DiscoverTạp chí đặc biệtPháp : Chặn thành công cực hữu, rối ren chính trị hậu bầu cử Quốc Hội tiếp tục
Pháp : Chặn thành công cực hữu, rối ren chính trị hậu bầu cử Quốc Hội tiếp tục

Pháp : Chặn thành công cực hữu, rối ren chính trị hậu bầu cử Quốc Hội tiếp tục

Update: 2024-07-13
Share

Description

Giải bóng đá EURO 2024 diễn ra sôi nổi với đội tuyển Pháp lọt vào đến bán kết, kỳ Thế Vận Hội 2024 - sự kiện quốc tế lớn nhất Pháp từng tổ chức - đang đến gần, kỳ nghỉ hè cũng bắt đầu … nhưng dường như không gì át được những tin tức nóng hổi về kỳ bầu cử Hạ Viện Pháp, với nỗi lo đảng cực hữu Pháp Tập Hợp Dân Tộc (Rassemblement national - RN) thân Nga, bài ngoại, kỳ thị chủng tộc … giành đa số tuyệt đối ở Hạ Viện và chức thủ tướng.

Thế nhưng, nước Pháp nói riêng và Liên Âu cũng như nhiều đồng minh của Pháp đã thở phào trút được gánh nặng, bởi đảng Tập Hợp Dân Tộc cuối cùng chỉ về thứ ba trong vòng hai bầu cử Hạ Viện, không những không đạt được đa số tuyệt đối như họ kỳ vọng và như kết quả của các cuộc thăm dò ý kiến, mà còn thua cả liên minh cánh trung Ensemble- Đồng Hành, trong đó có đảng của tổng thống Macron.

Do không có đảng hay liên minh nào có đa số tuyệt đối ở Hạ Viện để giành được chức thủ tướng, nên hiện giờ chính trường Pháp vẫn trong cảnh « 9 người 10 ý » về việc chọn thủ tướng. Chưa có nhân vật cụ thể nào hoặc người của đảng/liên minh nào được xem là có thể được cả tổng thống và đa số dân biểu ở Hạ Viện chấp nhận để lãnh đạo chính phủ và lập nội các mới.

Tình hình càng thêm căng thẳng, tổng thống Macron lại bị xem là « đổ thêm dầu vào lửa » : hôm 10/07, tổng thống gửi thư ngỏ đến người dân Pháp, thông qua báo chí địa phương, khẳng định « không ai chiến thắng » trong kỳ bầu cử vừa qua, và kêu gọi các chính đảng « xây dựng một đa số vững chắc » ở Hạ Viện dựa trên « các giá trị Cộng Hòa rõ ràng ». Tổng thống Macron khẳng định không vội bổ nhiệm thủ tướng, mà sẽ đợi đến khi nào các lực lượng chính trị tại Hạ Viện « đạt thỏa hiệp » êm thấm và với tinh thần các bên đều được tôn trọng.

Nhiều người thậm chí còn lo ngại sẽ xảy ra xung đột xã hội liên quan đến việc bổ nhiệm thủ tướng. Chẳng hạn, nhiều nghiệp đoàn, trong đó có CGT, một trong những nghiệp đoàn lớn hàng đầu tại Pháp, kêu gọi biểu tình gần trụ sở Quốc Hội ở Paris vào hôm 18/07, ngày Hạ Viện họp phiên toàn thể đầu tiên để bầu chọn chủ tịch Hạ Viện, 1 trong 4 nhân vật quyền lực nhất nước Pháp, chỉ sau tổng thống, chủ tịch Thượng Viện và thủ tướng. Trên đài LCI ngày 11/07, tổng thư ký nghiệp đoàn CGT, Sophie Binet, muốn huy động « áp lực từ nhân dân » để buộc tổng thống Macron chọn người của liên đảng cánh tả Mặt trận Bình dân Mới, lực lượng về đầu trong kỳ bầu cử Hạ Viện, làm thủ tướng, điều mà nhiều chính trị gia và đảng hay liên minh tại Hạ Viện đã thẳng thừng bác bỏ.

Chọn lựa ứng viên : Một sai lầm khiến đảng Tập Hợp Dân Tộc trả giá đắt

Về phía đảng cực hữu Tập Hợp Dân Tộc (Rassemblement national - RN), sau những ngỡ ngàng, thất vọng, cay đắng, ban lãnh đạo đảng của bà Marine Le Pen, người đang kỳ vọng sẽ giành chức tổng thống Pháp vào năm 2027, đã có những phát biểu lý giải về kết quả không được như mong muốn.

Ngoài việc « đổ lỗi » cho các đảng hoặc liên minh đối lập về chiến thuật rút lui ở vòng 2 để dồn phiếu bầu cho đối thủ của ứng viên phe cực hữu Tập Hợp Dân Tộc, chủ tịch đảng Jordan Bardella cũng đã tự kiểm điểm, công khai nhận lỗi vì đã để xảy ra tình trạng một số ứng viên có những phát biểu không khéo léo, dẫn đến phản ứng của các phe đối thủ và trong công luận. Trên thực tế, trong số hơn 400 ứng viên của đảng RN, trang truyền thông độc lập Mediapart phát hiện có hơn 100 người đã có các phát biểu mang tính thù hận, phân biệt đối xử với người đồng tính, kỳ thị sắc tộc, bài Do Thái, bài ngoại, hoặc từng tham gia các tổ chức theo chủ nghĩa dân tộc bạo lực, hoặc đã bị tư pháp xét xử …

Bardella, người vuột mất cơ hội làm thủ tướng Pháp thay Gabriel Attal, thừa nhận, đảng cực hữu Tập Hợp Dân Tộc đã không thể kiểm tra hết lý lịch của từng ứng viên, nhưng thanh minh là đó chỉ là những trường hợp cá biệt chứ không phải đường hướng chính trị của đảng. Trong khi đó, giám đốc điều hành đảng RN, Gilles Pennelle, thậm chí đã từ chức. Ông là người đã được giao nhiệm vụ tìm kiếm các ứng cử viên đáng tin cậy trong trường hợp có bầu cử lập pháp trước thời hạn. Ngờ đâu, quá khứ của một số ứng viên dân biểu của đảng này đã bị nhiều cư dân mạng và giới báo chí Pháp « soi xét » kỹ càng.

Khác với những chính trị gia của các đảng truyền thống khác, kỹ năng giao tiếp, ứng xử trước cử tri, báo giới dường như vẫn là khiếm khuyết của nhiều nhà tranh đấu cực hữu được đảng RN tuyển làm ứng viên dân biểu. Nhiều người bị xem là thiếu chuyên nghiệp, thiếu sự chuẩn bị, chưa sẵn sàng cho chức dân biểu. RFI Pháp ngữ ngày 10/07 trích dẫn đài France Bleu cho biết có 21 ứng viên đã từ chối, hoặc nhận lời rồi lại hủy tranh luận trên các kênh truyền hình địa phương của France Bleu. Một số người thậm chí còn bị xem là « ứng viên ma » của đảng Tập Hợp Dân Tộc vì chưa từng hoặc hầu như không vận động tranh cử ở các địa hạt bầu cử.

Thất bại ở Pháp, đảng cực hữu Tập Hợp Dân Tộc tìm chỗ đứng tại Nghị Viện Châu Âu

Không còn cơ may được bổ nhiệm làm thủ tướng Pháp như từng kỳ vọng trong kỳ bầu cử lập pháp trước thời hạn, Jordan Bardella, chủ tịch đảng cực hữu Tập Hợp Dân Tộc chuyển hướng sang củng cố vị thế tại Nghị Viện Châu Âu. Chưa đầy một ngày sau khi có kết quả bầu cử Hạ Viện Pháp, theo AFP, một nghị sĩ châu Âu của đảng RN hôm 08/07 cho biết Đảng cực hữu Pháp Tập Hợp Dân Tộc - Rassemblement - RN gia nhập liên minh do thủ tướng Hungary Orban thành lập có tên gọi « Những người yêu nước vì châu Âu »và Jordan Bardella sẽ làm chủ tịch nhóm chính trị mới này tại Nghị Viện Châu Âu.

Quy tụ 84 nghị sĩ của các đảng cực hữu của 12 nước Liên Âu, trong đó có đảng RN của chính trị gia Pháp Marine Le Pen, đảng Fidesz của Viktor Orban, đảng FPO của Áo và đảng dân túy ANO của cựu thủ tướng CH Séc Andrej Babis …, nhóm « Những người yêu nước vì châu Âu »trở thành lực lượng chính trị mạnh thứ ba tại Nghị Viện Châu Âu, trên cả nhóm chính trị Renew mà đảng của tổng thống Pháp tham gia. Tham vọng của phe cực hữu này tại Nghị Viện Châu Âu là mở mang ảnh hưởng để chống viện trợ quân sự cho Ukraina, chống nạn di cư mà họ xem là « bất hợp pháp », bảo vệ mô hình « gia đình truyền thống ».

Từ Bruxelles, thông tín viên Pierre Benazet giải thích :

« ‘‘Những người yêu nước vì châu Âu” muốn bảo vệ các giá trị của dân tộc và chủ quyền của các quốc gia trước một châu Âu có tư tưởng liên bang mạnh. Nhóm này muốn sử dụng toàn bộ trọng lượng chính trị của họ để cải tổ các chính sách di dân hoặc Thỏa ước Xanh của Liên Âu. Nhưng để làm được điều này, họ cần các chức chủ tịch hoặc phó chủ tịch của các ủy ban của Nghị Viện Châu Âu. Và cho đến nay, nhóm Bản Sắc Và Dân Chủ (ID) mà họ từng là thành viên thì vẫn bị chặn không cho tham gia bất kỳ đa số chính trị nào.

Nghị sĩ Gerolf Annemans của đảng cực hữu chủ trương đòi độc lập của vùng nói tiếng Hà Lan ở Bỉ, Vlaams Belang, thì cho rằng nhóm này có tính đại diện rất cao, vì quy tụ 84 nghị sĩ thuộc 12 quốc tịch. Ngăn chặn, không cho họ tham gia bất kỳ đa số chính trị nào, có thể bị xem là phủ nhận nền dân chủ và là dấu hiệu coi thường hàng triệu cử tri châu Âu.

Nghị sĩ này nói : “Phân chia số ghế và chức vụ theo số lượng nghị sĩ là một nguyên tắc về dân chủ. Tôi xin nhắc lại đó là nguyên tắc dân chủ. Tôi cũng hy vọng rằng việc đây là nhóm lớn thứ ba có thể tạo ấn tượng. Việc loại trừ chúng tôi ra khỏi các chức trách của Nghi Viện Châu Âu, thậm chí dựa trên việc biểu quyết, cũng sẽ là một vụ tai tiếng về tính dân chủ”.

Hiện tại, phe hữu của cánh hữu đang bị phân tách thành từng nhóm nhỏ tại Nghị Viện Châu Âu, nhưng tình hình có thể thay đổi, nhất là nếu nhóm này thành công trong việc thu hút được đảng cực hữu của thủ tướng Ý Giorgia Meloni hoặc đảng cực hữu Pháp luật và Công lý của Ba Lan ».

Sau 32 năm tồn tại, báo Moscow Times bị cấm hoạt động tại Nga

Danh sách các cơ quan truyền thông Nga không còn được hoạt động tại Nga không ngừng được bổ sung kể từ khi nổ ra chiến tranh Ukraina : nổi tiếng nhất là « Novaya Gazeta Europe », « Meduza », « The insider », « Radio Free Europe ». Nạn nhân mới nhất là báo Moscow Times (thời báo Matxcơva), ra đời hồi năm 1992 với hai phiên bản tiếng Nga và tiếng Anh. Sau khi bị xem là « tác nhân » nước ngoài, Moscow Times nay lại « không được hoan nghênh » ở Nga, có nghĩa là báo này bị cấm mọi hoạt động trên lãnh thổ Nga.

Từ Matxcơva, thông tín viên Anissa El Jabri cho biết thêm :

« Từ năm 2022, đội ngũ của Moscow Times đa phần được đặt ở nước ngoài. Đến năm 2023, tờ báo bị xem là « tác nhân nước ngoài », và nay là « không được hoan nghênh ». Đây là lộ trình quen thuộc thường thấy dành cho các cơ quan truyền thông độc lập ở Nga thời chiến tranh Ukraina.

Hậu quả thì ai cũng biết rõ và cần được xem xét một cách nghiêm túc, bởi vì bị dán nhãn « không được hoan nghênh » là phải gánh những hậu quả nặng nề : hoạt động bị cấm ở Nga và các nhà báo bị kết án tù. Thậm chí những người chia sẻ nội dung của báo đăng trên mạng cũng bị truy tố.

Cũng như các phương tiện truyền thông khác, Moscow Times sẽ tiếp tục duy trì, nhiều nhất có thể, mối liên hệ với các nguồn tin từ bên ngoài. Một trong những nhà báo nắm rõ nhiều thông tin nhất về giới quyền lực khẳng định là việc xếp Moscow Times vào danh sách không được hoan nghênh sẽ không khiến các nhà báo dừng công việc của họ.

Trong thông cáo lý giải quyết định của mình, Văn phòng công tố viên trưởng của Nga chỉ trích tờ báo đưa tin về cuộc chiến ở Ukraina, cáo buộc Moscow Times đăng tải những thông tin không có ý nghĩa xã hội và không đáng tin cậy nhằm làm mất uy tín các hoạt động của chính phủ.

Việc dán nhãn « không được hoan nghênh » bắt đầu từ năm 2015 ở Nga. Việc này cũng được sử dụng để đàn áp các tổ chức phi chính phủ ».

Thăm Nga và Áo, thành viên Liên Âu, thủ tướng Ấn Độ tìm cách « quyến rũ » hai khối đối địch

Trong tuần qua, thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã có chuyến thăm Nga và

Comments 
In Channel
loading
00:00
00:00
x

0.5x

0.8x

1.0x

1.25x

1.5x

2.0x

3.0x

Sleep Timer

Off

End of Episode

5 Minutes

10 Minutes

15 Minutes

30 Minutes

45 Minutes

60 Minutes

120 Minutes

Pháp : Chặn thành công cực hữu, rối ren chính trị hậu bầu cử Quốc Hội tiếp tục

Pháp : Chặn thành công cực hữu, rối ren chính trị hậu bầu cử Quốc Hội tiếp tục

RFI Tiếng Việt