Một thành phố một bài ca
Update: 2024-06-17
Description
Một thành phố, một bài ca. Có những thành phố rất đáng để chúng ta nhớ mãi; có một thứ tình cảm, đáng để chúng ta ngợi ca. Trong chương trình Văn nghệ cuối tuần trên sóng CRI đêm nay, xin mời các bạn thưởng thức một số ca khúc liên quan đến thành phố.
Ánh
: "Tình ca Khang Định" là bài dân ca nổi tiếng Trung Quốc được sáng tác vào thập kỷ 40 thế kỷ 20, có thể nói, đây là bài dân ca mà hầu như người Trung Quốc nào cũng biết hát, biết ngâm nga.
Cưỡi ngựa bon bon trên đỉnh núi
Có áng mây bồng bềnh đang trôi
Mây chiếu xuống thành phố Khang Định
Nhà họ Lý có chị cả xinh đẹp
Chị Cả hảo tâm lại tốt bụng
Nhà họ Trương có anh Cả tài ba
Anh Cả đã phải lòng chị Cả
Một thành phố một bài ca
Nam Dương:
Ca từ rất đơn giản, chẳng qua kể về anh Cả nhà họ Trương đã phải lòng chị Cả nhà họ Lý, vậy mà bài dân ca này rất nổi tiếng. Một trong ba giọng nam cao nổi tiếng thế giới người Tây Ban Nha Domingo đã trình bày bài dân ca này trong buổi diễn cá nhân của mình, ngoài ra "Tình ca Khang Định" cũng là ca khúc đầu tiên được đưa lên vũ trụ. Trong những năm 90 thế kỷ 20, để tìm kiếm tri âm của loài người trên vũ trụ, Cục du hành Vũ trụ Nhà nước Mỹ đã phóng một vệ tinh nhân tạo. Họ không những đã ghi âm tiếng kêu tiếng hót của các loại động vật chim muông và ngôn ngữ của các chủng tộc người trên trái đất từ trên vệ tinh, mà còn chọn lọc 10 ca khúc mang tính đại diện nhất trong phạm vi toàn cầu, "Tình ca Khang Định" chính là một trong mười ca khúc tiêu biểu nhất đó được đưa lên vũ trụ bằng vệ tinh nhân tạo này.
Ánh:
Thú thật rằng, khi lần đầu tiên nghe bài tình ca này, Ngọc Ánh không hề biết đến địa danh Khang Định là thuộc tỉnh thành nào của Trung Quốc, về sau mới biết thì ra Khang Định là một nơi xa xôi, nằm trên vùng giáp ranh giữa tỉnh Tứ Xuyên và Khu Tự trị Tây Tạng, thuộc phía tây tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc, Khang Định có vị trí địa lý rất cao. Trong thành phố có núi tuyết cao 7.556 mét so với mực nước biển, cao hơn so với độ cao 2.560 mét so với mực nước biển của thành phố, tuy hai nhân vật trong bài tình ca này là họ Trương và họ Lý, nhưng thực ra Khang Định lại thuộc châu Tự trị Tây Tạng, cho nên mang đậm đà bản sắc dân tộc Tạng.
Nam Dương:
Chị Ngọc Ánh ơi, Nam Dương muốn hỏi chị rằng, nếu chị đi Đài Bắc du lịch trong dịp Tết Xuân cổ truyền, thì chị định đến đó ngắm cảnh gì nhỉ?
Ánh:
Ôi, tất nhiên là đi coi mưa của Đài Bắc rồi. Thế Nam Dương có nghe qua ca khúc "Mùa đông đi Đài Bắc coi mưa" không nào?
Nam Dương:
Thế là chị Ngọc Ánh trả lời đúng câu đố của Nam Dương rồi đó. Vì Nam Dương cố ý hỏi chị vậy mà. Ca khúc "Mùa đông đi Đài Bắc coi mưa" quá là nổi tiếng chị ạ. Bài hát này do giọng ca nổi tiếng Đài Loan Trung Quốc Mạnh Đình Vi trình bày đầu tiên và cho ra an-bum vào tháng 5 năm 1992, đây là an-bum đơn ca số bốn của cô. Tập an-bum này tiêu thụ những hơn 400 nghìn đĩa ở thị trường Đài Loan, còn tổng số tiêu thụ trên các thị trường âm nhạc châu Á vượt quá 10 triệu đĩa, đây quả là con số kinh khủng, chị nhỉ.
Nam Dương:
Đúng rồi, lúc bấy giờ người dân Trung Quốc đại lục còn chưa được phép đi du lịch Đài Loan, cho đến tháng 6 năm 2008, Đài Loan bắt đầu mở cửa cho Trung Quốc đại lục tổ chức các tuor du lịch đến Đài Loan, rồi kể từ ngày 28 tháng 6 năm 2011, Đài Loan lại mở cửa hơn nữa, cho phép bà con Trung Quốc đại lục có thể đi du lịch cá nhân.
Ánh:
Do vậy mà nhiều năm qua, Ngọc Ánh luôn luôn cảm thấy Đài Loan là một thành phố thương cảm nhưng lại lãng mạn, có lẽ do chịu ảnh hưởng của giai điệu bài hát này
Mùa đông đi Đài Bắc coi mưa
Đừng khóc trên đất khách quê người
Mùa đông đi Đài Bắc coi mưa
Giấc mơ là hành trang duy nhất
Vẫn bầu trời đó, vẫn màn mưa đó
Dưới chiếc ô che mưa đã không còn anh
Em vẫn là em, anh vẫn là anh
Chỉ nhiều hơn một mùa đông này.
Ánh:
Đúng là một bài ca một thành phố, nếu như một ca khúc tượng trưng cho một thành phố nào đó thì có lẽ các bạn Việt Nam liền liên tưởng đến những ca khúc rất đỗi quen thuộc, ví dụ như "Bến Thượng Hải", "Em yêu Thiên An Môn Bắc Kinh". Hai ca khúc không những mang đến sức hấp dẫn của hai thành phố lớn này, mà giai điệu cũng rất mượt mà vui tai, rất hay.
Nam Dương:
Mọi người của bất cứ quốc gia nào cũng đều tâm đắc và rất thích ca ngợi thủ đô nước mình. Tin rằng các bạn Việt Nam rất quen thuộc đối với các ca khúc ca ngợi Hà Nội, thủ đô đất nước Việt Nam của mình. Ví dụ như các ca khúc "Bài ca Hà Nội", "Mùa thu Hà Nội", "Hà nội Phố", v.v., cũng như vác bạn Việt Nam vậy, người Trung Quốc cũng rất thích những bài hát ca ngợi thủ đô Bắc Kinh, ví dụ như "Em yêu Thiên An Môn Bắc Kinh", "Trên Kim sơn Bắc Kinh", "Đêm Bắc Kinh"... còn Thượng Hải, một thành phố đông dân sầm uất cũng có rất nhiều bài hát ngợi ca mình, ví dụ như "Đêm Thượng Hải", "Bến Thượng Hải", "Thượng Hải năm 1943", v.v..
Ánh:
Các bạn đang nghe bài hát "Đêm Thượng Hải" do nghệ sĩ nổi tiếng Trung quốc Chu Huyền trình bày, đây là bài hát trong bộ phim "Trường tương tư" sản xuất năm 1946. Nghệ sĩ Chu Huyền không những là diễn viên điện ảnh xuất sắc trong những năm 30-40 thế kỷ 20, mà còn được mệnh danh là "Giọng ca Vàng".
Nam Dương:
Bài hát "Đêm Thượng Hải" được lưu truyền lâu nhất, rộng nhất và rất được công chúng yêu thích và biết hát. Mỗi khi bài hát này vang lên, thì giai điệu cũng như ca từ bài hát này như đưa mọi người trở về với Bến Thượng Hải phồn hoa đông đúc tấp nập cách đây đã 70 năm.
Ánh:
Ca từ có đoạn:
Đêm Thượng Hải, Đêm Thượng Hải
Thượng Hải là thành phố không có màn đêm
Ánh đèn rực rỡ, xe chạy ồn ào
Tiếng ca điệu múa vang lên
Chỉ thấy nàng mỉm cười nghênh đón
Có ai biết nỗi khổ tâm của nàng
Sống trong đêm đều chỉ vì
Miếng cơm manh áo.
Sau đây, mời các bạn nghe lại bài hát "Đêm Thượng Hải" do nghệ dĩ nổi tiếng Đài Loan Trung Quốc Thái Cầm trình bày:
Ánh:
Nam Dương ơi, vừa rồi chị em mình có nhắc đến rằng, chỉ vì có một ca khúc lưu truyền rộng rãi, khiến mọi người cảm thấy gần gũi và mến yêu một thành phố nào đó. Không hiểu Nam Dương có phát hiện không, một số thành phố nước ngoài, tuy chưa từng đặt chân đến nhưng vẫn cảm thấy rất đỗi thân quen qua một ca khúc lưu truyền nào đó.
Nam Dương:
Có chứ chị, Nam Dương nhớ rằng có những bài hát như châu Âu như "Quảng trường Pra-ha" hay "Thổ Nhĩ Kỳ màu xanh" rất hay. Năm đó, hai giọng ca nổi tiếng là Thái Y Lâm và Chu Kiệt Luân yêu nhau. Anh chàng Chu Kiệt Luân đã sáng tác liền ba ca khúc tặng người yêu mình, "Quảng trường Pra-ha" là một trong ba bài hát đó.
Ánh:
Một ca khúc hay được lưu tuyền rộng rãi đã thu hút mọi người ngưỡng mộ và yêu mến, cho dù nơi đó là đất khách quê người, qua đó có thể thấy, âm nhạc là không biên giới.
Nam Dương:
Sau đây, mời các bạn thưởng thức bài hát "Quảng trường Pra-ha" do Chu Kiệt Luân sáng tác, giọng ca Đài Loan Trung Quốc Thái Y Lâm trình bày .
Ánh:
Lời ca có đoạn:
Em đứng trên quảng trường Pra-ha giữa hàng hôn
Bên Bồn Cầu nguyện em gửi gắm hy vọng
Đàn bồ câu trắng cúi lưng về phía hoàng hôn
Bức tranh quá đẹp em không dám ngắm
Hành lang Quảng trường Pra-ha không bóng người
Em nhảy múa một mình
Còn anh đang ngâm nga tại một nơi không xa.
Ánh: Hà Nội là một đô thị bốn mùa xanh tươi, có rất nhiều bài hát ca ngợi Hà Hội. Vậy trước khi khép lại chương trình đêm nay, mời các bạn thưởng thức ca khúc rất đỗi quen thuộc "Bài ca Hà Nội".
Ánh
: "Tình ca Khang Định" là bài dân ca nổi tiếng Trung Quốc được sáng tác vào thập kỷ 40 thế kỷ 20, có thể nói, đây là bài dân ca mà hầu như người Trung Quốc nào cũng biết hát, biết ngâm nga.
Cưỡi ngựa bon bon trên đỉnh núi
Có áng mây bồng bềnh đang trôi
Mây chiếu xuống thành phố Khang Định
Nhà họ Lý có chị cả xinh đẹp
Chị Cả hảo tâm lại tốt bụng
Nhà họ Trương có anh Cả tài ba
Anh Cả đã phải lòng chị Cả
Một thành phố một bài ca
Nam Dương:
Ca từ rất đơn giản, chẳng qua kể về anh Cả nhà họ Trương đã phải lòng chị Cả nhà họ Lý, vậy mà bài dân ca này rất nổi tiếng. Một trong ba giọng nam cao nổi tiếng thế giới người Tây Ban Nha Domingo đã trình bày bài dân ca này trong buổi diễn cá nhân của mình, ngoài ra "Tình ca Khang Định" cũng là ca khúc đầu tiên được đưa lên vũ trụ. Trong những năm 90 thế kỷ 20, để tìm kiếm tri âm của loài người trên vũ trụ, Cục du hành Vũ trụ Nhà nước Mỹ đã phóng một vệ tinh nhân tạo. Họ không những đã ghi âm tiếng kêu tiếng hót của các loại động vật chim muông và ngôn ngữ của các chủng tộc người trên trái đất từ trên vệ tinh, mà còn chọn lọc 10 ca khúc mang tính đại diện nhất trong phạm vi toàn cầu, "Tình ca Khang Định" chính là một trong mười ca khúc tiêu biểu nhất đó được đưa lên vũ trụ bằng vệ tinh nhân tạo này.
Ánh:
Thú thật rằng, khi lần đầu tiên nghe bài tình ca này, Ngọc Ánh không hề biết đến địa danh Khang Định là thuộc tỉnh thành nào của Trung Quốc, về sau mới biết thì ra Khang Định là một nơi xa xôi, nằm trên vùng giáp ranh giữa tỉnh Tứ Xuyên và Khu Tự trị Tây Tạng, thuộc phía tây tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc, Khang Định có vị trí địa lý rất cao. Trong thành phố có núi tuyết cao 7.556 mét so với mực nước biển, cao hơn so với độ cao 2.560 mét so với mực nước biển của thành phố, tuy hai nhân vật trong bài tình ca này là họ Trương và họ Lý, nhưng thực ra Khang Định lại thuộc châu Tự trị Tây Tạng, cho nên mang đậm đà bản sắc dân tộc Tạng.
Nam Dương:
Chị Ngọc Ánh ơi, Nam Dương muốn hỏi chị rằng, nếu chị đi Đài Bắc du lịch trong dịp Tết Xuân cổ truyền, thì chị định đến đó ngắm cảnh gì nhỉ?
Ánh:
Ôi, tất nhiên là đi coi mưa của Đài Bắc rồi. Thế Nam Dương có nghe qua ca khúc "Mùa đông đi Đài Bắc coi mưa" không nào?
Nam Dương:
Thế là chị Ngọc Ánh trả lời đúng câu đố của Nam Dương rồi đó. Vì Nam Dương cố ý hỏi chị vậy mà. Ca khúc "Mùa đông đi Đài Bắc coi mưa" quá là nổi tiếng chị ạ. Bài hát này do giọng ca nổi tiếng Đài Loan Trung Quốc Mạnh Đình Vi trình bày đầu tiên và cho ra an-bum vào tháng 5 năm 1992, đây là an-bum đơn ca số bốn của cô. Tập an-bum này tiêu thụ những hơn 400 nghìn đĩa ở thị trường Đài Loan, còn tổng số tiêu thụ trên các thị trường âm nhạc châu Á vượt quá 10 triệu đĩa, đây quả là con số kinh khủng, chị nhỉ.
Nam Dương:
Đúng rồi, lúc bấy giờ người dân Trung Quốc đại lục còn chưa được phép đi du lịch Đài Loan, cho đến tháng 6 năm 2008, Đài Loan bắt đầu mở cửa cho Trung Quốc đại lục tổ chức các tuor du lịch đến Đài Loan, rồi kể từ ngày 28 tháng 6 năm 2011, Đài Loan lại mở cửa hơn nữa, cho phép bà con Trung Quốc đại lục có thể đi du lịch cá nhân.
Ánh:
Do vậy mà nhiều năm qua, Ngọc Ánh luôn luôn cảm thấy Đài Loan là một thành phố thương cảm nhưng lại lãng mạn, có lẽ do chịu ảnh hưởng của giai điệu bài hát này
Mùa đông đi Đài Bắc coi mưa
Đừng khóc trên đất khách quê người
Mùa đông đi Đài Bắc coi mưa
Giấc mơ là hành trang duy nhất
Vẫn bầu trời đó, vẫn màn mưa đó
Dưới chiếc ô che mưa đã không còn anh
Em vẫn là em, anh vẫn là anh
Chỉ nhiều hơn một mùa đông này.
Ánh:
Đúng là một bài ca một thành phố, nếu như một ca khúc tượng trưng cho một thành phố nào đó thì có lẽ các bạn Việt Nam liền liên tưởng đến những ca khúc rất đỗi quen thuộc, ví dụ như "Bến Thượng Hải", "Em yêu Thiên An Môn Bắc Kinh". Hai ca khúc không những mang đến sức hấp dẫn của hai thành phố lớn này, mà giai điệu cũng rất mượt mà vui tai, rất hay.
Nam Dương:
Mọi người của bất cứ quốc gia nào cũng đều tâm đắc và rất thích ca ngợi thủ đô nước mình. Tin rằng các bạn Việt Nam rất quen thuộc đối với các ca khúc ca ngợi Hà Nội, thủ đô đất nước Việt Nam của mình. Ví dụ như các ca khúc "Bài ca Hà Nội", "Mùa thu Hà Nội", "Hà nội Phố", v.v., cũng như vác bạn Việt Nam vậy, người Trung Quốc cũng rất thích những bài hát ca ngợi thủ đô Bắc Kinh, ví dụ như "Em yêu Thiên An Môn Bắc Kinh", "Trên Kim sơn Bắc Kinh", "Đêm Bắc Kinh"... còn Thượng Hải, một thành phố đông dân sầm uất cũng có rất nhiều bài hát ngợi ca mình, ví dụ như "Đêm Thượng Hải", "Bến Thượng Hải", "Thượng Hải năm 1943", v.v..
Ánh:
Các bạn đang nghe bài hát "Đêm Thượng Hải" do nghệ sĩ nổi tiếng Trung quốc Chu Huyền trình bày, đây là bài hát trong bộ phim "Trường tương tư" sản xuất năm 1946. Nghệ sĩ Chu Huyền không những là diễn viên điện ảnh xuất sắc trong những năm 30-40 thế kỷ 20, mà còn được mệnh danh là "Giọng ca Vàng".
Nam Dương:
Bài hát "Đêm Thượng Hải" được lưu truyền lâu nhất, rộng nhất và rất được công chúng yêu thích và biết hát. Mỗi khi bài hát này vang lên, thì giai điệu cũng như ca từ bài hát này như đưa mọi người trở về với Bến Thượng Hải phồn hoa đông đúc tấp nập cách đây đã 70 năm.
Ánh:
Ca từ có đoạn:
Đêm Thượng Hải, Đêm Thượng Hải
Thượng Hải là thành phố không có màn đêm
Ánh đèn rực rỡ, xe chạy ồn ào
Tiếng ca điệu múa vang lên
Chỉ thấy nàng mỉm cười nghênh đón
Có ai biết nỗi khổ tâm của nàng
Sống trong đêm đều chỉ vì
Miếng cơm manh áo.
Sau đây, mời các bạn nghe lại bài hát "Đêm Thượng Hải" do nghệ dĩ nổi tiếng Đài Loan Trung Quốc Thái Cầm trình bày:
Ánh:
Nam Dương ơi, vừa rồi chị em mình có nhắc đến rằng, chỉ vì có một ca khúc lưu truyền rộng rãi, khiến mọi người cảm thấy gần gũi và mến yêu một thành phố nào đó. Không hiểu Nam Dương có phát hiện không, một số thành phố nước ngoài, tuy chưa từng đặt chân đến nhưng vẫn cảm thấy rất đỗi thân quen qua một ca khúc lưu truyền nào đó.
Nam Dương:
Có chứ chị, Nam Dương nhớ rằng có những bài hát như châu Âu như "Quảng trường Pra-ha" hay "Thổ Nhĩ Kỳ màu xanh" rất hay. Năm đó, hai giọng ca nổi tiếng là Thái Y Lâm và Chu Kiệt Luân yêu nhau. Anh chàng Chu Kiệt Luân đã sáng tác liền ba ca khúc tặng người yêu mình, "Quảng trường Pra-ha" là một trong ba bài hát đó.
Ánh:
Một ca khúc hay được lưu tuyền rộng rãi đã thu hút mọi người ngưỡng mộ và yêu mến, cho dù nơi đó là đất khách quê người, qua đó có thể thấy, âm nhạc là không biên giới.
Nam Dương:
Sau đây, mời các bạn thưởng thức bài hát "Quảng trường Pra-ha" do Chu Kiệt Luân sáng tác, giọng ca Đài Loan Trung Quốc Thái Y Lâm trình bày .
Ánh:
Lời ca có đoạn:
Em đứng trên quảng trường Pra-ha giữa hàng hôn
Bên Bồn Cầu nguyện em gửi gắm hy vọng
Đàn bồ câu trắng cúi lưng về phía hoàng hôn
Bức tranh quá đẹp em không dám ngắm
Hành lang Quảng trường Pra-ha không bóng người
Em nhảy múa một mình
Còn anh đang ngâm nga tại một nơi không xa.
Ánh: Hà Nội là một đô thị bốn mùa xanh tươi, có rất nhiều bài hát ca ngợi Hà Hội. Vậy trước khi khép lại chương trình đêm nay, mời các bạn thưởng thức ca khúc rất đỗi quen thuộc "Bài ca Hà Nội".
Comments
Top Podcasts
The Best New Comedy Podcast Right Now – June 2024The Best News Podcast Right Now – June 2024The Best New Business Podcast Right Now – June 2024The Best New Sports Podcast Right Now – June 2024The Best New True Crime Podcast Right Now – June 2024The Best New Joe Rogan Experience Podcast Right Now – June 20The Best New Dan Bongino Show Podcast Right Now – June 20The Best New Mark Levin Podcast – June 2024
In Channel