độc đáo, biến sông Seine thành sân khấu, dưới sự chỉ đạo của Thomas Jolly, đạo diễn sân khấu và opera. Hầu hết các tiết mục đều được giữ bí mật, ngoại trừ một số lời đồn đoán thành thật. Tiêu biểu như sự xuất hiện của nữ danh ca Lady Gaga, mở màn Thế Vận Hội với bài hát bằng tiếng Pháp “Mon truc en plumes”. Với điệu nhảy cổ điển carabet, trong trang phục lộng lẫy hồng đen, được mượn từ kho của Le Lido, nữ danh ca người Mỹ chia sẻ trên mạng xã hội X : “Dù không phải là một nghệ sĩ Pháp, nhưng tôi luôn có kết nối đặc biệt với Pháp,…, tôi muốn tạo ra màn trình diễn để sưởi ấm trái tim của Pháp, tôn vinh nghệ thuật Pháp và âm nhạc trong một sự kiện đặc biệt này”. Hay màn trình diễn hai bản nhạc nổi tiếng của ca sĩ Pháp được nhiều người nghe nhất thế giới Aya Nakamura, với phần phụ họa từ các vệ binh cộng hòa.
Vào những phút cuối của lễ khai mạc, các khán giả đã có những giây phút xúc động trước sự trở lại của ca sĩ xứ nói tiếng Pháp Québec, Céline Dion, khi cô cất lên tiếng cát “L’hymne à l’amour” do Édith Piaf sáng tác. Đây cũng là lần đầu tiên từ 4 năm qua Céline hát trước công chúng, vì lý do sức khoẻ không cho phép. Trên mạng xã hội X, thủ tướng Canada Justine Trudeau ca ngợi nữ ca sĩ tài năng coi bà “một biểu tượng của Canda”, đã phải vượt qua nhiều trở ngại để hiện diện tại Paris.
Những bất ngờ nối tiếp bất ngờ
Pháp cũng muốn truyền đi thông điệp về một nước Pháp đa dạng sắc tộc qua khúc quốc ca La Marseillaise do nữ danh ca da màu đến từ vùng Guadeloupe Axelle Saint-Cirel thực hiện, cầm quốc kỳ Pháp, đứng trên nóc cung điện Grand Palais, tạo hình tượng về nàng Marianne.
Hay thông điệp về lịch sử “cách mạng” được các nghệ sĩ tái hiện qua bức họa của Delacroix Nữ thần Tự do dẫn dắt nhân dân (La Liberté guidant le peuple), tiếp nối hình ảnh hoàng hậu Marie-Antoinette cầm chiếc đầu bị chặt, hát bài “Ah! ça ira”, bài hát phổ biến trong Cách Mạng 1789, được nhìn thấy từ các khung cửa sổ của Cung điện công lý – Palais de Justice, dưới nền nhạc metal của nhóm Gojira.
Buổi lễ cũng đã tạo ra những dấu ấn táo bạo với các điệu nhảy từ những nghệ sĩ đồng giới, đa sắc tộc, màu da, về cuộc tình tay ba, song tính. Đặc biệt là màn biến tấu bức tranh mà ban tổ chức giải thích là Bữa tiệc của các vị thần, nhưng bị hiểu lầm là bức Tiệc Ly (Cène) - bữa ăn cuối cùng của Jésus, của danh họa Leonardo Da Vinci, được tái hiện bởi những nghệ sĩ đủ hình hài màu da, những Drag Queen (những nghệ sĩ biểu diễn thường là nam giới, nhưng có phong cách ăn mặc nữ tính, trang điểm đậm). Trên bàn tiệc đó, ca sĩ người Pháp Philippie Katerine xuất hiện gần như khỏa thân, người phủ sắc xanh như Xì-Trum (Les Schtroumpfs), đóng vai vị thần Hy Lạp Dionysos, vị thần của rượu vang, nhạc kịch và các lễ hội quá đà, thể hiện bài hát “Nu”- khỏa thân. "Người giàu hay nghèo, khi khỏa thân thì đều giống nhau,..", trích lời bài hát. Ban tổ chức khẳng định rằng tiết mục này “khiến mọi người nhận thức về sự vô lý của tình trạng bạo lực giữa con người”.
“Đó là một lễ khai mạc tuyệt vời, thể hiện nhiều cam kết và truyền tải đi nhiều thông điệp về tình đoàn kết, nêu ra nhiều vấn đề về bình đẳng giới, hay tôn giáo, đúng là tạo ra nhiều hy vọng cho tương lai”, như nhận xét của Aurore, một khán giả đến dự buổi lễ. Một khán giả đến từ Mỹ thì khẳng định rằng “đây là buổi lễ khai mạc tuyệt vời nhất mà tôi được thấy, tôi sẽ cảm thấy lo cho ban tổ chức Thế Vận Hội tiếp sau sau sự kiện ở Paris”.
Màn trình diễn nghệ thuật thể hiện sự tự do, hiện đại, đầy tính sáng tạo, được nhiều báo chí quốc tế dành lời có cánh. “Trong bối cảnh đối đầu chính trị hết sức căng thẳng, khiến nước Pháp rơi vào ngõ cụt (ý nói về cuộc bầu cử Quốc Hội Pháp), lễ khai mạc như một lời mời để suy nghĩ lại về hướng đi của quốc gia và về khả năng thấu hiểu lẫn nhau”, như nhận xét của New York Times.
Nếu như cánh tả Pháp tỏ ra hài lòng về những thông điệp “woke” - tính thức tỉnh với những bất công sai trái trong xã hội, thì những thông điệp tự do tính dục, tôn giáo, thậm chí bị coi là “báng bổ” Công Giáo, được coi là giọt nước tràn lý đối với phe cực hữu, bảo thủ. Nghị viên Châu Âu người Pháp Marion Maréchal khẳng định rằng “khó có thể chấp nhận những hình ảnh bà hoàng hậu bị chặt đầu, đám đông hôn nhau, hay cảnh vệ binh cộng hòa bị sỉ nhục, cùng nhảy theo Aya Nakamura, trang phục vũ đạo xấu xí, chúng ta tuyệt vọng tìm cách tôn vinh các giá trị của thể thao và vẻ đẹp của nước Pháp ở giữa những tuyên truyền thô thiển”. Bà khẳng định rằng đó không phải là nước Pháp mà chỉ là một bộ phận thiểu số cánh tả.
Chính trị gia thuộc đảng cực hữu Reconquete, Damien Rieu thì nhắc lại điều 50-02 của Ủy ban Olympic Quốc tế không cho phép “quảng bá về chính trị, tôn giáo, hay chủng tộc tại bất cứ địa điểm nào của Olympic”.
Song song với các màn trình diễn, diễu hành tàu trên sông