DiscoverVĂN NGHỆ CUỐI TUẦNNiềm đam mê đàn cổ Trung Quốc của một lưu học sinh Việt Nam
Niềm đam mê đàn cổ Trung Quốc của một lưu học sinh Việt Nam

Niềm đam mê đàn cổ Trung Quốc của một lưu học sinh Việt Nam

Update: 2024-07-03
Share

Description

Các bạn đang nghe là bản nhạc đàn cổ nổi tiếng Trung Quốc "Cao sơn Lưu thủy". Tương truyền cầm sư thời Xuân Thu Chiến Quốc Bá Nha gảy đàn ở núi non rừng thẳm, tiều phu Chung Tử Kỳ lại nghe hiểu được khúc nhạc này miêu tả cảnh "Nga nga hề nhược Thái Sơn...Dương dương hề nhược giang hà!", nghĩa là: Vời vợi như Thái Sơn, Mênh mông như sông chảy"! Bá Nha ngạc nhiên nói: "Người đúng là tri kỷ của tôi", sau khi Chung Tử Kỳ qua đời, Bá Nha thương xót mất tri âm, đập vỡ chiếc đàn, không bao giờ gảy đàn nữa, cho nên có bản nhạc "Cao sơn Lưu thủy".

Đây chính là câu chuyện nổi tiếng "Bá Nha đập đàn tạ tri âm". Ngày 20/8/1977, tàu vũ trụ Voyager 2 Mỹ đã mang bản nhạc kinh điển trong nghệ thuật đàn cổ Trung Quốc "Cao sơn Lưu thủy" lên vũ trụ, để tìm kiếm "tri âm" của loài người trên trái đất.

Tại Vũ Hán, thành phố miền trung Trung Quốc, có một điểm du lịch nổi tiếng: "Cổ Cầm Đài Hán Dương", tương truyền chính là nơi Bá Nha gảy đàn. Hai ngàn năm sau, Nguyễn Diên Tuấn, một lưu học sinh Việt Nam du học tại Vũ Hán cũng đam mê đàn cổ.

Nguyễn Diên Tuấn sinh ra và lớn lên trong một gia đình bình thường ở Việt Nam. Từ nhỏ Tuấn đã thích đọc sách cổ. Tuấn thường ngồi lỳ một chỗ vài tiếng đồng hồ chỉ vì muốn đọc cho hiểu một đoạn trong sách cổ. Lúc ấy, trên ti-vi thường chiếu những bộ phim lịch sử và võ hiệp Trung Quốc, Tuấn mê đến mức xem từ sáng đến tối. Có lúc Tuấn thấy xem TV chưa đã còn thuê băng video về nhà xem.

Gia Cát Lượng thần cơ diệu toán trong "Tam Quốc diễn nghĩa", Quách Tĩnh can đảm hiệp nghĩa trong "Thần điêu đại hiệp", thậm chí bộ phim "Anh hùng" của đạo diễn Trương Nghệ Mưu cũng khiến cậu thiếu niên Việt Nam này mê mẩn. Thỉnh thoảng, trong phim xuất hiện một vị cao thủ tuyệt đỉnh gảy đàn, hoặc các cao thủ đấu gảy đàn, những tuyệt kỹ võ công trong phim càng khiến Tuấn vô cùng cảm phục.

Sau đó, chính vì sự đam mê ấy, Nguyễn Diên Tuấn trước khi vào đại học đã đọc hết 4 bộ tiểu thuyết cổ điển nổi tiếng Trung Quốc, Sử ký Tư Mã Thiên và một số kinh điển Nho giáo. Khi thi đại học, Nguyễn Diễn Tuấn đã thi đỗ hai trường, một là trường kiến trúc, hai là trường sư phạm.

Đến ngày nhận giấy thông báo nhập học, bố Tuấn để cho bạn tự quyết định tương lai của mình và nói: "Chỉ cần con sau này không hối hận, bố mẹ sẽ ủng hộ quyết định của con". Đắn đo vài ngày, Tuấn đưa ra quyết định: bỏ trường đại học kiến trúc, chọn trường đại học sư phạm. Với lý do rất đơn giản, vì Tuấn muốn học tiếng Trung.

Sau khi tốt nghiệp đại học, Nguyễn Diên Tuấn xin được một việc làm phiên dịch cho một công ty ngoại thương. Năm 2005, để nâng cao tiếng Trung, Tuấn quyết định bỏ việc và đến Trung Quốc du học.

Được sự tiến cử của thầy cô dạy tiếng Trung của trường đại học, Nguyễn Diên Tuấn được trường Đại học Sư phạm Hoa Trung nhận vào học thạc sĩ chuyên ngành ngôn ngữ Hán ngữ hiện đại. Chàng trai Việt Nam này cũng không ngờ mình đã học ở trường Đại học Sư phạm Hoa Trung 7 năm.

Năm 2008, Nguyễn Diên Tuấn bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ Văn học cổ đại của trường này, bắt đầu nghiên cứu Hán ngữ cổ một cách toàn diện và hệ thống. Trong thời gian học Tiến sĩ, Tuấn nghe đề nghị của thầy cô trong trường đăng ký tham gia "Cuộc thi Trung văn sinh viên Thế giới Cầu Hán ngữ", trong đó thí sinh tham gia cuộc thi cần phải thể hiện tài năng của mình, tốt nhất là tài năng liên quan đến văn hóa Trung Quốc.

Những ký ức về phim lịch sử, võ hiệp thời thơ ấu lần lượt hiện lên trong tâm trí, các hiệp sĩ múa kiếm chân lướt nhanh như hành vân lưu thủy, những cảnh gảy đàn say lòng của các tuyệt thế giai nhân, v.v. "Đã không thể học kiếm thì học đàn vậy". Thế là Nguyễn Diên Tuấn tìm đến một sinh viên chuyên ngành đàn cổ Học viện Âm nhạc trường Đại học Sư phạm Hoa Trung, bắt đầu theo học đàn cổ.

Học đàn trước hết phải có đàn. Giá đàn cổ tương đối đắt, một chiếc đàn chất lượng tốt ít nhất phải hai, ba chục nghìn Nhân dân tệ, đối với Nguyễn Diên Tuấn vẫn là sinh viên mà nói, không khác gì con số "thiên văn". Là người tháo vát có thể tự mình làm mọi thứ, không chút do dự, Tuấn quyết định tự làm một chiếc đàn cổ. Tuấn lên mạng thu thập giáo trình dạy chế tác đàn cổ, tìm kiếm vật liệu và công cụ chế tác đàn cổ. Trong thời gian đó, Tuấn đã tham gia nhiều diễn đàn giao lưu kỹ thuật chế tác đàn cổ, đồng thời tìm được một cửa hàng bán vật liệu đàn cổ trên mạng taobao, thế nhưng chỉ riêng vật liệu và công cụ cũng phải mất 3000 Nhân dân tệ.

Túi tiền không cho phép, nhưng lại không muốn từ bỏ, Nguyễn Diên Tuấn nói với cửa hàng mạng rằng: "Tôi là người nước ngoài, tôi yêu đàn cổ, nhưng tôi không có tiền, có thể nhận hàng trước và trả tiền sau không?" Không ngờ chủ cửa hàng không những chấp nhận yêu cầu của Tuấn, mà còn tự bỏ tiền túi trả cước phí gửi vật liệu cho Tuấn.

Sau khi nhận được vật liệu, Tuấn liền bắt tay vào việc chế tác đàn cổ, Tuấn tra khảo sách cổ, tài liệu, học hỏi những bậc thầy chuyên nghiệp, bận rộn ngày đêm hơn nửa năm, cuối cùng chiếc đàn cổ cũng đã hoàn thành.

Do bị loại ngay từ vòng đầu, Nguyễn Diên Tuấn chưa thể mang chiếc đàn cổ này tham gia cuộc thi "Cầu Hán ngữ". Tuy Tuấn đã bán chiếc đàn cổ này cho người khác với giá 5000 Nhân dân tệ, nhưng từ đó Tuấn yêu và kết duyên với đàn cổ.

Các bạn thân mến, trước khi tiếp tục kể câu chuyện về Nguyễn Diên Tuấn chế tác đàn cổ, xin mời quý vị và các bạn thưởng thức danh khúc đàn cổ "Bình hồ thu nguyệt". "Bình hồ thu nguyệt" là một trong 10 cảnh quan của Tây Hồ Hàng Châu, lưng dựa vào núi Cô Sơn, trước mặt là Ngoại Tây Hồ, tầm nhìn thoáng đãng, là nơi ngắm trăng vô cùng lý tưởng.

Nguyễn Diên Tuấn nói: "Khi chế tác đàn cổ, công đoạn then chốt nhất là đục thân đàn, độ dày hoặc mỏng của thân đàn ảnh hưởng đến âm sắc của đàn cổ, do mật độ, độ ẩm của vật liệu khác nhau nên độ dày của âm sắc tốt nhất cũng khác nhau. Do vậy, cái khó trong việc chế tác đàn cổ là ở chỗ không thể đo trắc bằng máy móc, chỉ có thể dựa theo cảm giác mà thôi".

Từ chiếc đàn đầu tiên chế tác trong thời gian học tiến sĩ, Nguyễn Diên Tuấn đã chế tác hơn 200 chiếc đàn cổ. Tiếng tăm "người nước ngoài" và "tiến sĩ" khiến đàn cổ của Tuấn cung không đủ cầu. "Người muốn mua đàn đã xếp hàng rồng rắn, nhưng mỗi năm tôi chỉ làm 150 chiếc đàn thôi".

Nguyễn Diên Tuấn rất hài lòng với cuộc sống hiện tại, hàng ngày gảy đàn, chế tác đàn, đọc sách, lúc nhàn rỗi về trường cũ giới thiệu đàn cổ với học sinh, đến các nơi nghe các bậc thầy giảng dạy, nhưng Tuấn không nhận học trò, cũng không mở lớp dạy đàn, "Tôi muốn dành thời gian làm những việc mình thực sự thích".

Bạn Tuấn còn cho biết, chế tác đàn cổ không phải vì tiền, mà là "niềm đam mê", nếu đơn thuần vì tiền thì tôi có nhiều sự lựa chọn, chẳng hạn như làm về ngoại thương Trung-Việt, tôi rất hiểu thị trường Trung Quốc và thị trường Việt Nam.

Quý vị và các bạn thân mến, câu chuyện của lưu học sinh, tiến sĩ Việt Nam Nguyễn Diên Tuấn đến đây là hết, tiếp theo xin mời quý vị và các bạn thưởng thức danh khúc đàn cổ "Tiêu Tương Thủy Vân".

Quý vị và các bạn thân mến, chương trình Văn nghệ cuối tuần kỳ này tạm ngừng tại đây, cảm ơn quý vị và các bạn đã quan tâm theo dõi.

Một lần nữa xin chúc quý vị và các bạn năm mới Ất Mùi vui vẻ, vạn sự như ý.
Comments 
In Channel
loading
00:00
00:00
x

0.5x

0.8x

1.0x

1.25x

1.5x

2.0x

3.0x

Sleep Timer

Off

End of Episode

5 Minutes

10 Minutes

15 Minutes

30 Minutes

45 Minutes

60 Minutes

120 Minutes

Niềm đam mê đàn cổ Trung Quốc của một lưu học sinh Việt Nam

Niềm đam mê đàn cổ Trung Quốc của một lưu học sinh Việt Nam

CRI