Tản văn: Hương sầu
Update: 2024-09-25
Description
Tản văn: Hương sầu (Tác giả: Tam Mao)
Tam Mao là một người phụ nữ truyền kỳ, sinh năm 1943 tại thành phố Trùng Khánh, 15 tuổi Tam Mao theo cha mẹ đến định cư tại Đài Loan, 24 tuổi đi Tây Ban Nha du học, sau lại đi học tại Đức và Mỹ. Năm 1973, Tam Mao gả cho ông Jose người Tây Ban Nha ít hơn mình tám tuổi, rồi hai người đi định cư tại vùng sa mạc Sahara.
Mối tình lãng mạn giữa Tam Mao và Jose, cuộc sống truyền kỳ tại sa mạc, đã khơi gợi và phát huy tài năng sáng tác văn học của Tam Mao, năm thứ ba sau khi cưới, Tam Mao cho xuất bản tác phẩm đầu tay của mình có tên là "Câu chuyện Sahara", từ đó các tác phẩm khác của Tam Mao không ngừng ra mắt bạn đọc. Thế nhưng điều bất hạnh là, hai vợ chồng ăn ở với nhau đến năm thứ 6, thì Jose, người chồng Tây Ban Nha của Tam Mao qua đời do vụ bất trắc khi thao thác công trình dưới nước, Tam Mao đau khổ đến tuyệt vọng. Không bao lâu, Tam Mao trở về Đài Loan, sống bằng nghề dạy học. Năm 1991, tức là 12 năm sau khi Jose qua đời, Tam Mao tự vẫn xa lìa cõi đời, lên thiên đường tìm Jose, người chồng rất đỗi ân ái của mình.
Cái hồi tôi chuẩn bị đi nước ngoài, một đứa bạn gái nhét vào tay tôi ba chiếc chuông bò nhỏ bằng đồng buộc lại thành một túm. Vào thời buổi đó, chẳng mấy ai coi trọng những thứ quê mùa. Còn nhớ rằng, năm đó ở Đài Bắc cũng không bán có trang phục may sẵn. Muốn mặc áo mới thì chỉ có thể đi các hiệu may Tây. Cầm tấm vải, ngồi lên chiếc ghế con giở từng trang tạp chí Mỹ, ngắm ưng ý kiểu nào rồi, thì mời thợ theo đó mà may, ngay cả khuy áo, cũng phải tự ra phố mà mua về. Đó là thời buổi rất sính ngoại, cũng bởi vì, lúc bấy giờ vật chất của Đài Loan còn chưa phong phú. Khi tôi cầm chiếc ảnh chụp xiên chuông bò ở góc trên bên trái, liền hỏi đứa bạn gái rằng từ đâu mà có được xiên chuông bò này, thì nó nói rằng lấy từ dưới quê lên, nó bảo tôi mang theo xiên chuông bò ra nước ngoài. Tôi lắc lắc xiên chuông này, tiếng chuông không giòn vang cho lắm, như có cái gì hóc trong cổ họng vậy, hễ chạm vào, là chúng chỉ vang lên khục khịch vài tiếng là hết.
Coi xiên chuông bò này là nắm đất của quê hương, thì nó lại không có mùi thơm của đất, và cũng chẳng có chất đất màu mỡ gì cả, thế nhưng có thứ này còn hơn là không. Thế là tôi mang theo xiên chuông bò cất trong va ly rất nhiều năm, mà cũng chẳng đoái hoài gì đến nó cho lắm.
Mãi cho đến khi tôi tới sa mạc, ông xã phát hiện xiên chuông này, anh ấy liền cầm lên chơi rất lâu, tôi thấy anh ấy hình như rất thích tạo hình của chùm chuông này, liền xiên nó vào chùm chìa khóa của anh ấy, từ đó ba chiếc chuông bò nho nhỏ này luôn theo bên mình anh ấy.
Về sau, nhà tôi từng có chuông gió, chuông thanh tre, cũng đều chỉ treo một thời gian sau là lại lấy xuống. Nơi chúng tôi ở luôn có gió mạnh, những chiếc chông gió cứ kêu leng keng không ngừng, nghe mà cảm thấy ồn ào. Không bằng những nơi không có gió, thỉnh thoảng mà có gió thổi tới, tiếng chông vang lên những âm điệu rời rạc, đó là niềm vui thỉnh thoảng xuất hiện, đấy mới là cảm giác khác thường.
Về sau chúng tôi lại mua về từng xiên từng xiên chuông gió Tây Ban Nha, thế nhưng chúng phát ra âm thanh lại càng không hay, còn khó nghe hơn cả tiếng ho nữa, thế là chỉ có thể treo lên làm đồ trang trí, chứ không nghe âm thanh của chúng. Có một dạo chúng tôi đến sống tại Nigeria Tây Phi, những ngày sống trong điều kiện vật chất hết sức thiếu thốn, mà tinh thần cũng cực kỳ đau khổ, có thể nói là không tìm kiếm được bất cứ sức mạnh nào có thể khiến con người vui lên. Lúc bấy giờ, ông xã làm cả ngày lẫn đêm, vậy mà công ty vẫn cứ khất nợ không chịu trả lương, trông anh mà khiến tôi hết sức đau lòng, thương cho anh, ấy vậy mà ngược lại tôi lại cứ kiếm chuyện to tiếng cãi cọ với anh. Hồi đó, hai vợ chồng chúng tôi cãi nhau rồi lại làm hòa, hòa rồi lại cãi, cuối cùng thường cứ là cả hai ôm đầu mà khóc, không biết tiền đồ ở nơi nao, mà điều kiện kinh tế gia đình thì lại ngày một sa sút đi, cái công ty chết tiệt đáng xuống địa ngục kia thì cứ là đã ngốn tiền lương nhân viên thì thôi lại còn tịch thu luôn cả hộ chiếu nữa.
Câu chuyện này, tôi đã viết vào trong truyện vừa "Hoa tháng Năm", hình như tập trung vào trong cuốn sách "Cái đêm dịu dàng", thôi thì không lặp lại ở đây nữa. Trong tâm trạng chán chường như vậy, một hôm, ông xã về nhà, đưa cho tôi hai chiếc chuông trông như móng vuốt vậy. Tôi đang ngồi trong màn, giơ tay đỡ lấy hai chiếc chuông này, mà cũng chẳng nghĩ lắc lắc chúng, chỉ đờ người ra mà thôi.
Anh ấy nói với tôi rằng: "Em nghe tiếng chuông đi, vui tai lắm, em nghe này..." nói rồi, anh lắc nhẹ đôi chuông. Tiếng chuông vang lên thứ âm thanh nhè nhẹ, như một làn mưa phùn gió nhẹ thổi qua mảnh đất khô cằn nứt nẻ, dư âm nhỏ nhẹ từng âm một, cứ vờn quanh cõi lòng. Tiếng chuông nhỏ vừa dứt, anh lại lắc nhè nhẹ, đó là thứ âm thanh thần kỳ giòn vang mà tôi chưa từng nghe trong đời, nghe vậy, nghe vậy, rồi nỗi niềm uất ức đè nén trong lòng bấy lâu nay lúc này mới biến thành mặt hồ nước phẳng lặng, đã hòa tan bức tường chặn ngang chốn lồng ngực.
Chồng tôi đã đổi hai chiếc chuông nhỏ này bằng con dao chuôi xương bò từ tay một công nhân người Nigeria.
Anh ấy chẳng có gì cả, ngoài con dao luôn ở bên mình. Con dao đó là vật quý giá duy nhất của anh, vậy mà để mua vui cho vợ, anh đã đem đổi lấy đôi chuông nhỏ này. Đó là con dao rất tốt, đó là đôi chuông nhỏ huyền bí nhất trên đời.
Có một năm, tôi trở về Đài Loan dạy học, một em học sinh mang một đống chuông đồng để tôi chọn. Tôi vừa mỉm cười, vừa lắc thử hết chiếc này đến chiếc khác, cuối cùng chọn một chiếc chuông trông rất khá. Về sau, tôi xiên đôi chuông đồng Nigeria với chiếc chuông đồng Trung Quốc lại với nhau bằng sợi dây màu đỏ. Mỗi khi về nhà vào ban đêm, vừa mở hé cửa là chạm nhẹ vào chúng. Căn nhà của tôi, tuy lúc về nhà không ai bật đèn đóm ra chào đón, thế nhưng lại có âm thanh, mà thứ âm thanh này hát câu: "Anh vẫn đang yêu em".
Còn xiên chuông đồng được đứa bạn gái tặng tôi coi là vật để nhớ về quê hương, thì ngày nay có hàng lô hàng đống bán trong các cửa hàng thổ sản, cửa hàng quà tặng. Mà nỗi "hương sầu" của tôi, sau khi đã đi qua muôn núi ngàn sông, nhưng vẫn cảm thấy "hương sầu" như đến từ bốn phương tám hướng, cuộc bể dâu đó, phải chăng có thể hàn gắn bằng dải đất nằm ngay dưới chân, đây quả là một câu hỏi rất lớn.
Tam Mao là một người phụ nữ truyền kỳ, sinh năm 1943 tại thành phố Trùng Khánh, 15 tuổi Tam Mao theo cha mẹ đến định cư tại Đài Loan, 24 tuổi đi Tây Ban Nha du học, sau lại đi học tại Đức và Mỹ. Năm 1973, Tam Mao gả cho ông Jose người Tây Ban Nha ít hơn mình tám tuổi, rồi hai người đi định cư tại vùng sa mạc Sahara.
Mối tình lãng mạn giữa Tam Mao và Jose, cuộc sống truyền kỳ tại sa mạc, đã khơi gợi và phát huy tài năng sáng tác văn học của Tam Mao, năm thứ ba sau khi cưới, Tam Mao cho xuất bản tác phẩm đầu tay của mình có tên là "Câu chuyện Sahara", từ đó các tác phẩm khác của Tam Mao không ngừng ra mắt bạn đọc. Thế nhưng điều bất hạnh là, hai vợ chồng ăn ở với nhau đến năm thứ 6, thì Jose, người chồng Tây Ban Nha của Tam Mao qua đời do vụ bất trắc khi thao thác công trình dưới nước, Tam Mao đau khổ đến tuyệt vọng. Không bao lâu, Tam Mao trở về Đài Loan, sống bằng nghề dạy học. Năm 1991, tức là 12 năm sau khi Jose qua đời, Tam Mao tự vẫn xa lìa cõi đời, lên thiên đường tìm Jose, người chồng rất đỗi ân ái của mình.
Cái hồi tôi chuẩn bị đi nước ngoài, một đứa bạn gái nhét vào tay tôi ba chiếc chuông bò nhỏ bằng đồng buộc lại thành một túm. Vào thời buổi đó, chẳng mấy ai coi trọng những thứ quê mùa. Còn nhớ rằng, năm đó ở Đài Bắc cũng không bán có trang phục may sẵn. Muốn mặc áo mới thì chỉ có thể đi các hiệu may Tây. Cầm tấm vải, ngồi lên chiếc ghế con giở từng trang tạp chí Mỹ, ngắm ưng ý kiểu nào rồi, thì mời thợ theo đó mà may, ngay cả khuy áo, cũng phải tự ra phố mà mua về. Đó là thời buổi rất sính ngoại, cũng bởi vì, lúc bấy giờ vật chất của Đài Loan còn chưa phong phú. Khi tôi cầm chiếc ảnh chụp xiên chuông bò ở góc trên bên trái, liền hỏi đứa bạn gái rằng từ đâu mà có được xiên chuông bò này, thì nó nói rằng lấy từ dưới quê lên, nó bảo tôi mang theo xiên chuông bò ra nước ngoài. Tôi lắc lắc xiên chuông này, tiếng chuông không giòn vang cho lắm, như có cái gì hóc trong cổ họng vậy, hễ chạm vào, là chúng chỉ vang lên khục khịch vài tiếng là hết.
Coi xiên chuông bò này là nắm đất của quê hương, thì nó lại không có mùi thơm của đất, và cũng chẳng có chất đất màu mỡ gì cả, thế nhưng có thứ này còn hơn là không. Thế là tôi mang theo xiên chuông bò cất trong va ly rất nhiều năm, mà cũng chẳng đoái hoài gì đến nó cho lắm.
Mãi cho đến khi tôi tới sa mạc, ông xã phát hiện xiên chuông này, anh ấy liền cầm lên chơi rất lâu, tôi thấy anh ấy hình như rất thích tạo hình của chùm chuông này, liền xiên nó vào chùm chìa khóa của anh ấy, từ đó ba chiếc chuông bò nho nhỏ này luôn theo bên mình anh ấy.
Về sau, nhà tôi từng có chuông gió, chuông thanh tre, cũng đều chỉ treo một thời gian sau là lại lấy xuống. Nơi chúng tôi ở luôn có gió mạnh, những chiếc chông gió cứ kêu leng keng không ngừng, nghe mà cảm thấy ồn ào. Không bằng những nơi không có gió, thỉnh thoảng mà có gió thổi tới, tiếng chông vang lên những âm điệu rời rạc, đó là niềm vui thỉnh thoảng xuất hiện, đấy mới là cảm giác khác thường.
Về sau chúng tôi lại mua về từng xiên từng xiên chuông gió Tây Ban Nha, thế nhưng chúng phát ra âm thanh lại càng không hay, còn khó nghe hơn cả tiếng ho nữa, thế là chỉ có thể treo lên làm đồ trang trí, chứ không nghe âm thanh của chúng. Có một dạo chúng tôi đến sống tại Nigeria Tây Phi, những ngày sống trong điều kiện vật chất hết sức thiếu thốn, mà tinh thần cũng cực kỳ đau khổ, có thể nói là không tìm kiếm được bất cứ sức mạnh nào có thể khiến con người vui lên. Lúc bấy giờ, ông xã làm cả ngày lẫn đêm, vậy mà công ty vẫn cứ khất nợ không chịu trả lương, trông anh mà khiến tôi hết sức đau lòng, thương cho anh, ấy vậy mà ngược lại tôi lại cứ kiếm chuyện to tiếng cãi cọ với anh. Hồi đó, hai vợ chồng chúng tôi cãi nhau rồi lại làm hòa, hòa rồi lại cãi, cuối cùng thường cứ là cả hai ôm đầu mà khóc, không biết tiền đồ ở nơi nao, mà điều kiện kinh tế gia đình thì lại ngày một sa sút đi, cái công ty chết tiệt đáng xuống địa ngục kia thì cứ là đã ngốn tiền lương nhân viên thì thôi lại còn tịch thu luôn cả hộ chiếu nữa.
Câu chuyện này, tôi đã viết vào trong truyện vừa "Hoa tháng Năm", hình như tập trung vào trong cuốn sách "Cái đêm dịu dàng", thôi thì không lặp lại ở đây nữa. Trong tâm trạng chán chường như vậy, một hôm, ông xã về nhà, đưa cho tôi hai chiếc chuông trông như móng vuốt vậy. Tôi đang ngồi trong màn, giơ tay đỡ lấy hai chiếc chuông này, mà cũng chẳng nghĩ lắc lắc chúng, chỉ đờ người ra mà thôi.
Anh ấy nói với tôi rằng: "Em nghe tiếng chuông đi, vui tai lắm, em nghe này..." nói rồi, anh lắc nhẹ đôi chuông. Tiếng chuông vang lên thứ âm thanh nhè nhẹ, như một làn mưa phùn gió nhẹ thổi qua mảnh đất khô cằn nứt nẻ, dư âm nhỏ nhẹ từng âm một, cứ vờn quanh cõi lòng. Tiếng chuông nhỏ vừa dứt, anh lại lắc nhè nhẹ, đó là thứ âm thanh thần kỳ giòn vang mà tôi chưa từng nghe trong đời, nghe vậy, nghe vậy, rồi nỗi niềm uất ức đè nén trong lòng bấy lâu nay lúc này mới biến thành mặt hồ nước phẳng lặng, đã hòa tan bức tường chặn ngang chốn lồng ngực.
Chồng tôi đã đổi hai chiếc chuông nhỏ này bằng con dao chuôi xương bò từ tay một công nhân người Nigeria.
Anh ấy chẳng có gì cả, ngoài con dao luôn ở bên mình. Con dao đó là vật quý giá duy nhất của anh, vậy mà để mua vui cho vợ, anh đã đem đổi lấy đôi chuông nhỏ này. Đó là con dao rất tốt, đó là đôi chuông nhỏ huyền bí nhất trên đời.
Có một năm, tôi trở về Đài Loan dạy học, một em học sinh mang một đống chuông đồng để tôi chọn. Tôi vừa mỉm cười, vừa lắc thử hết chiếc này đến chiếc khác, cuối cùng chọn một chiếc chuông trông rất khá. Về sau, tôi xiên đôi chuông đồng Nigeria với chiếc chuông đồng Trung Quốc lại với nhau bằng sợi dây màu đỏ. Mỗi khi về nhà vào ban đêm, vừa mở hé cửa là chạm nhẹ vào chúng. Căn nhà của tôi, tuy lúc về nhà không ai bật đèn đóm ra chào đón, thế nhưng lại có âm thanh, mà thứ âm thanh này hát câu: "Anh vẫn đang yêu em".
Còn xiên chuông đồng được đứa bạn gái tặng tôi coi là vật để nhớ về quê hương, thì ngày nay có hàng lô hàng đống bán trong các cửa hàng thổ sản, cửa hàng quà tặng. Mà nỗi "hương sầu" của tôi, sau khi đã đi qua muôn núi ngàn sông, nhưng vẫn cảm thấy "hương sầu" như đến từ bốn phương tám hướng, cuộc bể dâu đó, phải chăng có thể hàn gắn bằng dải đất nằm ngay dưới chân, đây quả là một câu hỏi rất lớn.
Comments
Top Podcasts
The Best New Comedy Podcast Right Now – June 2024The Best News Podcast Right Now – June 2024The Best New Business Podcast Right Now – June 2024The Best New Sports Podcast Right Now – June 2024The Best New True Crime Podcast Right Now – June 2024The Best New Joe Rogan Experience Podcast Right Now – June 20The Best New Dan Bongino Show Podcast Right Now – June 20The Best New Mark Levin Podcast – June 2024
In Channel