DiscoverVĂN NGHỆ CUỐI TUẦNNghệ sĩ gạo cội TQ Vương Côn: Để lại tiếng hát cho thế hệ mai sau
Nghệ sĩ gạo cội TQ Vương Côn: Để lại tiếng hát cho thế hệ mai sau

Nghệ sĩ gạo cội TQ Vương Côn: Để lại tiếng hát cho thế hệ mai sau

Update: 2024-10-10
Share

Description

Cách đây nửa tháng, đó là ngày 21 tháng 11, nghệ sĩ ưu tú, danh ca giọng nữ cao Trung Quốc Vương Côn đã qua đời do mắc bệnh tai biến mạch máu não, sau chín ngày đấu tranh với căn bệnh hiểm nghèo, vẫn không thể nạn qua bệnh khỏi, cuối cùng bà đã giã từ cõi đời, giã từ sự nghiệp âm nhạc dân tộc đã theo đuổi và cống hiến suốt đời.

Các bạn đang nghe bài dân ca Nam Ni Loan do Nghệ sĩ ưu tú Vương Côn trình bày lúc sinh thời ...

Nhắc đến nghệ sĩ nổi tiếng Trung Quốc Vương Côn, có lẽ nhiều bạn trẻ Việt Nam cảm thấy xa lạ, thế nhưng nhiều bài hát do nghệ sĩ thể hiện năm xưa, thì rất nhiều bạn đam mê âm nhạc đứng tuổi Việt Nam lại cảm thấy rất đỗi quen thuộc. Bà Vương Côn là giọng hát thế hệ đầu tiên của Nước Trung Hoa mới. Bà là người sắm vai Hỷ Nhi đầu tiên trong vở ca kịch "Bạch Mao Nữ" đi cùng năm tháng; Bà là người thể hiện bài "Nông Hữu Ca" trong vở ca múa nhạc kịch sử thi năm 1964 và những ca khúc nổi tiếng đi cùng năm tháng của Trung Quốc như

"Nam Ni Loan", "Thu Thu", "Đạo tình trở mình",..., được mệnh danh là một trong những nghệ sĩ gạo cội trong việc khai thác và đặt nền móng cho lối hát dân ca Trung Quốc. Năm 1982, bà Vương Côn đảm nhiệm chức Giám đốc Đoàn ca múa nhạc Đông Phương Trung Quốc.

Trong Chương trình Văn nghệ cuối tuần đêm nay, Ngọc Ánh xin giới thiệu để các bạn cũ gặp lại và các bạn mới làm quen với nghệ sĩ nổi tiếng Trung Quốc Vương Côn và một số ca khúc do bà thể hiện lúc sinh thời.

Tin rằng nhiều bạn thính giả và cư dân mạng đứng tuổi rất đỗi quen thuộc giai điệu bài hát này, đây là bài hát "Gió Bắc thổi" trích đoạn trong vở ca kịch "Bạch Mao Nữ" sáng tác vào năm 1945. Cốt truyện vở ca kịch "Bạch Mao Nữ" kể về tên địa chủ ác bá Hoàng Thế Nhân đã bức hại một điền nông tên là Dương Bạch Lao cho đến chết, hắn muốn ô nhục Hỷ Nhi cô con gái diệu xinh đẹp của ông Dương Bạch Lao, Hỷ Nhi buộc phải chốn vào rừng sâu núi thẳm lâu ngày biến thành "Bạch Mao Nữ". Về sau, Bát Lộ Quân đã tiến đến quê hương Hỷ Nhi, từ đó Hỷ Nhi mới lại có thể hướng về mặt trời. Chủ đề của vở ca kịch này là "Xã hội cũ có thể biến con người thành ma quỷ, xã hội mới biến ma quỷ trở lại thành người".

Khi sắm vai Hỷ Nhi trong vở ca kịch

"Bạch Mao Nữ",

diễn xuất tuyệt vời của nghệ sĩ Vương Côn đã làm cho Chủ tịch Mao Trạch Đông cũng phải cảm động, có khán giả đã trông thấy Người lấy khăn chấm nước mắt.

Vở ca múa nhạc kịch sử thi

"Đông Phương Hồng

" lần đầu tiên ra mắt trên sân khấu vào năm 1964, khi xem đến đoạn nghệ sĩ Vương Côn hát bài

"Nông Hữu Ca",

Chủ tịch Mao Trạch Đông đã khen rằng: "Rất có khí phách của người phụ nữ Cách mạng Hồ Nam đó". Sau khi hạ màn, Thủ tướng Chu Ân Lai đã bước đến bên nghệ sĩ Vương Côn khen rằng: "Chà, Vương Côn, 20 năm trước cô hát Bạch Mao Nữ, 20 năm sau cô hát Nông Hữu Ca, giỏi quá".

Sau đây, mời các bạn nghe bài Nông Hữu Ca, trích đoạn trong vở ca kịch cùng tên. Là một trong những người khai thác và đặt nền móng cho phong cách hát dân ca trong làng ca nhạc Trung Quốc, trên cơ sở hát dân ca, nghệ sĩ Vương Côn đã hấp thu sở trường phát âm của lối hát phương Tây, phát triển thành phong cách ca hát âm nhạc trong sáng, tình cảm đậm đà và xử lý chi tiết âm vận.

Năm 1925, nghệ sĩ Vương Côn sinh ra tại một thôn làng nhỏ bé hẻo lánh ở huyện Đường, tỉnh Hà Bắc, TQ. Năm 1937, Vương Côn 12 tuổi đã tham gia các hoạt động biểu diễn văn nghệ, cổ cũ tinh thần chống Nhật cho quân và dân Trung Quốc lúc bấy giờ bằng giọng hát trong sáng sục xôi của mình. 14 tuổi, Vương Côn được nhận vào Đoàn phục vụ Chiến địa Tây Bắc, trở thành giọng ca nhỏ tuổi nhất trong đoàn. Mùa xuân năm 1944, Vương Côn đã cùng với Đoàn phục vụ Chiến địa Tây Bắc đến khu căn cứ Cách mạng Diên An, rồi lại gia nhập Đoàn Công tác Lỗ Nghệ, vừa học văn hóa, vừa biểu diễn văn nghệ phục vụ quân đội.

Thực ra, con đường ca hát của Vương Côn không mấy thuận buồm xuôi gió. Năm 1954, Vương Côn đến với Học viện Âm nhạc Trung Ương, tập hát với các giọng ca nổi tiếng Liên Xô cũ. Chuyên gia Liên Xô từng muốn thay đổi phong cách "dân dã thôn quê nguyên sơ" của Vương Côn, khiến Vương Côn không khỏi băn khoăn giữa lối hát "nguyên sơ" và lối hát "phương Tây". Có một bận, Vương Côn hát thử cho Thủ tướng Chu Ân Lai nghe bài hát mình vừa tập bằng phương pháp mới, không ngờ Thủ tướng Chu Ân Lai đánh giá rằng: "Chẳng Tây mà cũng chẳng ra Trung gì cả".

Sau đó, Vương Côn suy ngẫm việc mình nên làm như thế nào để có thể với tiền đề vẫn giữ phong cách hát độc đáo của mình, lại vừa có thể hấp thụ ưu thế thanh nhạc Opera của phương Tây, lấy hơn bù kém, nâng cao trình độ biểu diễn ca hát của mình. Qua một thời gian khổ luyện, Vương Côn lại trình bày những ca khúc sở trường của mình, hai vợ chồng Thủ tướng Chu Ân Lai sau khi thưởng thức xong rất phấn khởi, liền cảm ơn tiếng hát Vương Côn như đưa họ trở lại với Diên An năm xưa. Sau đây, mời các bạn nghe ca khúc "Thu Thu" do nghệ sĩ nổi tiếng Vương Côn trình bày.

Nghệ sĩ Vương Côn không những là danh ca thế hệ đầu tiên của Trung Quốc, mà còn là Nhà giáo, Nhà quản lý rất tài năng. Năm 1982, bà Vương Côn đảm nhiệm chức Giám đốc Đoàn Ca múa nhạc Phương Đông Trung Quốc. Dưới sự dẫn dắt của bà, Đoàn Ca múa nhạc Phương Đông đã khôi phục rất nhiều các tiết mục hay nổi tiếng, đồng thời còn tuyển chọn nhiều diễn trẻ xuất sắc.

Lúc bấy giờ, âm nhạc thịnh hành còn vấp phải nhiều phê bình gay gắt, nhưng bà Vương Côn đã mở rộng cõi lòng của một nghệ sĩ gạo cội, bà đã ý thức được rằng thời đại mới đang mở ra trước mắt, đã ý thức văn hóa nghệ thuật phải là trăm hoa đua nở.

Bà Vương Côn đã mạnh dạn đưa ra lý luận về "ý thức khán giả", "ý thức thị trường" và "ý thức ngôi sao", bà còn nêu ra quan điểm, trong tình hình mới, không nên coi phong cách dân ca, phong cách hát giọng Bel canto và hát đại chúng đối lập với nhau, mà phải xem xét những ưu điểm của mỗi lối hát, kết hợp hài hòa giữa truyền thống với hiện đại.

Mỗi khi tuyển chọn học sinh chỉ xét đến tài năng của họ, chứ không câu nệ xuất thân và tuổi tác của học. Ngô Tĩnh, người đầu tiên hát bài "Tình Nữ Nhi" trong bộ phim "Tây Du Ký" bản năm 1986 là công nhân xếp chữ của một nhà máy in. Các nghệ sĩ nổi tiếng như Thành Phương Viên, Phí Tường,... từng làm rạng rỡ sân khấu Gala mừng Xuân Trung Quốc năm xưa chính là do bà Vương Côn đề cử với Nhóm đạo diễn chương trình.

Nghệ sĩ Thành Phương Viên nói: "Cô giáo Vương Côn như một gốc cây cao lớn xum xuê, che mưa chở nắng cho các học viên". Lúc bấy giờ rất nhiều giáo viên của trường phái học viện cũng như các nghệ sĩ lão thành còn chưa chấp nhận lối hát của, thì bà Vương Côn lại luôn động viên cô phải kiên trì đừng bỏ dở, phải hình thành phong cách của riêng mình.

Sau đây, mời các bạn nghe ca khúc "Biển cả, quê hương" do Thành Phương Viên thể hiện:

Bà Vương Côn đào tạo nhân tài không câu nệ một phong cách cố định, mà bà thường căn cứ theo điều kiện và sở trường của các học viên, rồi tìm kiếm con đường phát triển phù hợp với đặc điểm của họ. Bà thường chăm chú nghiên cứu từng nốt nhạc, từng câu từng chữ của ca khúc, không bỏ qua bất cứ âm vận và âm thanh nào. Bà Quách Dung, nghệ sĩ nổi tiếng, Giám đốc Đoàn Ca múa nhạc Phương Đông hiện nay đã nhớ về bà Vương Côn như sau: Năm đó tôi mới 13 tuổi, cô Vương Côn sau khi chăm chú nghe tôi hát xong, liên quyết định nhận ngay tôi làm học sinh của cô, thậm chí còn cho tôi tham gia biểu diễn vào ngay tối hôm đó, rồi còn giới thiệu tôi một cách rất long trọng. Đối với một thiếu niên lúc bấy giờ, tôi cảm thấy được động viên mạnh mẽ biết nhường nào.

Thông qua sự tìm kiếm, đào tạo bồi dưỡng, đặc biệt qua sự khơi gợi và hướng dẫn về mặt kỹ thuật âm nhạc của bà Vương Côn, mới xuất hiện các danh ca như Chai-tan-chô-ma, Viễn Chinh, Chu Minh Anh, Thành Phương Viên, Lý Linh Ngọc, Trịnh Tự Lam, Mậu Huyền Phổ, Quách Dung, Trình Lâm,.. lần lượt bước lên sân khấu của Đoàn Ca múa nhạc Phương Đông Trung Quốc. Phần lớn trong số họ đã trở thành những danh ca đi đầu trong làng âm nhạc thịnh hành được hoan nghênh tại Trung Quốc.

Dưới sự ủng hộ đắc lực của bà Vương Côn, năm 1985, Đoàn Ca múa nhạc Phương Đông đã xây dựng và cho ra mắt bản hợp xướng "Hãy để cho thế giới tràn ngập tình thương". Và cũng trong lần ra mắt này, Thôi Kiện, nghệ sĩ hát nhạc rock đầu tiên của Trung Quốc đã trình bày bài "Không có gì". Lúc bấy giờ, rất nhiều người có cái nhìn phiến diện đối với nhạc rock, nhưng bà Vương Công cho rằng: "Tôi nghe Thôi Kiện hát bài 'Không có gì' tựa như nghe tình ca vậy. Lời ca có câu 'Em vẫn yêu anh, anh không có gì mà em vẫn yêu anh', lời ca như vậy rất hay chứ sao". Bà Vương Côn nói: "Giai điệu bài hát này rất hay, rung động lòng người. Cho nên tôi đã cho Thôi Kiện trình bày bài hát này".

Anh từng hỏi mãi rằng


Bao giờ em đi theo anh


Nhưng em cứ cười anh không có gì


Bài hát "Không có gì" do Thôi Kiện trình bày đã mở ra con đường của nhạc rock Trung Quốc, chào
Comments 
loading
In Channel
loading
00:00
00:00
1.0x

0.5x

0.8x

1.0x

1.25x

1.5x

2.0x

3.0x

Sleep Timer

Off

End of Episode

5 Minutes

10 Minutes

15 Minutes

30 Minutes

45 Minutes

60 Minutes

120 Minutes

Nghệ sĩ gạo cội TQ Vương Côn: Để lại tiếng hát cho thế hệ mai sau

Nghệ sĩ gạo cội TQ Vương Côn: Để lại tiếng hát cho thế hệ mai sau

CRI