DiscoverTạp chí đặc biệtUkraina hủy diệt kho đạn sâu trong đất Nga: Nhờ tên lửa phương Tây hay do drone tự chế?
Ukraina hủy diệt kho đạn sâu trong đất Nga: Nhờ tên lửa phương Tây hay do drone tự chế?

Ukraina hủy diệt kho đạn sâu trong đất Nga: Nhờ tên lửa phương Tây hay do drone tự chế?

Update: 2024-09-28
Share

Description

Tổng thống Ukraina đến Mỹ tham dự Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc và để thuyết phục đồng minh Hoa Kỳ về một ‘‘kế hoạch giành chiến thắng’’. Chuyến đi diễn ra sau hàng loạt cuộc tấn công của Ukraina nhắm vào nhiều kho vũ khí lớn nằm sâu trong lãnh thổ Nga, trong đó có vụ hủy diệt hoàn toàn kho vũ khí lớn bậc bậc nhất của Nga Toropets.

Trung Quốc cử một chỉ huy cấp quân khu đi Mỹ lần đầu tiên kể từ hai năm nay. Đại Hội Đồng khai mạc vào lúc xung đột giữa Israel và lực lượng Hezbollah Liban có nguy cơ bùng phát thành chiến tranh toàn diện, Hội Đồng Bảo An càng lúc càng thể hiện rõ sự bất lực. Việc cải tổ Hội Đồng Bảo An ngày càng trở thành điều nhãn tiền.

Tại Pháp, tân chính phủ liên hiệp cánh hữu với phe tổng thống, ra mắt hai tháng rưỡi sau cuộc bầu cử Quốc Hội, ngay lập tức gây thất vọng lớn trong xã hội. Một nửa cử tri của phe tổng thống Macron không ủng hộ tân chính phủ. Trên đây là các chủ đề chính của Tạp chí Thế giới Đó đây tuần này.

Bốn điểm chính của ‘‘Kế hoạch giành chiến thắng’’

‘‘Kế hoạch giành chiến thắng’’ của tổng thống Ukraina Volodymir Zelensky, đưa ra từ một tháng nay sau cuộc phản công chiếm hơn 1.000 km² tỉnh biên giới Kursk của Nga hồi đầu tháng 8/2024, vừa được thông báo chính thức với giới lãnh đạo Mỹ. Theo báo Anh Times, ngày 22/09, ‘‘kế hoạch của tổng thống Zelenskyy có 4 điểm chính. Thứ nhất là yêu cầu đảm bảo an ninh của phương Tây cho Ukraina tương tự như với thành viên NATO trong Hiệp ước phòng thủ chung, thứ hai là tiếp tục cuộc chiến tại khu vực tỉnh Kursk của Nga để có lá bài mặc cả về lãnh thổ, thứ ba là yêu cầu thêm các vũ khí tối tân, và thứ tư là tăng cường viện trợ tài chính quốc tế cho nền kinh tế đang bị tàn phá của Ukraina.’’

Báo chí Mỹ cho hay, vấn đề cho phép sử dụng các tên lửa của Mỹ (như ATACMS) hay tên lửa của Pháp-Anh Storm Shadow/Scalps có thiết bị của Mỹ, tấn công sâu vào lãnh thổ của Nga có thể là một nội dung căn bản trong ‘‘Kế hoạch’’ nói trên. Về mặt chính thức, cho phép dùng vũ khí tầm xa của phương Tây tấn công vào đất Nga vẫn được điện Kremlin coi là một ‘‘lằn ranh đỏ’’ : việc Mỹ và phương Tây cho phép đồng nghĩa với việc phương Tây trở thành một bên tham chiến. Ngay sau khi Putin nhắc lại cảnh báo, tổng thống Mỹ và thủ tướng Anh, ngày 13/09, đã tạm hoãn quyết định.

Mỹ tạm hoãn cho phép, kho vũ khí lớn bậc nhất của Nga nổ tung

Điểm đáng chú ý là sau thông báo tạm hoãn, ngay trước thềm chuyến công du Mỹ của tổng thống Zelensky, quân đội Ukraina đã liên tục tấn công nhiều kho vũ khí lớn nằm sâu trong lãnh thổ Nga, trong đó có kho vũ khí Toropets, tỉnh miền tây Tver, cách biên giới Ukraina khoảng 500 km (hai kho khác gồm một kho cùng tỉnh Tver, cách Toropets khoảng 16km về phía nam, và một kho ở Tikhoretsk thuộc tỉnh miền nam Krasnodar). Kho có thể chứa nhiều tên lửa tầm xa, bom lượn, bom điều khiển từ xa.

Ngày 18/09, thông tin của NASA cho thấy toàn bộ kho vũ khí Toropets, rộng 5km², chu vi từ 12km đến 14km, đã nổ tung. Một trận động đất nhỏ được ghi nhận với 2,7 độ richter. Theo cơ quan tình báo Estonia, khoảng 30.000 tấn đạn dược phát nổ, tương đương với 750.000 trái đạn, đủ dùng cho cuộc chiến xâm lăng Ukraina trong nhiều tháng (thẩm định của Viện Nghiên cứu Chiến tranh Mỹ - ISW). Kho Toropets, được trực tiếp sử dụng cho cuộc chiến tranh chống Ukraina, là một trong những kho vũ khí lớn nhất của Nga, theo bộ Quốc Phòng Anh.

Kho có thể kháng cự ‘‘bom hạt nhân’’ bị tiêu hủy chỉ do drone ?

Nguồn tin từ Kiev cho biết khoảng 100 drone Ukraina đã tham gia cuộc tấn công. Phía Nga giảm nhẹ tầm mức cuộc oanh kích, đồng thời cho biết đã bắn hạ nhiều drone Ukraina. Tuy nhiên, theo một số nhà quan sát, hiện tại khó có thể giải thích được vì sao một kho vũ khí kiên cố - mà Nga quảng bá là có thể chống được một cuộc tấn công bằng ‘‘vũ khí hạt nhân cỡ nhỏ’’ (theo cựu thứ trưởng Quốc Phòng Nga Dmitry Bulgakov, trang Euronews ngày 18/09/2024 trích dẫn)  - lại có thể bị phá hủy hoàn toàn chỉ bởi một số drone, mà mỗi chiếc chỉ có thể mang theo vài chục kilogram thuốc nổ.

Không loại trừ khả năng Ukraina đã dùng vũ khí tầm xa của phương Tây, cụ thể là tên lửa Storm Shadow Anh viện trợ. Vẫn theo báo Times, có thể Anh và Mỹ đã ngầm cho phép Ukraina trong chuyến công du của hai ngoại trưởng Mỹ Anh đến Kiev giữa tháng 9/2024. Đài Mỹ CNN nhắc lại diễn biến cách nay gần một năm, các tên lửa do Mỹ và Anh cung cấp đã được dùng để tấn công mục tiêu của Nga tại các vùng chiếm đóng ở Ukraina trước khi được chính thức thông báo. Vào thời điểm đó đối với Matxcơva, đấy cũng từng là một lằn ranh đỏ.

Dù là do vũ khí tự chế hay do phương Tây cung cấp, với cuộc tấn công chiếm một phần tỉnh Kursk của Nga và các cuộc tấn công quy mô lớn nhắm vào các căn cứ sâu trong lãnh thổ Nga, quân đội Ukraina đã vượt qua ‘‘nhiều lằn ranh đỏ’’. Phá bung ‘‘các lằn ranh đỏ’’ hù dọa của Putin cùng lúc với các nỗ lực ngoại giao để chứng minh với quốc tế tính phi pháp và phi đạo lý của cuộc chiến xâm lược phải chăng chính là một phần căn bản trong ‘‘kế hoạch giành chiến thắng’’ của tổng thống Zelensky?

Chỉ huy quân sự Trung Quốc phụ trách Biển Đông đi Mỹ

Bộ Quốc Phòng Trung Quốc hôm thứ Hai, 23/09, xác nhận tướng Ngô Á Nam (Wu Yanan), đứng đầu Chiến khu Nam Bộ của Quân đội Trung Quốc đã có cuộc họp với chỉ huy khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương của Mỹ, đô đốc Samuel Paparo, tại hội nghị các chỉ huy Quân đội vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương tại Hawaii, Mỹ, vào tuần trước. Bộ Quốc Phòng Trung Quốc ra một thông cáo cho biết trong cuộc họp tuần trước, ‘‘cả hai bên đã có cuộc trao đổi quan điểm thẳng thắn và sâu sắc về các vấn đề cùng quan tâm, tập trung vào việc thực hiện đồng thuận mà nguyên thủ quốc gia hai bên đã đạt được’’. Bắc Kinh đã dừng các kênh liên lạc quân sự quan trọng, bao gồm cả ở cấp chỉ huy tác chiến, sau chuyến thăm Đài Loan của chủ tịch Hạ Viện Mỹ Nancy Pelosi vào tháng 8/2022.

Về phần mình, đô đốc Paparo, chỉ huy Bộ Tư lệnh Ấn Độ - Thái Bình Dương cho biết đã ‘‘nhấn mạnh tầm quan trọng của các kênh liên lạc liên tục giữa Quân đội Mỹ và Quân đội Trung Quốc để giảm nguy cơ hiểu lầm hoặc tính toán sai lầm’’. Theo bộ Quốc Phòng Mỹ, trong cuộc đối thoại với chỉ huy Chiến khu Nam Bộ Trung Quốc, phía Mỹ đã nêu lên những lo ngại về ‘‘hỗ trợ của Trung Quốc đối với cơ sở công nghiệp quốc phòng của Nga và tác động của sự hỗ trợ đó đối với an ninh châu Âu và xuyên Đại Tây Dương’’, cũng như ‘‘hành vi quấy rối hung hăng liên tục của Trung Quốc đối với các tàu Philippines hoạt động hợp pháp ở Biển Đông’’.

Tướng Ngô Á Nam dẫn đầu phái đoàn Trung Quốc đến Hawaii tham dự Hội nghị thường niên lần thứ 26 các chỉ huy quân đội vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương diễn ra từ ngày 19 đến 21/09. Tham gia Hội nghị lần này có hơn 28 nước và tổ chức (trong đó có NATO). Việt Nam cũng tham dự diễn đàn này. Theo báo chí nhà nước Trung Quốc, trong dịp này, ngoài Mỹ, đại diện quân đội Trung Quốc đã có các cuộc hội đàm song phương với Thái Lan, Singapore, Philippines, Anh và Pháp.

Hội đồng Bảo An lộ rõ bất lực: Cải tổ ngày càng là việc cấp bách

Ngày 23/09/2024 tại New York, bên lề hội nghị thường niên của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, lãnh đạo ngoại giao châu Âu Joseph Borell một lần nữa nhắc lại là cần thực thi nghị quyết đã được Hội đồng Bảo an thông qua hồi 2006 nhằm giải quyết xung đột giữa Israel và lực lượng Hezbollah, nhằm tái lập hòa bình ở Liban.

Theo nghị quyết 1701, lực lượng Hezbollah phải rút khỏi khu vực biên giới, lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc và quân đội Liban sẽ được bố trí tại vùng đệm dọc theo biên giới. Phía Israel có nghĩa vụ tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ của Liban. Tất cả những nội dung này gần 20 năm sau vẫn chưa được áp dụng, trong lúc xung đột giữa Israel và Hezbollah đang ngày càng dữ dội.

Đây là một trong các dấu hiệu cho thấy việc cải cách Hội đồng Bảo an là điều không thể tránh khỏi. Đây là một nội dung trọng tâm được thảo luận tại Đại Hội Đồng lần này. Tường trình của thông tín viên Carrie Nooten gửi về từ New York ngày 24/04:

‘‘Các quy định trừng phạt bị phá hoại, nhiều xung đột mang tính khu vực đã nổ ra, như chiến tranh ở Ukraina hay Gaza, viện trợ nhân đạo tại Syria hay Gaza vẫn liên tục bị ngăn chặn… Những hồ sơ nói trên là triệu chứng cho thấy sự tê liệt của Hội đồng Bảo an trong những năm gần đây năm. Những điều này làm xói mòn uy tín của Hội đồng Bảo an, và thúc đẩy các quốc gia thành viên lên tiếng nhiều hơn nữa trong việc đòi hỏi cải cách định chế này.  

Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres nói : ‘‘Khi tôi bắt đầu làm tổng thư ký, việc nói về cải cách Hội đồng Bảo an là điều cấm kỵ, định chế là hoàn toàn không thể chạm tới. Tình hình đã thay đổi hoàn toàn: giờ đây mọi người đều nhận ra rằng cải cách là cần thiết, và tất cả các thành viên của Hội đồng, bao gồm cả 5 thành viên thường trực, đều nhận thấy cần thiết phải có đại diện châu Phi ở cấp thành viên thường trực, cũng như cần gia tăng số lượng các thành viên không phải là thành viên thường trực.’’

Việc cải cách Hội đồng Bảo an là một kêu gọi trong ‘‘Hiệp ước Tương lai’’, và tổng thống Joe Biden ​​​​sẽ phải ủng hộ điều này một lần nữ

Comments 
loading
In Channel
loading
00:00
00:00
1.0x

0.5x

0.8x

1.0x

1.25x

1.5x

2.0x

3.0x

Sleep Timer

Off

End of Episode

5 Minutes

10 Minutes

15 Minutes

30 Minutes

45 Minutes

60 Minutes

120 Minutes

Ukraina hủy diệt kho đạn sâu trong đất Nga: Nhờ tên lửa phương Tây hay do drone tự chế?

Ukraina hủy diệt kho đạn sâu trong đất Nga: Nhờ tên lửa phương Tây hay do drone tự chế?

RFI Tiếng Việt