DiscoverVĂN NGHỆ CUỐI TUẦNSơn ca như dòng nước mùa Xuân
Sơn ca như dòng nước mùa Xuân

Sơn ca như dòng nước mùa Xuân

Update: 2024-05-29
Share

Description

Ngọc Ánh:
Thành Trung ơi, ở Việt Nam có sơn ca không?

Thành Trung:

Sơn ca à? Em có thể hiểu như là dân ca không chị?

Ánh:

Đúng rồi, thực ra, sơn ca chính là một trong những thể loại dân ca của Trung Quốc, vì thể loại dân ca này rất phổ biến và lưu truyền tại các khu vực cao nguyên, miền núi, miền đồi, phong phú và đa dạng. Hình thức thể hiện phần lớn là đơn ca hoặc hát đối, thông thường tức cảnh sinh tình, thấy gì hát nấy, ca từ hình thành theo cảm hứng tức thời của người hát, nội dung thể hiện chủ yếu là về lao động và tình yêu.

Thành Trung:

Thì ra là vậy, Việt Nam thường quen gọi là Dân ca chị ạ. Dân ca Việt Nam chia làm 3 miền, đó là dân ca Bắc bộ, dân ca Trung bộ và dân Nam bộ.

Ánh:

Trong chương trình Văn nghệ cuối tuần hôm nay, xin mời các bạn thưởng thức một số sơn ca thuộc các vùng miền khác nhau của Trung Quốc. Thành Trung sống ở Trung Quốc đã khá lâu rồi, có ấn tượng đối với sơn ca của Trung Quốc không?

Thành Trung:

Nói đến sơn ca của Trung Quốc, Thành Trung tương đối có ấn tượng với bài

"Sơn ca như dòng nước mùa Xuân"

, bởi giai điệu rất mượt mà, rất hay của nó.

Ánh:

Ồ, đây là bài sơn ca rất nổi tiếng trong bộ phim truyện kinh điển "Chị Lưu Ba" sản xuất vào năm 1960 của Khu tự trị Choang Quảng Tây, Trung Quốc. Bộ phim này kể về cuộc đấu tranh giữa chị Lưu Ba, được mệnh danh là Tiên Ca của bà con dân tộc Choang đấu tranh với địa chủ bằng hình thức hát đối.

Thành Trung:

Bài sơn ca này quá nổi tiếng chị ạ, giai điệu du dương trữ tình, vừa qua Thành Trung xem trên truyền hình Trung Quốc có giới thiệu bài sơn ca này do giọng ca nổi tiếng dân tộc Mông Cổ trẻ tuổi Si qin ge le hát lại với chất giọng trong sáng, rất phù hợp với cảm hứng thưởng thức thời nay của mọi người.

Ánh:

Lời ca có đoạn:

Ôi hãy cất giọng hát sơn ca

Bên này ca rồi bên kia hòa

Sơn ca tưạ như dòng nước xuân

Không sợ ghềnh sông rẽ hiểm trở

Ánh:

Do Trung Quốc đất rộng người đông, sơn ca Trung Quốc cũng được chia ra làm nhiều loại. Ví dụ như tại khu vực Thiểm Bắc gọi sơn ca là "Tín Thiên Du", khu vực Thanh Hải thì gọi là "Hoa Nhi", tỉnh An Huy gọi sơn ca là "Cản Mạn Ngưu", tại khu vực Quảng Tây có sơn ca Liễu Châu, tỉnh Giang Tây có sơn ca Hưng Quốc, tỉnh Vân Nam có sơn ca Di Độ. Vừa rồi các bạn thưởng thức bài "Sơn ca như dòng nước mùa xuân" là sơn ca Liễu Châu.

Thành Trung:

Thành Trung có đọc tư liệu được biết, sơn ca Liễu Châu được bắt nguồn từ trên núi Ngư Phong, thành phố Liễu Châu, trương truyền chị Lưu Ba, tiên ca dân tộc Choang đã cưỡi cá bay lên trời thành tiên từ núi Ngư Phong. Ngay từ đời nhà Đường đến nay, sơn ca Liễu Châu đã trải qua nhiều cuộc bể dâu vậy mà không hề bị mai một. Cho đến nay, mỗi độ ngày tết ngày lễ hằng năm, trên núi Ngư Phong, bên đầm nước Tiểu Long, trên quảng trường Nhân dân, đều có các giọng ca tự phát rủ nhau ra hát đối sơn ca, người xem vây quanh rất đông, quang cảnh vui đến náo nhiệt. Đến nay Thành phố Liễu Châu hiện đại vẫn giữ nét văn hóa cổ xưa truyền hát sơn ca cho nhau, hiện tượng này rất hiếm thấy tại các thành phố khác trong cả nước Trung Quốc.

Ánh:

Tiếp theo, mời các bạn thưởng thức ca khúc

"Trên đời đâu thấy cây cuốn thừng",

đây cũng là bài sơn ca trong bộ phim truyện "Chị Lưu Ba", do giọng ca gạo cội Trung Quốc Viễn Trinh thể hiện:

Trên núi chỉ thấy thừng cuốn cây

Trên đời đâu thấy cây cuốn thừng

Thừng xanh không cuốn lấy thân cây

Ôi uổng xuân này đến xuân khác

Đã rằng cuốn liền với nhau rồi

Đôi ta phải đính hôn trăm năm

Ánh: Sơn ca chính là thể loại nghệ thuật hát truyền miệng kể các câu truyện dân gian được kết hợp giữa văn học và âm nhạc. Ngoài các khu vực của đồng bào dân tộc Hán cư trú ra, Sơn ca tại các vùng dân tộc thiểu số cũng hết sức phong phú. Ví dụ như "Sơn ca Vọng Ngưu" của dân tộc Thổ Gia, bài "Ga Bát Nguyệt " của dân tộc Động, "Em gái người Choang" của dân tộc Choang, v.v..

Thành Trung:

Tiếp theo, xin mời các bạn thưởng thức

"Sơn ca Vọng Ngưu"

của dân tộc Thổ Gia tỉnh Quý Châu.

Ôi, chăn bò đi thôi

Sáng thức dậy đi đôi giầy rơm

Phong cảnh đẹp trên đỉnh núi cao

Gió thổi cỏ lay đầy cừu bò

Cừu bò ăn cỏ bụng no nê

Tiểu Ca thấy vậy vười hả hê.

Ánh:

Sơn ca Hưng Quốc rất nổi tiếng tại Trung Quốc. Huyện Hưng Quốc nằm ở phía nam tỉnh Giang Tây, trong vùng có nhiều đồi núi, cây rừng xum xuê, thời xưa, người dân nơi đây thường là tiều phu hay tiều phu bán nông. Tương truyền, sơn ca Hưng Quốc bắt đầu có từ đời nhà Đường, và thịnh hành trong đời nhà Tống, ít nhất đã có hơn 1000 năm lịch sử.

Thành Trung:

Do hoàn cảnh địa lý và bối cảnh ngụ cư đặc thù, nhiều thế hệ người Khách Gia sống rất hạnh phúc tại nơi núi cao rừng sâu này, trong thời gian nhàn rỗi, họ thường bày tỏ tình cảm trong nỗi lòng mình bằng sơn ca. Sơn ca Hưng Quốc sử dụng phong cách dân gian độc đáo, hình thức linh hoạt, thủ pháp đa dạng, ngôn ngữ sinh động, giai điệu âm nhạc tươi đẹp, ảnh hưởng sâu xa. Năm 1996 được Bộ Văn hóa Trung Quốc chính thức gọi là "Quê hương của sơn ca".

Ánh:

Hưng Quốc cũng là chiếc nôi cách mạng của Trung Quốc. Tháng 1/1929, Mao Trạch Đông và Tướng Chu Đức dẫn quân đoàn Hồng quân tiến vào Cán Nam, Mân Tây, hai năm sau lại thành lập căn cứ địa cách mạng Trung ương. Qua thời gian, sơn ca Hưng Quốc đã trở thành vũ khí tuyên truyền mạnh mẽ trên chiến trường. Đã viết lên bản hùng ca huy hoàng "sơn ca tam soái".

Thành Trung:

Sau đây xin mời các bạn nghe ca khúc

"Hoa đỗ quyên"

của sơn ca Hưng Quốc. Đây là ca khúc trong bộ phim "Sao đỏ lấp lánh" năm 1974. Lời ca có đoạn:

Nửa đêm mong đợi trời sáng,

gió lạnh Tháng Chạp mong đợi gió Xuân,

như mong được Hồng quân đến,

trên núi nở ra hoa đỗ quyên.

Ánh:

Từ hàng nghìn năm nay, sơn ca chủ yếu dựa vào truyền miệng, lưu truyền từ đời này đến đời khác cho đến ngày nay. Nó ngắn gọn xúc tích, sắc thái địa phương cực kỳ nổi bật, hình thức nghệ thuật này được người dân tiếp nhận, phần lớn các ca sĩ hát sơn ca đều nổi lên từ địa phương, đều có đầu óc linh hoạt, xuất khẩu thành văn, hát đối hát đáp, hát nối hết sức náo nhiệt. Thật như ca từ bài sơn ca Hưng Quốc có đoạn: "khi hát sơn ca trong lòng vui như nở hoa, sơn ca có thể giải hàng vạn thuyền sầu, sơn ca có thể giải tỏa nỗi lòng...".

Sơn ca như dòng nước mùa Xuân

Thành Trung:

Tiếp sau đây xin mời các bạn nghe sơn ca Hưng Quốc:

"Hát một bài sơn ca qua đèo ngang",

đèo ngang là chỉ con đường ngoằn nghèo giữa hai ngọn núi. Lời ca có đoạn: hát một bài sơn ca qua đèo ngang, đường trên đèo ngang đang đợi ta đến, ôi đã đi qua nhiều con đường đá, em gái yêu có hiểu được anh đã rách bao đôi giày cỏ.

Ánh:

Vùng Di Độ ở tỉnh Vân Nam là sứ xở sơn ca nổi tiếng của Trung Quốc. Vào đời nhà Đường cách đây hơn ngàn năm, Di Độ thuộc vương quốc Nam Thiệu, hơn trăm ngàn các tướng sĩ, thương nhân và dân chăn nuôi ở vùng Trung nguyên di cư đến đây, không những đã mang lại kỹ thuật nông nghiệp và thương nghiệp cho vùng đất màu mỡ này, mà cũng truyền bá nền văn hóa sông Hoàng Hà cho mảnh đất đa tình này.

Thành Trung:

Đến đời nhà Minh, nhiều người ở vùng lưu vực sông Trường Giang không ngừng đến đây khai hoang lấy đất, thế là lại mang đến cho mảnh đất này nền văn hóa của lưu vực sông Trương Giang. Nền văn hóa của dân tộc Hán, dân tộc Di, dân tộc Hồi , dân tộc Bạch cùng đan xen thấm nhuần cho nhau, khiến mảnh đất này hình thành nền văn hóa dân tộc sáng ngời muôn hình vạn trạng.

Ánh:

Sơn ca Di Độ nổi tiếng có các bài "Dòng sông nhỏ", "Chị cả Mười", "Thêu Hà Bao", "Gió thổi mạnh làm cong ngọn cây", v.v ..

Thành Trung:

Tiếp theo xin mời các bạn thưởng thức bài sơn ca

"Dòng sông nhỏ",

do nghệ sĩ nổi tiếng Bành Lệ Viên trình bày:

Ánh:

Vầng trăng lên cao trăng sáng ngời

Nhớ người anh tôi ở phương xa

Anh như vầng trăng dạo trên trời

Dòng sông nhỏ nước chảy êm du.

Thành Trung:

Chị Ngọc Ánh ơi, ở Việt Nam cũng có nguồn dân ca Bắc - Trung - Nam rất phong phú. Vào phần cuối của chương trình, Thành Trung xin tặng chị và quý vị thính giả đang theo dõi chương trình một bài dân ca Việt Nam, chị nhé.

Ánh:

Ôi, Ngọc Ánh cũng đang định có yêu cầu như vậy đó. Nhân dân hai nước Trung - Việt đều yêu mến văn hóa truyền thống của nước mình. Người Trung Quốc cũng rất tâm đắc với ca khúc Việt Nam, nhất là dân ca Việt Nam. Do vậy mà nhiều thí sinh Trung Quốc của cuộc thi Tiếng hát Hữu nghị Trung - Việt diễn ra hằng năm rất thích chọn dân ca Việt Nam làm bài dự thi ca khúc ngoại ngữ của mình.

Thành Trung: Vậy thì sau đây xin mời chị và các bạn thưởng thức bài dân ca "Trống cơm" rất nổi tiếng và đi cùng năm tháng ở Việt Nam do nghệ sĩ nổi tiếng Kiều Hưng trình bày.
Comments 
In Channel
loading
00:00
00:00
x

0.5x

0.8x

1.0x

1.25x

1.5x

2.0x

3.0x

Sleep Timer

Off

End of Episode

5 Minutes

10 Minutes

15 Minutes

30 Minutes

45 Minutes

60 Minutes

120 Minutes

Sơn ca như dòng nước mùa Xuân

Sơn ca như dòng nước mùa Xuân

CRI